Chi 3 tỷ đồng để… phá bỏ cây cầu nối 2 tỉnh dang dở hơn 20 năm
Công trình cầu nối giữa 2 tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông xây dựng dang dở rồi bỏ hoang 22 năm. Nay tỉnh Đắk Lắk phải chi khoảng 3 tỷ đồng để… phá bỏ.
Ngày 9/2, Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Đắk Lắk thông tin, UBND tỉnh thống nhất chủ trương bố trí kinh phí khoảng 3 tỷ đồng xử lý phá bỏ cầu Quảng Phú bắc qua sông Krông Nô, nối 2 tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông.
Hiện phía Sở đang rà soát, đề xuất phương án phối hợp với các ban, ngành liên quan xử lý cây cầu “treo” này.
Cây cầu mất hơn 6 tỷ đồng để xây dở dang; nay phải chi thêm 3 tỷ đồng để… phá bỏ (Ảnh: Uy Nguyễn).
Công trình cầu Quảng Phú được Bộ GTVT phê duyệt thiết kế kỹ thuật kết cấu nhịp cầu treo dây văng, với tiêu chuẩn kỹ thuật cầu treo dây văng nông thôn dài 140 m. Tháng 12/1998, UBND tỉnh Đắk Lắk phê duyệt dự án, giao Sở GTVT làm chủ đầu tư.
Video đang HOT
Quá trình thi công cây cầu đã phải 3 lần tạm dừng thi công do liên quan đến các dự án thủy điện. Năm 2004, UBND tỉnh Đắk Lắk quyết định dừng triển khai thi công cầu Quảng Phú, giao cho Sở GTVT kiểm kê, nghiệm thu khối lượng đã thi công, thực hiện các thủ tục thanh quyết toán theo quy định.
Thời điểm này, công trình đã xây dựng được 2 mố cầu, 4 trụ cầu, 4 dầm nhịp 18m… Tổng giá trị hoàn thành và được phê duyệt quyết toán khoảng 6,4 tỷ đồng.
Sở GTVT Đắk Lắk nhận định nếu tiếp tục xây dựng cây cầu này sẽ phải mất thêm khoảng 30 tỷ đồng (Ảnh: Uy Nguyễn).
Theo Sở GTVT Đắk Lắk, việc kết nối thông thương giữa 2 địa phương là xã Ea Rbin (huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk) và xã Đức Xuyên (huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông) hiện nay đã được giải quyết. Kết nối lưu thông giữa hai địa phương này đã có cầu treo dân sinh dài 130 m, tải trọng 0,5 tấn, đã được đưa vào khai thác sử dụng từ năm 2017.
Sở GTVT Đắk Lắk nhận định, cầu Quảng Phú với kết cấu công trình chưa được đầu tư hoàn chỉnh, chưa đưa vào khai thác, sử dụng. Bên cạnh đó, với thời gian hơn 20 năm chịu sự tác động của dòng chảy, thời tiết, địa chất khó lường, việc kiểm định, đánh giá chất lượng khó khăn và tốn nhiều kinh phí, khả năng tận dụng lại các hạng mục đã đầu tư không cao.
Đồng thời, việc tiếp tục đầu tư cầu Quảng Phú trong thời điểm hiện tại và tương lai là không cần thiết, quy mô đầu tư thấp, kinh phí đầu tư lớn (dự kiến khoảng 30 tỷ đồng), không có hiệu quả (chủ yếu phục vụ khoảng 100 hộ dân sinh sống tại xã Quảng Phú, huyện Krông Nô canh tác nông nghiệp trên địa phận huyện Lắk).
Cây cầu cũng không còn phù hợp với quy hoạch chung xây dựng, quy hoạch tổng thể kinh tế – xã hội của huyện Lắk (Đắk Lắk) và huyện Krông Nô (Đắk Nông).
Sau khi tổng hợp ý kiến của các sở, ngành chức năng liên quan, UBND tỉnh Đắk Lắk thống nhất chủ trương bố trí kinh phí 3 tỷ đồng để tháo dỡ cầu Quảng Phú qua sông Krông Nô và bàn giao UBND huyện Lắk quản lý.
Sẽ có nghị quyết mới về "tam nông"
Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng cho biết đến thời điểm này đã chín muồi để tổng kết và ban hành một nghị quyết mới của Ban Chấp hành Trung ương về nông nghiệp, nông dân, nông thôn
Ngày 19-1, Ban Chỉ đạo Trung ương tổng kết Nghị quyết 26 (Ban Chỉ đạo) và Văn phòng Trung ương Đảng đã tổ chức Hội nghị Góp ý kiến báo cáo tổng kết thực hiện Nghị quyết 26 của Ban Chấp hành Trung ương (khóa X) về nông nghiệp, nông dân và nông thôn (Nghị quyết 26).
Thay mặt Ban Chỉ đạo, trình bày báo cáo tổng kết Nghị quyết 26, Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Duy Hưng cho biết Ban Chỉ đạo kiến nghị Bộ Chính trị xem xét, trình Ban Chấp hành Trung ương ban hành Nghị quyết mới với tên gọi theo 2 phương án. Phương án 1: Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XIII) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045; Phương án 2: Nghị quyết hội nghị lần thứ năm của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về nông nghiệp sinh thái, nông dân văn minh, nông thôn hiện đại.
Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng phát biểu tại hội nghị. Ảnh: THÀNH TRUNG
Tại hội nghị, đại diện các bộ, ngành đồng tình việc cần có Nghị quyết mới về nông nghiệp, nông dân, nông thôn phù hợp tình hình mới. Ông Phạm Minh Tấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk, kiến nghị cần đầu tư nhiều hơn, có đủ nguồn lực tín dụng. Còn ông Hồ Thanh Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Đồng Nai, đề nghị cần có chiến lược phát triển cây trồng, vật nuôi trong tương lai, đồng thời bổ sung giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nông sản, đa dạng sản phẩm, mở rộng thị trường bền vững, giải bài toán "được mùa, mất giá" cho nông dân...
Giải đáp đề xuất của lãnh đạo các tỉnh, Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho biết thời gian tới, ngành ngân hàng tiếp tục hướng dòng vốn vào nông nghiệp, nông thôn, duy trì tỉ lệ khoảng 25%-30% tổng dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế. Tín dụng tập trung vào nông nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao, phát triển kinh tế trang trại, hợp tác xã, những sản xuất quy mô lớn - ông Tú cam kết.
Kết luận hội nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng cho biết đến thời điểm này đã chín muồi để tổng kết và ban hành một nghị quyết mới của Ban Chấp hành Trung ương về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Ông Võ Văn Thưởng lưu ý nguyên tắc nghị quyết mới phải tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn trên cơ sở cái gì đã làm tốt thì tiếp tục phát huy. Đồng thời, giải pháp để giải quyết các vấn đề mới, khắc phục tối đa các hạn chế yếu kém. Đặc biệt là thể chế về đất đai để phục vụ cho phát triển nông nghiệp. "Người nông dân an tâm và có thể làm giàu trên đất mà nhà nước đã giao hoặc tạo điều kiện thực hiện điều mà bấy lâu nay chúng ta vẫn mơ ước là ly nông nhưng không ly hương. Thu hút được đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, nông sản Việt Nam phải được mong chờ đặt hàng chứ không phải chờ đợi để giải cứu" - Thường trực Ban Bí thư nhấn mạnh.
Thường trực Ban Bí thư yêu cầu Ban Chỉ đạo tiếp thu chắt lọc kỹ lưỡng các ý kiến đóng góp cho dự thảo nghị quyết để phấn đấu đến tháng 3-2022 trình Bộ Chính trị cho ý kiến và tiếp tục hoàn thiện đến tháng 5 trình Ban Chấp hành Trung ương. Sau khi Ban Chấp hành Trung ương thông qua thì văn bản hóa ngay và triển khai cụ thể.
Không để tình trạng doanh nghiệp thiếu, nông dân thừa nông sản Sáng 25/9, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức diễn đàn trực tuyến Kết nối tiêu thụ nông sản, sản phẩm OCOP khu vực Tây Nguyên năm 2021 - Diễn đàn nông sản 970 phiên thứ 4. Sản phẩm OCOP 3 sao Măng giòn Vân Long của hộ kinh doanh Hồ Thị Vân ở thôn Kop, xã Kon Gang, huyện...