Chỉ 1/5 doanh nghiệp nhà nước thực hiện nghĩa vụ lên sàn chứng khoán sau cổ phần hóa
“Tỷ lệ thực hiện nghĩa vụ đăng ký niêm yết/đăng ký giao dịch của các doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa chưa cao (152/747 doanh nghiệp, chiếm 20,3%). Đề nghị Ủy ban Chứng khoán đôn đốc để thúc đẩy việc niêm yết, đăng ký giao dịch Upcom và xem xét xử lý vi phạm nếu có”, Bộ Tài chính cho biết.
Chỉ 1/5 doanh nghiệp nhà nước thực hiện nghĩa vụ lên sàn chứng khoán sau cổ phần hóa
Bộ Tài chính vừa cập nhật tình hình bán đấu giá cổ phần qua sàn chứng khoán, tình hình đăng ký, giao dịch niêm yết trên thị trường chứng khoán.
Theo báo cáo, số lượng các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) cổ phần hóa và thoái vốn thực hiện bán đấu giá cổ phần qua hai sở giao dịch chứng khoán 9 tháng đầu năm 2018 là 46 doanh nghiệp (bằng 59% so với năm 2017) với tổng giá trị tiền thu được là 27.400 tỷ đồng (tổng số cổ phần bán được là 1,5 tỷ cổ phần). Tỷ lệ thành công bình quân đạt 52% (trong đó có 34/46 phiên có tỷ lệ thành công đạt 100%).
Bên cạnh đó, một số đợt đấu giá còn chưa thu hút được sự tham gia của các nhà đầu tư dẫn đến tỷ lệ cổ phần bán thành công còn ở mức thấp (chưa đến 3%) như đợt bán đấu giá cổ phần của Tổng công ty Đầu tư và Phát triển Công nghiệp (bán tiếp), Tổng công ty Phát điện 3.
Video đang HOT
Về tình hình đăng ký, giao dịch niêm yết trên thị trường chứng khoán, ngày 15/8/2017, Bộ Tài chính đã công khai danh sách 747 doanh nghiệp cổ phần hóa chưa đăng ký giao dịch niêm yết trên thị trường chứng khoán.
Theo báo cáo của Ủy ban chứng khoán Nhà nước tại công văn số 6057/UBCK-QLCB ngày 12/9/2018, tính hết hết 12/9/2018, đã có 231 doanh nghiệp (31% DNNN cổ phần hóa chưa niêm yết/đăng ký giao dịch) đã đăng ký công ty đại chúng với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (bao gồm 152 doanh nghiệp đã niêm yết và đăng ký giao dịch, 56 doanh nghiệp chưa niêm yết/ĐKGD và 23 doanh nghiệp đã hủy đăng ký công ty đại chúng).
“Như vậy, tỷ lệ thực hiện nghĩa vụ đăng ký niêm yết/đăng ký giao dịch của các DNNN sau cổ phần hóa chưa cao (152/747 doanh nghiệp, chiếm 20,3%). Đề nghị Ủy ban chứng khoán đôn đốc để thúc đẩy việc niêm yết, đăng ký giao dịch Upcom và xem xét xử lý vi phạm nếu có”, Bộ Tài chính cho biết trong báo cáo.
Về việc bàn giao các doanh nghiệp có vốn nhà nước góp về SCIC, theo Quyết định số 1232/QĐ-TTg ngày 17/8/2017 của Thủ tướng Chính phủ thì danh mục doanh nghiệp thực hiện chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu về SCIC giai đoạn từ 2017 – 2020 là 62 doanh nghiệp.
Trong 09 tháng đầu năm 2018, SCIC đã tiếp nhận được 6 doanh nghiệp với tổng giá trị vốn nhà nước tiếp nhận là 138 tỷ đồng. Ngoài ra, SCIC còn tiếp nhận 4 doanh nghiệp ngoài danh sách tại Quyết định số 1232/QĐ-TTg, trong đó có 3 doanh nghiệp trong kế hoạch tiếp nhận vốn của SCIC, 1 doanh nghiệp ngoài kế hoạch tiếp nhận vốn (Công ty cổ phần Quản lý và xây dựng đường bộ Quảng Nam – Đà Nẵng) với tổng giá trị vốn nhà nước tiếp nhận là 802 tỷ đồng.
Thanh Long
Theo vietnamfinance.vn
Tên tuổi 'huyền thoại thời bao cấp' ngập trong thua lỗ
Bộ Tài chính vừa ban hành kết luận thanh tra tài chính tại Tổng công ty Cơ khí xây dựng (Coma). Coma từng được biết tới là tổng công ty hàng đầu trong sản xuất thiết bị cơ khí xây dựng, thi công xây lắp các công trình công nghiệp và cũng là chủ sở hữu của thương hiệu khóa Minh Khai lừng lẫy một thời.
Kết luận thanh tài chính cho thấy, Coma và 8 công ty con đang sở hữu khối tài sản trên 1.200 tỷ đồng. Trước đó, vào năm 2015, Bộ Xây dựng đã ký quyết định 716 phê duyệt giá trị thực của Coma để cổ phần hóa là 1.689 tỷ đồng, trong đó phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp 239,7 tỷ đồng.
Qua thanh tra tại Tổng công ty Coma và 8 công ty con, Thanh tra bộ Tài chính phát hiện có 5/8 công ty con không bảo toàn được vốn nhà nước, có dấu hiệu mất an toàn tài chính doanh nghiệp. Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2017 của Tổng công ty Coma ghi nhận công ty mẹ, và 5 công ty con trực thuộc kinh doanh thua lỗ, có lỗ lũy kế lớn, không bảo toàn và phát triển vốn nhà nước.
Dù cổ phần hóa cả chục năm nay, khóa Minh Khai vẫn lẹt đẹt.
Trong đó, công ty mẹ Coma lỗ luỹ kế 51,5 tỷ đồng; các công ty con - Coma 27 lỗ 14,3 tỷ đồng, công ty CP cơ khí xây dựng và lắp máy điện nước lỗ 49,6 tỷ đồng, công ty Decoimex lỗ 9,6 tỷ đồng. Ngoài ra, công ty CP khóa Minh Khai - "huyền thoại" và là niềm tự hào của thời bao cấp - cũng lỗ 4,8 tỷ đồng.
Nợ phải trả của Tổng công ty Coma được xác định tại thời điểm cuối năm 2017 là khoảng 1.267 tỷ đồng, gồm nợ phải trả trong hạn 1.052 tỷ đồng, nợ phải trả quá hạn khoảng 214 tỷ đồng. Bên cạnh đó, nợ phải trả chưa đối chiếu của Coma khoảng 437,3 tỷ đồng.
Theo Thanh tra Bộ Tài chính, hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu của tổng công ty Coma là 2,95 lần, công ty Decoinmex 56,4 lần, Coma 27 là 11,25 lần, Coma 17 là 5,62 lần,...
Thanh tra Bộ Tài chính cho rằng: Riêng Công ty mẹ -Tổng công ty Coma mặc dù có hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu chưa vượt quá 3 lần, nhưng nhiều khoản nợ phải thu hiện nay đã quá hạn, có một số khoản khó thu hồi, có khả năng mất vốn nhà nước, dẫn đến mất cân đối và mất khả năng trả nợ, khả năng nộp thuế, và các khoản nộp ngân sách khác.
Dù mắc nợ nhiều, nhưng COMA cũng đang bị chây ì hàng trăm tỷ đồng tiền đối tác nợ "gia đình" COMA, khó thu hồi. 8/8 DN được thanh tra có nợ phải thu quá hạn thanh toán tại thời điểm hết 2017 là 344 tỷ đồng. Trong đó nợ kéo dài trên 3 năm khó có khả năng thu hồi lên đến hơn 226 tỷ đồng.
Thanh tra Bộ Tài chính đề nghị lãnh đạo tổng công ty Coma xác định rõ trách nhiệm, và xử lý đúng quy định pháp luật đối với các tập thể, cá nhân để xảy ra các tồn tại, hạn chế, khuyết điểm.
Lương Bằng
Theo vietnamnet.vn
'Hô biến' của công thành của 'ông': Đất vàng bị thâu tóm Xử lý đất đai và xác định giá trị quyền sử dụng đất trong giá trị doanh nghiệp nhà nước ( DNNN) trong cổ phần hóa (CPH) thời gian qua còn nhiều lỗ hổng khiến hàng loạt khu đất vàng tại Hà Nội bị thâu tóm với giá rẻ. Câu chuyện CPH Hãng Phim truyện Việt Nam sau khi có kết luận thanh...