Chỉ 1 phút bất cẩn khi tắm cho con, tinh hoàn của cậu bé 2 tuổi bị mắc kẹt khiến ai nấy cũng phải thót tim
Trong lúc đang tắm bồn, chiếc nắp lỗ thoát nước bật mở và vô tình hút tinh hoàn của cậu bé đang ngồi bên trong khiến cậu bé bị mắc kẹt hàng giờ liền.
Khi con đã lớn một chút, những chiếc chậu không còn vừa với bé nữa. Lúc này chiếc bồn tắm sẽ trở nên hiệu quả và khiến bé thích thú hơn. Tuy nhiên, việc cho bé tắm trong bồn tắm lớn có lẽ là viễn cảnh đáng sợ cho cả mẹ và bé vì mẹ chưa lường hết được những nguy cơ bé vẫn có thể gặp phải.
Phòng tắm cũng có thể trở thành nơi gây nguy hiểm cho trẻ nếu bố mẹ không cẩn thận, sát sao (Ảnh minh họa)
Ngoài những tai nạn có thể xảy ra khi tắm như trơn trượt, té ngã, đuối nước thì một tai nạn hi hữu khác đã xảy ra và cần được đề phòng sát sao hơn khi cho bé tắm bồn. Tai nạn xảy ra với hai bé sinh đôi 2 tuổi (Úc) vào năm 2018. Theo lời kể của người dì giúp trông nom hai bé thì trong lúc đang tắm cùng nhau trong bồn dành cho trẻ nhỏ, nút xả nước đã bật ra và tinh hoàn của cậu bé bất ngờ bị hút chặt, mắc kẹt trong lỗ xả nước.
Cậu bé đã vô cùng hốt hoảng và khóc lóc, người dì vội vàng tìm đủ mọi cách để rút tinh hoàn của bé ra. Rất may sau đó nhờ sự co rút của tinh hoàn và nước ấm trong bồn đã giúp cậu bé thoát ra. Cậu bé ngay lập tức được đưa đến Bệnh viện Wyong để kiểm tra sức khỏe sau tai nạn hi hữu bất ngờ này, thật may mọi thứ đều ổn.
Nút xả nước đã bật ra và tinh hoàn của cậu bé bất ngờ bị hút chặt, mắc kẹt trong lỗ xả nước (Ảnh minh họa).
Đây cũng là bài học cảnh giác cho các ông bố bà mẹ khi tắm cho con bởi tai nạn có thể xảy ra mà chúng ta không thể lường hết trước được. Tiến sĩ Thomas Phelps, một bác sĩ nhi khoa tại trung tâm y tế Cleveland Clinic Children’s (Mỹ) cho biết: “Để đảm bảo cho thời gian tắm của con thực sự an toàn, cha mẹ cần phải chuẩn bị cho giờ tắm của con thật chu đáo. Sự tham gia của cha mẹ sẽ là chìa khóa cho sự an toàn của trẻ, ngược lại sự phân tâm sẽ gây ra nhiều nguy hiểm”.
Dưới đây là một số nguy cơ dễ gây nguy hiểm cho trẻ trong lúc tắm:
Video đang HOT
- Nấm mốc trong đồ chơi: Trẻ rất thích thả đồ chơi như vịt cao su vào trong bồn tắm. Tuy nhiên những chú vịt này tiềm ẩn nấm mốc, bụi bẩn do có khoảng trống và các kẽ bên trong . Nấm mốc trong đồ chơi sẽ gây bệnh cho trẻ nếu không được vệ sinh sấy khô và bảo quản đúng cách.
Một bà mẹ lên mạng cảnh báo về nấm mốc lâu ngày trong món đồ chơi bồn tắm của con.
- Ghế tắm: Những chiếc ghế tắm giúp trẻ ngồi thẳng trong bồn tắm người lớn nhưng lại khiến trẻ rất dễ bị ngã, rơi vào trong bồn tắm và đuối nước.
- Vật sắc nhọn: Chú ý vòi tắm, rìa cạnh bồn có thể sắc nhọn và khiến bé bị thương.
- Trơn trượt: Uỷ ban An toàn Sản phẩm người tiêu dùng Mỹ khuyến cáo rằng bồn tắm bằng nhựa cứng có dốc, cấu tạo bề mặt đặc biệt hoặc đai để giữ trẻ không bị trượt. Tuy nhiên bồn tắm rất dễ trơn trượt trong khi bé chưa biết cách kiểm soát bước đi cũng như tư thế nên nguy cơ ngã do trơn trượt rất cao.
- Đồ chơi khi tắm: Tắm trong bồn nước vốn đã đủ thú vị với trẻ nhỏ rồi. Tuy nhiên, khi con lớn hơn thì những món đồ chơi như vịt cao su, bóng… có thể khiến mẹ vướng víu khi tắm cho trẻ.
Thu Phương
Tưởng đồ chơi nhà tắm sạch, ai ngờ bên trong nó lại chứa khoảng 20 triệu tế bào vi khuẩn và nấm mốc
Theo các nhà nghiên cứu, đồ chơi nhà tắm là nơi tích tụ nhiều vi khuẩn và nấm mốc có khả năng gây bệnh
Hầu như trẻ nào cũng có đồ chơi nhà tắm, không nhiều thì ít. Đó có thể là một vài quả bóng, một hai chú vịt, hươu cao cổ... Đây là món đồ chơi mà con sẽ chơi trong khi tắm. Thường thì các bố mẹ nghĩ rằng đồ chơi tắm thì sạch hơn so với các loại đồ chơi khác vì ngày nào nó cũng được "tắm" trong nước, nên khi làm vệ sinh đồ chơi, nhiều bố mẹ bỏ qua các món đồ chơi nhỏ này.
Tuy nhiên, ông Frederik Hammes, một nhà vi trùng học tại Viện Khoa học và Công nghệ Thủy sản Liên bang Thụy Sĩ, cho biết đồ chơi tắm lại là nơi tích tụ vi khuẩn có khả năng gây bệnh, vì môi trường bên trong đồ chơi ấm áp và ẩm ướt rất thích hợp cho vi khuẩn và nấm mốc phát triển.
Đồ chơi tắm lại là nơi tích tụ vi khuẩn có khả năng gây bệnh (Ảnh minh họa).
Cụ thể là các nhà nghiên cứu đã lấy 19 mẫu đồ chơi trong phòng tắm đã qua sử dụng của các gia đình ở Thụy Sĩ. Họ cắt đôi các đồ chơi ra để kiểm tra. Kết quả cho thấy có khoảng 20 triệu tế bào vi khuẩn và nấm mốc nằm bên trong đồ chơi tắm. Tính ra trung bình là có 9,5 triệu tế bào vi khuẩn và nấm trên 1 cm vuông. "Phần lớn những vi khuẩn này là sinh vật Pseudomonas aeruginosa có khả năng gây bệnh cho những người có hệ miễn dịch yếu", ông Frederik nói.
Ngoài ra, một nghiên cứu của Trợ lý Giáo sư Michael David - công tác tại Khoa Truyền nhiễm Trường Đại học Pennsylvania (Mỹ) cũng cho kết quả tương tự như của ông Frederik.
"Các bào tử nấm mốc luôn trôi nổi trong không khí và chỉ cần gặp điều kiện thích hợp là sẽ phát triển rất nhanh. Đồ chơi tắm luôn có các lỗ nhỏ để nước có thể ra vào, trong khi phòng tắm thường kín gió nên đây là địa điểm lý tưởng để nấm mốc sinh sôi nảy nở", ông Michael cho biết.
Vậy làm thế nào để đảm bảo đồ chơi tắm của trẻ được sạch sẽ?
Đun sôi đồ chơi, ngâm đồ chơi trong nước pha với giấm hoặc chanh là những cách cha mẹ nên sử dụng để vệ sinh đồ chơi tắm cho con (Ảnh minh họa).
Theo ông Michael, mặc dù các loại nấm mốc phát triển trên vật dụng trong nhà rất hiếm khi gây bệnh, vì hầu hết trẻ em đều có hệ miễn dịch khỏe mạnh, có thể chống lại các loại vi khuẩn và nấm mốc, nhưng trong trường hợp trẻ có hệ miễn dịch yếu thì các loại vi khuẩn, nấm mốc này sẽ tấn công gây ra các bệnh như nhiễm trùng phổi, xoang mãn tính,...
Do đó, cha mẹ nên quan tâm đến việc vệ sinh đồ chơi tắm cho con bằng những cách sau:
- Vắt kiệt nước và phơi khô đồ chơi
Cha mẹ nên vắt hết nước trong đồ chơi tắm của con, và phơi cho nó khô hoàn toàn, tốt nhất là phơi ở ngoài trời. Nếu trong quá trình vắt nước mà cha mẹ thấy nước chảy ra có màu đen thì bạn nên vứt món đồ đó đi và mua một món mới.
Hãy làm điều này sau mỗi lần trẻ tắm xong. Nếu đồ chơi có thể tách đôi ra được, cha mẹ nên tách chúng ra và chà sạch nó bên trong lẫn bên ngoài bằng bàn chải đánh răng cũ với xà phòng và nước.
- Ngâm đồ chơi tắm trong dung dịch giấm hoặc chanh
Ngâm đồ chơi tắm trong chậu nước pha với dấm trắng/chanh từ 10 đến 20 phút cũng là cách để tránh nấm mốc và vi khuẩn phát triển. Vì các axit có trong chanh hoặc giấm hoạt động như một chất khử trùng tự nhiên, đồng thời, đây cũng là một giải pháp khử trùng hiệu quả không gây hại cho trẻ.
- Đun sôi đồ chơi trong 10 phút
Có một cách khử trùng nữa là cha mẹ cho đồ chơi vào nồi đun sôi ít nhất 10 phút. Đây là phương pháp được các nhà nghiên cứu khuyên cha mẹ nên ưu tiên sử dụng. Sau khi đun sôi, cha mẹ nên chà sạch và lau khô chúng.
- Bịt kín các lỗ hở trên đồ chơi
Ngoài ra, ông Michael cũng gợi ý các cha mẹ có thể bịt kín các lỗ hở trên đồ chơi tắm để ngăn chặn nước, vi khuẩn, nấm mốc vào được bên trong. Tuy rằng làm như thế này cha mẹ không phải lo lắng gì nữa nhưng bạn vẫn phải cọ rửa đồ chơi và phơi chúng khô hoàn toàn.
HỒNG HẠNH
Chàng trai 22 tuổi bất ngờ được chẩn đoán bị ung thư tinh hoàn di căn phổi Đi khám vì sưng, đau chỗ vùng bìu phải, anh N.D.T (22 tuổi, Sơn Dương, Tuyên Quang) không ngờ mình lại mắc ung thư tinh hoàn, di căn hai bên phổi. Anh T cho biết, 4 năm trước anh đã thấy sưng ở vùng bìu phải, đau nhẹ nhưng ngại đi khám. Gần đây anh thấy có dấu hiệu đau nhiều, sưng to...