Chết vì ong chích vào lưỡi khi đang ăn bánh bên hồ
Một người đàn ông Pháp đã tử vong chỉ vài phút sau khi bị một con ong bắp cày chích vào lưỡi trong kỳ nghỉ cùng gia đình.
Ong là loài có mặt trên toàn thế giới, phân ra nhiều loài với các tập tính sinh hoạt khác nhau. Đa số loài ong đều có thể đốt, chích con người khi bị phá tổ hoặc xâm chiếm môi trường sống – Ảnh: GETTY
Tờ News Week dẫn lại nhật báo địa phương Le Dauphiné Libéré cho biết sự việc xảy ra hôm 4-8, khi một người đàn ông 52 tuổi được giấu tên, đến từ tây bắc nước Pháp đang dành kỳ nghỉ với vợ con dãy núi Alps, miền đông nam nước Pháp.
Khi cả nhà đang đi dạo bên hồ, ông vừa bước đi vừa ăn bánh thì bất ngờ bị một con ong bắp cày từ đâu bay vọt vào miệng. Khi ông này chưa kịp đẩy con ong ra thì đã bị nó chích vào lưỡi.
Vết đốt khiến người đàn ông này sưng lưỡi ngay lập tức. Sau đó, ông bắt đầu ngạt thở và cuối cùng ngã xuống bất tỉnh.
Lực lượng y tế phản ứng nhanh đã cố gắng cứu nhưng ông chết trước khi được đưa đến bệnh viện.
Các nhà nghiên cứu cho biết, trong phần lớn các trường hợp, vết đốt của ong nói chung và ong bắp cày đều thuộc một bộ côn trùng được gọi là Hymenoptera – không nguy hiểm đến tính mạng. Mức độ gây đau của vết chích tùy thuộc vào loài.
Video đang HOT
Trên thực tế, một người trưởng thành trung bình có thể chịu được nhiều vết ong đốt, nhưng đó là khi đốt ở chân hoặc tay.
Vết đốt vào lưỡi hoặc hầu – một ống nối khoang miệng và mũi với thanh quản và thực quản – có thể đặc biệt nguy hiểm. Điều này là do vết đốt ở những khu vực này có thể dẫn đến sưng tấy nhanh chóng màng nhầy – một lớp tế bào bao quanh các cơ quan cơ thể và các lỗ thông của cơ thể – gây ngạt thở.
Một số người bị dị ứng với vết đốt của côn trùng cũng có nguy cơ đặc biệt cao.
Nếu bị đốt, một số người có thể bị các phản ứng dị ứng đe dọa tính mạng, các triệu chứng bao gồm khó thở, sưng mặt, cổ họng hoặc miệng, mạch nhanh và tụt huyết áp. Trong những trường hợp này, tử vong có thể xảy ra ít nhất là 10 phút.
Ong là loài có mặt trên toàn thế giới, phân ra nhiều loài với các tập tính sinh hoạt khác nhau. Đa số loài ong đều có thể đốt, chích con người khi bị phá tổ hoặc xâm chiếm môi trường sống.
Nếu bị ong đốt, cần lấy vòi chích ra bằng cách khều nhẹ, dùng nhíp, tránh nặn ép bằng tay vì có thể làm nọc độc lan ra. Sau đó rửa sạch vùng bị chích bằng xà phòng và nước ấm, đắp băng lạnh lên vết cắn để giảm đau và giảm sưng.
Cần đến cơ sở y tế nếu nổi mề đay, mệt mỏi, chân tay lạnh và bị đốt nhiều vết.
Được cha cho ăn đặc sản 'độc lạ', bé trai suýt mất mạng
Một bé trai 3 tuổi nổi mề đay, phù toàn thân, tụt huyết áp khi được cha cho ăn đặc sản "dế chiên giòn".
Trẻ suýt chết khi cha mẹ cho ăn côn trùng
Ngày 5/8, Bệnh viện (BV) Nhi đồng Thành phố cho biết, vừa cứu thành công một bệnh nhi qua cơn nguy kịch sau khi ăn đặc sản dế chiên.
Cụ thể, bé N.H.G.B (3 tuổi, ngụ Bến Lức, Long An) bị sốc phản vệ độ 3, nhập viện trong tình trạng nổi mề đay, phù toàn thân, tụt huyết áp, khó thở nhanh dọa nguy kịch.
Theo người nhà của bệnh nhi, sau ăn cho bé ăn 7-8 con dế chiên, bé có hiện tượng nổi mề đay toàn thân, đau bụng nhiều và nôn ói liên tục, trẻ khó thở dần, nhà lập tức đưa con ngay đến BV Nhi Đồng Thành Phố.
Trẻ dễ ngộ độc, di ứng khi ăn đặc sản "độc, lạ"
Tại đây, sau khi các bác sĩ đánh giá mạch nhanh nhẹ, huyết áp tụt, trẻ lừ đừ, khó thở, xác định bị phản vệ độ 3. Nhận định đây là trường hợp người bệnh rất nặng, ngay lập tức bác sĩ khoa Cấp cứu tiến hành cấp cứu sốc phản vệ theo phác đồ: bệnh nhi được thở Oxi, tiêm và truyền Adrenalin, kháng viêm mạnh, sử dụng thuốc vận mạch, truyền dịch...
Sau 3 ngày hồi sức tích cực, bé đã thoát cơn nguy kịch, tỉnh táo, lặn dần sẩn ngứa, hết khó thở và tiếp tục được theo dõi tại khoa Nội Tổng Hợp.
BS CK1 Trương Phước Hữu - khoa Cấp Cứu BV Nhi đồng Thành phố, người trực tiếp cấp cứu bé chia sẻ, với các trường hợp người bệnh nếu không được cấp cứu điều trị kịp thời, người bệnh sẽ có nguy cơ phù thanh quản, suy hô hấp và nguy cơ tử vong rất cao.
Theo BS Hữu, ngộ độc côn trùng có thể do nhiều nguyên nhân. Do côn trùng chứa một số chất gây dị ứng, điển hình là dế nhộng nhiều người ăn món này dễ cảm thấy bị dị ứng nếu cơ địa không phù hợp với chất nào đó có trong nhộng. Một nguyên nhân có thể xảy ra nữa là, có khả năng trên thân nhiều loại côn trùng có chứa rận, ve, các loại nấm độc,.. Vì vậy nếu sử dụng làm thức ăn mà chế biến không sạch sẽ dễ dẫn đến ngộ độc.
Thời gian gần đây, khoa Cấp cứu BV Nhi đồng Thành phố thường xuyên tiếp nhận bệnh nhi sốc phản vệ khi ăn thực phẩm "lạ"
Người dân tuyệt đối không nên sử dụng các loại nhộng, ấu trùng, côn trùng lạ, đã chết hoặc có hình dạng, màu sắc khác lạ với tự nhiên để chế biến thành thức ăn. Phải sơ chế, chế biến một cách an toàn. Không nên ăn sống, tái, hoặc nấu chín nguyên con mà không qua sơ chế kỹ. Chỉ lựa chọn những loại nhộng, ấu trùng, côn trùng thông thường, phổ biến, còn tươi sống để chế biến thành thức ăn. Những người hay bị dị ứng thì nên cẩn thận khi ăn hoặc tránh xa.
"Trong trường hợp sau khi ăn mà có các biểu hiện, triệu chứng khác thường như choáng váng, mệt mỏi, buồn nôn, mẩn ngứa, đau bụng, rối loạn tiêu hóa... hay một số dấu hiệu của việc phản vệ hay sốc phản vệ như khó thở, run lạnh tay chân, co giật, sẩn ngứa tiến triể; nặng hơn có thể nhanh chóng dẫn đến hôn mê, co giật... thì cần đến ngay các cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời" - BS Hữu lưu ý.
3 việc cần làm ngay khi bị chóng mặt, tránh nguy hiểm tính mạng Choáng váng, chóng mặt thường xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Đó có thể là dấu hiệu của một số vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, phản ứng thuốc hoặc đơn giản là vừa tập một động tác đòi hỏi nhiều nỗ lực trong phòng gym. Nhưng trong trường hợp chóng mặt liên quan đến các vấn đề sức khỏe thông...