Chết đứng khi vừa mở ví chồng đã bị một cái tát trời giáng
Anh bước ra khỏi phòng tắm, nhìn thấy tôi mở ví đã quát tháo ầm ĩ rồi hộc tốc chạy ra bạt tai tôi một cái như trời giáng.
Tôi hiện là giáo viên hợp đồng của một trường tiểu học ở Hà Nội, thu nhập mỗi tháng chỉ khoảng 2 triệu đồng. Tôi lấy chồng khi vừa mới tốt nghiệp ra trường. Chồng tôi làm kế toán cho một công ty cỡ vừa ở thành phố. Cũng nhờ có quan hệ của anh tôi mới xin được công việc hiện tại. Anh bảo không quan trọng vợ làm được bao nhiêu tiền, chỉ cần tôi có một công việc cho đỡ buồn chán, còn lại tập trung chăm sóc con cái, gia đình. Thu nhập hàng tháng của hai vợ chồng tôi nhập vào làm một, phần để chi tiêu hàng ngày, phần để tiết kiệm
Lúc đầu việc chi tiêu trong gia đình do tôi quản lý. Hàng tháng anh đưa lại cho tôi một phần tiền lương để chi trả tiền sinh hoạt. Nhưng được khoảng 2 tháng thì anh bắt đầu ngồi “soi” tất cả những thứ tôi chi ra. Cái gì mua về anh cũng chê đắt, lãng phí, không xứng với số tiền bỏ ra. Anh tỏ thái độ không bằng lòng ra mặt khi tiền sinh hoạt hàng tháng luôn trội hơn so với số tiền anh đưa tôi.
Từ đó, anh giành luôn việc quản lý tiền bạc trong nhà, ngay cả việc đi chợ mua sắm và tất nhiên là cả số tiền lương ít ỏi của tôi. Anh bảo bây giờ kinh tế gia đình chưa vững nên cái gì cũng phải tiết kiệm.
Cái gì tôi mua về anh cũng chê đắt, lãng phí, không xứng với số tiền bỏ ra.
Thời gian đầu tôi còn cùng chồng đi chợ. Là đàn ông nhưng anh mặc cả giá thì đến các bà nội trợ cũng phải chào thua. Mua thứ gì anh cũng nâng lên đắt xuống dăm ba lần, cố tìm ra nhược điểm để chê, để đòi hạ giá. Tôi có nhíu áo chồng bảo anh mua đại đi thì anh nói sa sả giữa chợ rằng: “Mình mặc cả thế họ vẫn còn lãi lắm đấy”. Tôi thấy ngại quá, nên lâu dần để anh tự đi mua sắm. Từ chai mắm, lọ muối trong nhà đều qua tay anh kiểm duyệt.
Còn chuyện tiêu pha cá nhân của tôi, hàng sáng anh đưa cho tôi vài chục ngàn ăn sáng, ăn trưa và đổ xăng xe. Bất kỳ khoản chi tiêu phát sinh nào anh đều ghi sổ rất rõ ràng. Nhiều khi tôi muốn mua gì về làm quà cho bố mẹ nhưng anh cằn nhằn nên tôi đành nhịn ăn để tiết kiệm tiền. Thậm chí mỗi lần tôi đến tháng cũng phải ngửa tay xin tiền chồng để mua thứ đó. Chuyện anh cằn nhằn vì tôi “tiêu hoang” trở thành cơm bữa trong gia đình.
Nói chung nhờ cái tính hà tiện của chồng mà dần dần chúng tôi sắm sửa được nhiều đồ dùng trong nhà. Nhưng các mối quan hệ ngoài xã hội thì giảm đi trông thấy vì tư tưởng của anh là chúng chỉ gây tốn kém, kiểu như dăm bữa đến chơi lại phải quà cáp, ăn uống mất tiền. Nhà nào có đám hiếu hỉ, bất đắc dĩ phải đi thì anh gửi tiền nhờ người khác đưa giùm vì không đi thì khoản phong bì cũng nhẹ hơn. Hồi trước khi lấy chồng, tôi còn có bạn bè chứ từ ngày kết hôn gần như tôi không còn biết đến khái niệm này nữa.
Nói chung sống với một ông chồng kẹo kéo như vậy nhiều khi tôi rất mệt mỏi. Góp ý với anh không được, tôi đành lặng thinh. Nhiều người biết rõ về chồng tôi chỉ biết lắc đầu ngán ngẩm. Nhiều lần tôi cũng nói thẳng với anh là để tôi quản lý chuyện tiền bạc trong nhà nhưng anh gạt đi.
Video đang HOT
Cũng chỉ vì tính xấu đó của anh mà có lần chúng tôi cãi nhau một trận to. Đó là khi con ốm, chỉ vì tiếc tiền mà anh không cho con đi bệnh viện mà đòi… tự chữa trị ở nhà. Đến mức con bệnh nặng quá không khỏi, tôi phải ôm con tức tốc chạy đến bệnh viện, trong túi không có một xu. Bí quá tôi phải mang chiếc xe máy đi cầm cố tạm để có tiền. Khi về nhà, chưa kịp để ý con ốm đau ra sao thì anh đã lớn tiếng quát mắng tôi về chuyện mang xe đến hiệu cầm đồ.
Tôi không thể chịu đựng nổi cái tính hà tiện ấy của chồng nữa.
Suốt mấy tháng liền sau đó, anh không ngừng rên rỉ bên tai tôi về số tiền anh phải mang đến chuộc lại chiếc xe. Quá bức xúc, tôi đã chiến tranh lạnh với anh. Cho đến khi anh xuống nước làm hòa thì không khí gia đình tôi mới bớt căng thẳng.
Nhiều lần tôi nghĩ, mình cũng là người kiếm ra tiền, dù ít ỏi nhưng cũng không đến mức ăn bám chồng. Tôi có dự định lập “quỹ đen” để phòng thân và phòng trường hợp bất trắc xảy ra. Thế nhưng tôi chưa kịp thực hiện thì bị anh phát hiện ra. Anh trách tôi không biết tôn trọng chồng. Suốt 1 tuần liền anh ôm gối sang ngủ với con, bỏ mặc tôi trong phòng.
Mới đây có một chuyện xảy ra khiến tôi cảm thấy vô cùng thất vọng về chồng. Hôm đó anh đang tắm, tôi thu quần áo bẩn để đem giặt. Đúng lúc ấy ví tiền của chồng rơi ra, tôi nhặt lên xem. Anh bước ra khỏi phòng tắm, nhìn thấy tôi mở ví đã quát tháo ầm ĩ rồi hộc tốc chạy ra bạt tai tôi một cái như trời giáng. Rồi anh giật lấy ví, kiểm tra xem có thiếu đồng nào không.
Tôi chết đứng vì phản ứng của chồng. Bỗng dưng tôi cảm thấy mình không có chút giá trị nào với chồng. Không ngờ dù là vợ chồng với nhau nhưng anh giấu giếm tiền bạc và coi vợ không khác gì kẻ trộm. Chẳng lẽ vì mấy đồng bạc mà anh coi thường nhân cách của vợ đến thế sao?
Tôi bức xúc quá, ôm quần áo về nhà mẹ đẻ, đến nay đã được 3 ngày. Nhưng mặc kệ tôi giận dỗi, anh vẫn không đoái hoài gì. Tôi không thể chịu đựng nổi cái tính hà tiện ấy của chồng nữa. Tôi có nên ly hôn không?
Theo Doisongphapluat
"Ngày mẹ vợ mất, anh có mặt được mấy hôm?"
Mẹ nói cha: "Ngày mẹ vợ mất, anh có mặt được mấy hôm? Chỉ đúng vài tiếng sau khi mẹ vợ ông mất. Cái áo tang của anh còn phẳng như lúc tôi đưa cho thì giờ anh đòi đi đâu, đi làm gì?".
Đọc bài viết của chủ topic mà tôi xót xa thay cho cái văn minh thực dụng bây giờ. Gia đình tôi cũng gần giống như anh vậy, chỉ có đôi chút khác biệt.
Tôi được sinh ra trong một gia đình nói giàu có thì không nhưng cũng có chút của ăn của để. Nhà tôi có hai anh em, tôi là con cả và một em gái nữa.
Ngày tôi còn bé cha mẹ tôi thường hay đi làm cả ngày nên không thể chăm con từng li từng tí. Ngay khi vào lớp một, tôi được ba mẹ gửi cho ông bà ngoại nuôi. Có lẽ vì thế mà tình cảm của tôi dành cho ông bà ngoại sâu sắc hơn hẳn bên nhà nội.
Sống được với ông bà ngoại vài tháng thì ông ngoại mất. Nhà chỉ còn mỗi bà ngoại chăm lo cho tôi từng miếng cơm, giấc ngủ, soạn cho cả cuốn tập để mai vào lớp không thiếu này quên nọ. Ở được vài năm thì ba mẹ đón tôi về vì đã có thời gian rảnh hơn mà chăm con. Thế nhưng mỗi cuối tuần tôi đều được mẹ chở về thăm ngoại.
Mẹ tôi nói cha: "Ngày mẹ vợ ông mất, ông có mặt được mấy hôm? Chỉ đúng vài tiếng sau khi mẹ vợ ông mất.." (Ảnh minh họa)
Chỉ cách đây vài tháng, ngoại tôi mất. Tôi đau xót rất nhiều. Tuy là con trai nhưng nỗi mất mát quá lớn khiến tôi như chững lại. Tôi khóc nhiều, buồn cũng nhiều, cũng đau đớn khôn tả. Thế nhưng điều tôi đau hơn chính là cha mình - Người luôn thương yêu, lo lắng và thậm chí ngay cả bây giờ khi tôi đi làm rồi, có lương nhưng ông vẫn hay hỏi còn tiền không nếu hết ông sẽ cho thêm.
Cha tôi cũng sinh ra trong một gia đình đông anh em. Nhưng ông không được ông bà nội cưng chiều lo lắng như những anh em khác trong nhà. Tôi biết vì thế mà cha luôn yêu thương và lo lắng cho anh em chúng tôi đều nhau và công bằng nhất có thể.
Gia đình bên nội giàu có hơn, nên mỗi người con trong nhà đều có một căn nhà riêng. Bà nội ở với chú út và vì không thương yêu cha tôi như những chú bác khác nên đối với chúng tôi cũng rất nhạt. Đối với cha, ông luôn vì thế mà gần như sống đơn độc trong gia đình bên nội. Đối với ông dường như chỉ có gia đình chúng tôi là gia đình duy nhất. Cái suy nghĩ ấy cứ quẩn quanh trong đầu ông như thế.
Ngày ngoại mất vì quá đau buồn nên tôi cứ thường hay rúc vào một góc gần quan tài mà khóc chẳng để ý gì xung quanh nên gần như chẳng biết gì. Mọi chuyện cứ thế qua đi và sẽ là không có gì nếu như sau ngày hôm ấy cha tôi không làm lớn chuyện.
Sau đám tang ngoại được chôn trong một nghĩa trang công giáo trên tỉnh Đồng Nai. Mộ xây xong, nhà ngoại họp mặt đi xuống dưới để xin lễ, đọc kinh. Cha tôi là người thích đi đây đi đó nên muốn đi theo mẹ. Tối hôm ấy cả gia đình chúng tôi ngồi đó, mẹ thẳng thừng nói không còn chỗ. Tôi không hiểu tại sao mẹ nói thế khi ít ngày trước tôi biết được rằng mọi người sẽ đi xe máy và mẹ đi chung với cậu Tân - con nuôi của ông bà ngoại.
Tại sao mẹ không đi với cha tôi? Tại sao mẹ không muốn cha tôi đi? Mọi câu hỏi cứ thế hiện lên trong đầu tôi. Cha tôi vì giận nên làm lớn chuyện nói này nọ và rồi họ cãi nhau. Và sau đó là cái sự thật mà tôi không biết cũng chẳng muốn biết và hy vọng đừng bao giờ biết đã được tiết lộ.
Mẹ tôi nói cha tôi: "Ngày mẹ vợ mất, anh có mặt được mấy hôm? Chỉ đúng vài tiếng sau khi mẹ vợ anh mất. Mấy ngày sau người ta hỏi tôi, anh ở đâu, tôi đã chẳng biết phải trả lời sao. Cái áo tang của anh còn phẳng như lúc tôi đưa cho thì giờ anh đòi đi đâu, đi làm gì?". Nghe mẹ nói vậy, tôi như chết sững. Mọi thứ về cha khiến tôi thất vọng.
Thế nhưng dường như với cha tôi thế vẫn còn chưa đủ. Cha tôi nói rằng: "Nhà ngoại có lo cho nhà này được cái gì đâu mà bắt tôi phải túc trực ở đó mấy ngày? Tôi còn phải đi làm chứ có rảnh đâu mà cứ ở đó?". Tôi chỉ biết cười, cười cái sự chua xót ở đời.
Ừ thì nhà ngoại khó khăn hơn nên khi chia nhà, mẹ tôi không lấy phần. Ừ thì nhà nội cho gia đình tôi hẳn một miếng đất để xây nhà nhưng chỉ vì lí do như thế mà cha đã vội phủi băng đi cái trách nhiệm của một người con rể. Cha đã quên ai chăm lo cho con cha thuở bé khi mà cha nói không có thời gian thì gửi qua bên ngoại đi.
Khi mà mỗi lần tổ chức tiệc tùng bên ngoại, bà ngoại đều nhắc: "Tụi bay không kêu thằng Thịnh à?". Khi cha chưa tới, mỗi khi cha nhậu say trên đó ngoại cũng đều nhắc: "Về sớm, ngủ đi, sáng mai còn đi làm". Vậy ra trong đầu cha chỉ có mỗi chuyện mẹ không thừa kế được gì từ nhà ngoại!!!
Tôi đau khôn xiết, thật sự chông chênh và mất đi niềm tin duy nhất về chỗ dựa của mình (Ảnh minh họa)
Tôi đau khôn xiết, thật sự chông chênh và mất đi niềm tin duy nhất về chỗ dựa của mình. Tôi đã muốn đứng thẳng lên nói với cha rằng: "Nếu cha làm thế, cha không sợ sau này con rể, con dâu của cha cũng đối xử với cha như thế sao?". Nhưng tôi không đủ can đảm và cũng không đủ sự mất dạy để nói với ông như thế.
Song có lẽ cũng từ đó trong tôi cha đã mất đi phần nào sự tin tưởng và quý trọng trong tôi. Có lẽ nó sẽ theo tôi suốt cuộc đời và đến lúc thành gia lập thất tôi cũng sẽ sợ, một nỗi sợ vô hình về một người tôi đang gọi là cha.
Theo VNE
Trói được tôi, vợ lén đi phá thai Cưới xong, tôi thắc mắc không hiểu sao bụng vợ không to lên, tôi muốn đưa vợ đi khám thì cô ấy nằng nặc không cho, muốn tài xế riêng đưa đi. Sau này mới vỡ lẽ là cô ấy đi phá. Người đàn ông dù thông minh nhất cũng có những quyết định sai lầm, đặc biệt trong hôn nhân, đó là...