Chết cười với lí do “yêu tinh” Gong Yoo nhập vai đạt đến thế ở Train to Busan: “Tại chú sợ… phim kinh dị”
Mới đây khi làm khách mời cho chương trình của Lee Dong Wook, Gong Yoo đã tiết lộ mình rất sợ và ghét phim kinh dị, và thật thú vị là nỗi sợ ấy góp phần giúp anh có màn nhập vai thuyết phục trong Train to Busan đình đám năm nào.
Gong Yoo vẫn luôn được biết đến như một “anh chú” quyền lực bậc nhất màn ảnh Hàn với nhan sắc cuốn hút và khả năng nhập vai tuyệt vời được chứng minh qua hàng loạt hình tượng khác nhau trong nhiều phim đình đám. Có kinh nghiệm với nhiều nhân vật đa dạng như vậy, thậm chí còn diễn chính trong bom tấn phòng vé Train to Busan (Chuyến Tàu Sinh Tử) – tác phẩm tiên phong xuất sắc của dòng phim lấy đề tài đại dịch xác sống – ai mà ngờ Gong Yoo lại sợ nhất là… phim kinh dị. Thú vị chính là, nỗi sợ này cũng là một phần giúp màn nhập vai trong Train to Busan của anh thuyết phục hơn.
Train to Busan – bom tấn kinh dị dọn đường cho đề tài xác sống bùng nổ trên màn ảnh Hàn.
Cụ thể, trong tập talkshow Because Lee Dong Wook Wants To Talk lên sóng ngày 11/12 vừa qua, Gong Yoo đã đến làm khách mời cho anh bạn thân Lee Dong Wook. Khi được đề nghị giới thiệu một số tác phẩm điện ảnh bản thân yêu thích, nam diễn viên chọn một số phim của Joaquin Phoenix và Clint Eastwward, nhưng trong số tất cả các phim đó không có phim nào thuộc thể loại kinh dị. Lee Dong Wook nhân thế đã “trêu” bạn mình: “Anh không thể xem phim kinh dị nhỉ?!”, và Gong Yoo thừa nhận: “Tôi cực ghét phim kinh dị luôn. Tôi không thể chịu đựng được cảnh xem phim kinh dị một mình.”
Gong Yoo nói về nỗi sợ phim kinh dị của mình trong talkshow của Lee Dong Wook.
Lee Dong Wook hóa ra cũng có cùng “sở ghét” với bạn thân Gong Yoo. Nam diễn viên tiết lộ mình chưa từng ra rạp xem bất cứ phim kinh dị nào. MC Jang Do Yeon mới không khỏi thắc mắc rằng cả hai nam diễn viên đều từng đóng chính trong các dự án gắn nhãn kinh dị, Gong Yoo có Train to Busan và Lee Dong Wook có Strangers from Hell (Người Lạ Từ Địa Ngục). Trong khi Lee Dong Wook nói rằng mình chỉ có vấn đề với việc xem phim, còn đóng phim kinh dị thì không quá khó khăn, Gong Yoo lại thành thật chia sẻ về tình cảnh dở khóc dở cười thời điểm đóng Train to Busan: “Khi tôi quay Train to Busan, cách hóa trang và trang phục của xác sống quá thật đi. Dù tôi biết họ là người thường được hóa trang, và họ chỉ đang đóng vai xác sống thôi, nhưng hễ vào cảnh là tôi chạy như điên luôn vì sợ.”
Thế hóa ra đây là sợ thật nên mới chạy thục mạng sinh động như vậy?
Ở Train to Busan, Gong Yoo vào vai một người đàn ông kẹt trên chuyến tàu đầy xác sống với con gái và phải tìm mọi cách chiến đấu, kể cả hi sinh bản thân để bảo vệ cô bé, thế nên xuyên suốt thời lượng phim ngập tràn cảnh trốn chạy khỏi các xác sống ghê rợn. Nhưng đó chưa phải đoạn “thú vị” nhất. Gong Yoo còn kể thêm: ” Có lúc mấy ‘xác sống’ đó sẽ đến gần tôi với lớp hóa trang và máu đầy người. Họ sẽ đến chỗ tôi và bảo ‘Gong Yoo à…’ và tôi sẽ sợ kinh khủng đi được và rồi họ tiếp tục ‘…chúng ta có thể chụp chung một bức ảnh không?’”
Tưởng tượng những “xác sống” này đến xin chụp hình chung…
Thế mới thấy, công cuộc làm diễn viên lắm lúc cũng nhiều sự bi hài. Dẫu sao thì cũng “nhờ” nỗi sợ ấy mà khán giả chúng ta được thưởng thức những biểu cảm sợ hãi sống động tuyệt vời của “chú yêu tinh” trong Train to Busan đình đám năm nào. Thôi thì chú không xem phim kinh dị nhưng cứ thi thoảng đóng phim kinh dị cho dân tình xem là được nhỉ?!
Trong Goblin còn có cảnh Gong Yoo thét lên sợ hãi khi xem chính Train to Busan, đây là “tiếng thét từ tận đáy lòng” phải không chú yêu tinh?
Đây nhé, với phim kinh dị là chú sẽ “kì thị” như này nhé!
Theo trí thức trẻ
Kim Ji Young 1982: Yêu nhau thì dễ, sống với nhau mới thấy khó khăn muôn phần
Lúc yêu thì ngọt ngào và cuồng nhiệt, lúc lấy về mới tỏ tưởng sự đời vốn chẳng được như mơ. Đó là những gì mà bộ phim Kim Ji Young 1982 thể hiện.
Kim Ji Young 1982, bộ phim Hàn Quốc thuộc thể loại tâm lý tình cảm gia đình đặc sắc với nhiều cung bậc cảm xúc đã chính thức ra rạp và gây sự chú ý, đặc biệt là với các khán giả đang yêu và sắp sửa đi tới cuộc sống hôn nhân gia đình. Bộ phim với những góc nhìn trần trụi về một gia đình trẻ, đã đưa người xem đến với câu chuyện thật thà nhất của tầng lớp bình dân.
Cô Kim sinh ra trong một gia đình có ba người con, chị gái cô đã hi sinh hạnh phúc của mình để đi làm giúp bố mẹ nuôi các em ăn học. Cô Kim là con gái thứ với đam mê học hành, sẵn sàng vượt chặng đường xa mỗi tối để bồi bổ kiến thức kỹ năng và may mắn được tuyển dụng vào một công ty truyền thông. Cô có được người bạn trai đẹp từ ngoại hình tới tính cách, yêu thương chăm sóc cho cô. Nơi công sở, sếp của cô cũng khen ngợi về khả năng làm việc nỗ lực mỗi ngày.
Một cô gái tài năng, giỏi giang theo chuẩn hiện đại được hiện ra trước mắt khán giả. Cũng như bao người con gái khác, cô hạnh phúc và thỏa mãn với những gì đang có nhưng rồi cuộc sống hôn nhân cũng chính thức đưa cô bước sang trang mới với gánh nặng mang tên gia đình chồng con.
Một cô gái từng mang nhiều hoài bão và khát vọng, luôn tự nhủ mình sẽ cố gắng và làm được tất cả để cân bằng giữa công việc hàng ngày và chăm lo gia đình. Cô sinh con trong khi chưa quá sẵn sàng để lường trước những vất vả gian truân mà phụ nữ có con phải đảm nhận. Để rồi cô mắc kẹt trong cuộc sống bộn bề lo toan. Cô chăm sóc con mỗi ngày từ cho ăn, tắm, dọn dẹp sự bày bừa của con nhỏ, đưa đón con đi nhà trẻ ... cùng với những công việc nội trợ bếp núc.
Ngày lễ Tết lại cùng chồng về thăm bố mẹ, cùng bày biện nấu nướng dọn dẹp nhà cửa, tiếp đãi khách khứa bà con. Mọi thứ cứ ập đến như cuồng phong làm cô tối tăm mặt mũi, lại thêm di chứng sau sinh của phụ nữ làm cô càng trở nên áp lực và căng thẳng. Công việc văn phòng với khả năng thăng tiến cũng dần rời xa cô. Cuộc hôn nhân và việc sinh con buộc cô nghỉ việc, bó mình trong bức tường của căn hộ chung cư, rầu rĩ với những mệt nhọc không có ai san sẻ. Bạn bè của cô không vướng bận con nhỏ dần dà cũng lên chức cao hơn, làm cô vừa thèm khát vừa thêm buồn thương cho thân phận.
Chồng cô sau những phút giây thăng hoa của tình yêu và hôn nhân ban đầu, cùng phải lao vào kiếm sống để chăm vợ con ở nhà. Tiền lương chồng làm ra nay cán đáng hết cho ba người khi vợ đã nghỉ. Tiền nhà trẻ, tiền ăn uống, tiền chăm sóc sức khỏe ... tất cả đều là những khoản phải tiêu. Cô Kim ở nhà vất vả áp lực thì anh chồng cũng chả khá hơn là bao khi bộn bề là những lo toan công việc, sức khỏe vợ con và cha mẹ. Mỗi ngày anh đều cố gắng về sớm để phụ vợ tắm rửa cho con, chơi với con trong những phút giây ít ỏi. Trong công việc đầy áp lực và căng thẳng, anh cũng chỉ có chút thời giờ nhâm nhi ly cà phê pha vội trong cái lạnh tiết trời, chẳng thể tụ tập bạn bè giải trí quá nhiều vì thực sự anh cũng quá thiếu thời gian cho mọi bề.
Một năm lái xe về thăm ba mẹ dịp nghỉ lễ, lại là lúc chịu căng thẳng mệt mỏi của đường xa tắc nghẽn và chứng kiến những mâu thuẫn ngầm của mẹ mình và người vợ thân yêu. Phận con trai muốn giúp vợ giúp mẹ đỡ việc nhà thì chẳng thể làm vì quan niệm con trai là ở nhà trên. Đôi lúc anh muốn ôm lấy vợ chăm sóc vỗ về nhưng lại không dám trước cái nhìn dò xét của gia đình. Chồng cô Kim có lẽ thuộc tuýp người chồng hiện đại khi sẵn sàng giúp vợ, luôn yêu thương quan tâm cô nhưng đôi lúc vì quá bận rộn mà chẳng thể làm được tròn vai.
Trong phim có rất nhiều lần chồng cô Kim chứng kiến vợ không khỏe, nhưng anh chỉ có thể đặt hẹn khám cho cô mà không thể tận tay đưa cô Kim đến gặp bác sĩ. Vì sao ư? Vì anh còn bận đi làm. Người đàn ông mang gánh nặng gia đình, muốn đặt xuống thì phải nghĩ tới vợ con sống bằng gì đây trong xã hội cạnh tranh đầy khốc liệt. Tấm gương đồng nghiệp nam khác nghỉ việc chăm con rồi chật vật ra sao để trở lại thực sự là nỗi băn khoăn quá lớn của anh.
Bên vợ con bên công việc chẳng thể vẹn toàn, sống mà phải nhìn vợ mệt mỏi. muốn giúp mà chẳng thể làm ngay quả thực là nỗi đau như cắt lòng của người chồng thương vợ này. Mỗi khán giả xem phim, có thể dễ dàng đồng cảm và thương cho phận cô Kim đã phải hi sinh cho chồng và con, nhưng có lẽ ít ai thấy được sự đáng thương của người đàn ông trong gia đình đó. Họ là trụ cột của gia đình nhỏ, niềm hi vọng của cha mẹ già, cũng đang chịu sự vùi dập mỗi ngày của cuộc sống nhưng khó có thể nói tỏ cùng ai khi quanh anh là những người khác đang cần chở che và bảo vệ.
Lúc thương nhau và mới cưới cuộc sống như nở hoa nhưng mỗi ngày trôi đi sau khi sinh con lại là một thử thách của mỗi cặp vợ chồng trẻ. Sự thật đôi khi trần trụi và quá đỗi mệt mỏi nhưng có sự cố gắng, quan tâm đồng cam cộng khổ thì có lẽ vượt qua nó không phải là bất khả thi. Mỗi ngày trôi qua hai vợ chồng cùng nhau cố gắng, cùng hiểu và thông cảm cho nhau hơn thì tất cả rồi sẽ giúp chúng ta thêm trưởng thành và gắn kết hơn nữa.
Trailer phim.
Phim Kim Ji Young 1982 đang chiếu tại các rạp trên toàn quốc.
Theo saostar
Kim Ji Young 1982: Sự hy sinh của người phụ nữ để làm mẹ đảm, vợ hiền, con dâu ngoan Phim điện ảnh Hàn Quốc Kim Ji Young 1982 đã khắc họa chân dung người phụ nữ trong xã hội hiện đại với những áp lực vô hình ngay trong chính căn nhà và gia đình của mình. Kim Ji Young 1982, phim điện ảnh được chuyển thể từ tiểu thuyết gây tranh cãi tại chính Hàn Quốc vừa qua đã chính thức...