Chesapeake mua Chief với giá 2,6 tỷ USD trong khi các hợp đồng khí đốt tăng vọt
Chesapeake Energy Corp. đã đồng ý mua lại Chief E&D Holdings LP và các tài sản liên quan do các công ty thành viên của Tug Hill Inc. nắm giữ với giá khoảng 2,6 tỷ USD tiền mặt và cổ phiếu, đánh dấu thương vụ mua lại trị giá hàng tỷ USD thứ hai kể từ khi phá sản vào năm ngoái.
Ảnh minh họa.
Thỏa thuận dự kiến kết thúc vào cuối quý đầu tiên sẽ cho phép Chesapeake tăng cổ tức cơ bản hàng năm lên 14% bắt đầu từ quý thứ hai, theo một tuyên bố hôm 23/1, cổ phiếu tăng tới 3,7% ở New York.
Công ty cũng đồng ý bán tài sản của mình ở lưu vực sông Powder ở Wyoming cho Continental Resources Inc. với giá khoảng 450 triệu USD tiền mặt.
Việc mua lại giúp Chesapeake có chỗ đứng vững chắc tại Marcellus Shale của Pennsylvania, tập đoàn khí đốt lớn nhất ở Mỹ. Ngành khí đốt của quốc gia này phải đối mặt với áp lực ngày càng tăng từ các nhà đầu tư trong việc hợp nhất nhằm mở rộng quy mô, cắt giảm chi phí và tăng sản lượng mà không cần khoan giếng mới. Tuy nhiên, các thương vụ mua lại lớn thường có nghĩa là phải gánh một khoản nợ đáng kể, tạo ra rủi ro tài chính cho các nhà khai thác nếu giá dầu và khí đốt giảm.
Công ty Năng lượng Tây Nam đã đồng ý mua Indigo Natural Resources với giá khoảng 2,7 tỷ USD vào tháng 9, trong khi tập đoàn đá phiến khổng lồ EQT Corp. mua tài sản từ Alta Resources trong một thỏa thuận trị giá 2,9 tỷ USD đã kết thúc trong quý thứ ba.
Chesapeake cũng đã thực hiện các vụ mua bán và sáp nhập, năm ngoái công bố thỏa thuận trị giá 2,2 tỷ USD để mua máy khoan khí của đối thủ Vine Energy Inc. Các thỏa thuận của Vine và Chief cùng nhau giúp công ty tăng trưởng sản lượng, một động lực quản lý quan trọng kể từ khi thoát khỏi chương 11 bảo vệ vào tháng 2 năm 2021.
Video đang HOT
Thỏa thuận này dự kiến sẽ ngay lập tức tăng hoạt động và dòng tiền tự do của công ty, đồng thời tăng năng lực sản xuất khí đốt Marcellus của công ty lên 200 triệu feet khối mỗi ngày. Việc bán các tài sản Wyoming sản xuất dầu sẽ giúp tài trợ cho việc mua Chief. Giao dịch này sẽ cải thiện chỉ số phát thải khí nhà kính của công ty.
Cuộc đua tới Net Zero
Việt Nam đã đưa ra những cam kết mạnh mẽ về ứng phó với biến đổi khí hậu, hướng tới mục tiêu phát thải bằng "0" - Net Zero vào năm 2050 tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc năm 2021 (COP26).
Đây được xem là bước ngoặt lịch sử, tiền đề cho những toan tính của doanh nghiệp khi đầu tư vào lĩnh vực năng lượng tái tạo. Dù vậy, nhiều ý kiến cho rằng, "cuộc đua" này cần sự nỗ lực và chung tay từ doanh nghiệp và Chính phủ.
Trang trại điện gió Trung Nam tại Ninh Thuận. Ảnh tư liệu: Công Thử/TTXVN
Cơ hội vàng cho tăng trưởng xanh
COP26 được nhiều chuyên gia đánh giá là cơ hội cho nhiều doanh nghiệp; trong đó Việt Nam đưa ra tuyên bố đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, tham gia tuyên bố chuyển đổi từ than sang điện sạch toàn cầu, cam kết loại bỏ dần điện than.
Theo Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh (GreenID), dự thảo Quy hoạch Điện VIII, Việt Nam hủy bỏ khoảng 7.800 MW nguồn điện than gồm các dự án Quỳnh Lập I&II ở Nghệ An, Vũng Áng III ở Hà Tĩnh, Long Phú II&III ở Sóc Trăng. Đây là kết quả đáng ghi nhận của quá trình kiên trì vận động, đề xuất của các cơ quan chính quyền các tỉnh, người dân địa phương, nhà khoa học và các đối tác phát triển. Đồng thời, tăng thêm công suất điện gió, đặc biệt điện gió ngoài khơi...
Ông Mã Khai Hiền, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và phát triển về tiết kiệm năng lượng (Enerteam) cho biết, ngoài việc tăng tỷ lệ năng lượng tái tạo, giảm điện hóa thạch, một giải pháp nữa là tiết kiệm năng lượng. Theo tính toán, tiềm năng tiết kiệm năng lượng và phát thải của Việt Nam là rất lớn, đặc biệt ở các ngành như xi măng là 50%, gốm sứ 35%, nhà máy điện than 25%, dệt nhuộm 30%, tòa nhà thương mại 25%, thép 20%, chế biến nông sản 50%...
Hầu hết các giải pháp cho nâng cao hiệu quả năng lượng và năng lượng tái tạo đều khả thi để triển khai. Tiềm năng trong lĩnh vực này của Việt Nam là rất lớn nhưng lại thiếu nguồn hỗ trợ kỹ thuật để nhận dạng và phát triển các dự án năng lượng bền vững; thiếu cơ chế mua bán năng lượng trực tiếp đối với năng lượng tái tạo; giá bán điện ưu đãi (FIT) của các dự án năng lượng tái tạo còn kém hấp dẫn hoặc chưa ổn định..., ông Mã Khai Hiền nói thêm.
Theo nhận định của ông Phạm Nam Phong, Chủ tịch, Tổng Giám đốc Vũ Phong Energy Group, mục tiêu thế giới và Việt Nam hướng đến 100% năng lượng tái tạo vào năm 2050 là hoàn toàn khả thi. Và thời điểm hiện tại đang là cơ hội cho các doanh nghiệp tiên phong. Theo đó, để tiến tới 100% năng lượng tái tạo theo định hướng phát triển bền vững, cần tập trung nghiên cứu để phát triển các công nghệ hiện đại trong lĩnh vực năng lượng, như hệ thống lưu trữ, hệ thống truyền tải, đẩy mạnh chuyển đổi số. Những doanh nghiệp ứng phó nhanh và toàn diện trong cuộc đua tới Net Zero sẽ đạt được lợi thế.
Cùng quan điểm trên, ông Theng Bee Han, Chủ tịch kiêm lãnh đạo dịch vụ ESG, Công ty PwC Việt Nam cho hay, với doanh nghiệp, cuộc đua tới phát thải bằng 0 vừa là trách nhiệm vừa là cơ hội. Bởi lẽ, các doanh nghiệp sớm cam kết sẽ hưởng lợi thế người tiên phong, định vị thương hiệu trước xu hướng thay đổi của người tiêu dùng, công nghệ mới và thị trường mới.
Giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu không chỉ vì lợi ích quốc gia mà kèm theo đó là lợi ích lâu dài của tất cả các doanh nghiệp.
Bà Ngụy Thị Khanh, Giám đốc GreenID cho biết, GreenID đang cùng các đơn vị liên quan lên kế hoạch hình thành nhóm liên minh doanh nghiệp tiên phong hướng tới Net Zero. Để đạt được phát thải Net Zero sẽ rất tốn kém. Dự kiến, Việt Nam cần khoảng 147-221 tỷ USD trong giai đoạn 2022-2050. Mục tiêu này cần sự hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế, doanh nghiệp tư nhân và thị trường carbon.
Tất cả các doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam ở mọi lĩnh vực, cùng chung nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính, đều có thể tham gia liên minh này. Ở đó, doanh nghiệp được kết nối các nguồn lực về tài chính, công nghệ, thị trường. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể tăng uy tín, thương hiệu, tăng cường cơ hội hợp tác thông qua mạng lưới doanh nghiệp, chuyên gia.
Đặc biệt, doanh nghiệp được tiếp cận thông tin mới nhất về công nghệ, giải pháp, mô hình kinh doanh mới liên quan tới năng lượng tái tạo và chuyển dịch xanh toàn cầu; hỗ trợ kỹ thuật, tăng cường năng lực theo nhu cầu.
Dự kiến, liên minh này sẽ được ra mắt trong Quý I/2022 và tháng 3/2022 sẽ tiến hành khảo sát nhu cầu, năng lực của doanh nghiệp về Net Zero. Ngay sau đó, các đơn vị sẽ xây dựng kế hoạch hành động của liên minh và kết nối, phối hợp để triển khai kế hoạch.
Cần sự đồng hành
Việt Nam đã đưa ra cam kết mạnh mẽ hơn về ứng phó với biến đổi khí hậu tại COP26. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có chính sách, luật định liên quan đến Net Zero.
Theo ông Theng Bee Han, việc thực hiện các cam kết này sẽ phụ thuộc vào những hành động thiết thực và tiến trình chuyển đổi hệ thống. Trong hành trình này, sự chung tay phối hợp giữa Chính phủ và các doanh nghiệp là vô cùng cấp thiết. Đã đến lúc Việt Nam cần ứng phó với biến đổi khí hậu thông qua mối liên kết đối tác công - tư chặt chẽ để đưa quốc gia hướng tới mục tiêu Net Zero.
Cụ thể, ông Theng Bee Han cho rằng, Chính phủ và doanh nghiệp cần phải hợp tác để thúc đẩy quá trình giảm carbon ở tốc độ và quy mô cần thiết; trong đó, vài trò hỗ trợ của Chính phủ là rất quan trọng trong thiết lập chính sách và môi trường pháp lý để đạt được Net Zero cũng như chia sẻ chi phí, nghiên cứu và phát triển, đổi mới, chuỗi cung ứng và điều phối quá trình chuyển đổi Net Zero.
Muốn thay đổi những ảnh hưởng của doanh nghiệp lên môi trường và khí hậu, nhiều chuyên gia cho rằng, trước tiên phải bắt đầu từ cấp cao nhất trong công ty. Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp cần chủ động và tích cực chia sẻ về những cam kết mà doanh nghiệp muốn thực hiện cho mục tiêu Net Zero.
Ông Nguyễn Hoàng Nam, Phó Tổng giám đốc Dịch vụ ESG và Kiểm toán, Công ty PwC Việt Nam cho rằng, doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi "xanh" toàn diện bằng việc hãy đi trước và đón đầu tương lai, bên cạnh đó, cần tận dụng các nguồn vốn mới nổi. Các nguồn vốn đầu tư luôn là yếu tố tiên quyết cho doanh nghiệp.
Bà Ngụy Thị Khanh cho hay, sự đồng hành và hỗ trợ của Chính phủ với doanh nghiệp là rất quan trọng. Trong đó, nhà nước cần ưu tiên xây dựng ngay kế hoạch quốc gia để khai thác được nhiều nhất nguồn hỗ trợ của quốc tế cho chuyển dịch năng lượng và chống biến đổi khí hậu. Đồng thời đẩy nhanh thực hiện thị trường điện cạnh tranh toàn phần (thị trường cạnh tranh bán lẻ) và giá điện bán lẻ theo cơ chế thị trường để loại bỏ độc quyền và tạo sự tham gia công bằng cho các bên liên quan. Cùng với đó, Chính phủ ban hành cơ chế chính sách tạo điều kiện để doanh nghiệp tư nhân tiếp tục đầu tư vào năng lượng tái tạo và xây dựng đường dây truyền tải...
Số mã giảm gấp đôi cổ phiếu tăng, VN-Index 'bốc hơi' gần 15 điểm Kết thúc phiên chiều 13/1, thị trường chứng khoán có dấu hiệu bị bán mạnh khiến VN-Index "bốc hơi" 14,46 điểm (0,96%) về mức 1.496,05 điểm. Thị trường nhuộm trong sắc đỏ khi số mã giảm chiếm áp đảo. Nỗ lực kéo trụ giúp VN-Index có thời gian đã trở lại nhưng trước lực bán quá mạnh, nhiều mã cổ phiếu lại quay...