Chênh vênh cầu treo nơi thượng nguồn sông Mã
Chiếc cầu treo có độ cao hàng chục mét so với mực nước sông, nhiều hạng mục của cầu đã xuống cấp, mặt cầu gia cố tạm bợ, nhưng hàng ngày nhiều người dân vẫn phải đi lại trên cây cầu đầy bất trắc này.
Cầu treo bản Lát bắc qua sông Mã, là nút giao thông huyết mạch nối thị trấn Mường Lát với các xã Tam Chung, Mường Lý. Chiếc cầu này đã được đưa vào sử dụng nhiều năm nay, một số hạng mục như lan can, mặt cầu, dây néo…đã bị xuống cấp nghiêm trọng.
Theo quan sát của phóng viên, dây cáp và nhiều thiết bị bằng sắt của cây cầu đã và đang bị hoen gỉ. Đặc biệt, mặt cầu được lát bằng những tấm ván, thậm chí có chỗ chỉ được lát tạm bợ từ những thân cây tròn lởm chởm, một số thanh gỗ dọc theo lan can cầu đã mục nát…
Hơn nữa, cây cầu này lại nằm ở độ cao hàng chục mét so với mực nước sông, đoạn sông Mã lại chảy xiết thực sự là mối nguy hiểm đối với người và phương tiện tham gia giao thông, đặc biệt là người già và các em học sinh mỗi khi qua cầu.
Cũng đã có một số trường hợp người dân khi đi qua cầu, nhất là vào buổi tối bị sa chân xuống các lỗ hổng trên mặt cầu gây thương tích. Cây cầu có chiều dài hơn 200m, đây là nút giao thông huyết mạch của đồng bào các dân tộc thiểu số tại hai xã Tam Chung và Mường Lý nối với thị trấn Mường Lát.
Cầu treo bản Lát là đường giao thông huyết mạch từ thị trấn Mường Lát vào xã Tam Chung và Mường Lý.
Vào mùa thu hoạch, người dân thường xuyên chở ngô, sắn bằng xe máy qua cây cầu này. Tuy nhiên, với sự xuống cấp của cây cầu thì đây thực sự là mối đe dọa đến sự an toàn của người và phương tiện lưu thông qua cầu.
Trao đổi với Dân trí, ông Cao Văn Cường, Chủ tịch UBND huyện Mường Lát cho biết: “Cây cầu này đã được đưa vào sử dụng từ 5 – 6 năm nay. Hiện nay Sở Giao thông vận tải đã cử đoàn cán bộ lên kiểm tra thực trạng của cây cầu”.
UBND tỉnh Thanh Hóa đã có công văn số 1563/UBND-CN chỉ đạo Sở Giao thông vận tải, Công an tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn về việc “tăng cường công tác đảm bảo an toàn giao thông đối với hệ thống cầu treo trên địa bàn”.
Theo đó, Sở Giao thông vận tải và các đơn vị liên quan khẩn trương triển khai, rà soát lại toàn bộ hệ thống cầu treo dân sinh trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh; tổ chức kiểm định chất lượng các cầu để có phương án khai thác phù hợp đồng thời lắp đặt ngay biển báo quy định tải trọng và hướng dẫn chi tiết, dễ hiểu các quy định trong quá trình vận hành, sử dụng cầu treo để đáp ứng việc đi lại của người dân và phương tiện.
Đặc biệt, những nơi có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số phải có hướng dẫn bằng tiếng dân tộc; vị trí đặt biển phải đảm bảo tầm nhìn phù hợp để người dân dễ nhận biết và rà soát lại thiết kế các dự án cầu treo đang được chuẩn bị đầu tư, xây dựng để phù hợp với điều kiện khai thác, đảm bảo an toàn tuyệt đối.
Video đang HOT
Cầu treo bản Lát cao hơn so với mặt nước hàng chục mét.
Trên mặt cầu có nhiều lỗ hổng nên người qua cầu dễ bị mắc chân xuống.
Nhiều giây néo được làm khá đơn giản.
Nhiều tấm lát trên mặt cầu đã xuống cấp.
Bình Định: Khẩn trương kiểm tra hệ thống các cầu treo dân sinh
Chiều 10/3, ông Trần Châu – Giám đốc Sở Giao thông vận tải Bình Định,cho biết, Sở đã chỉ đạo thực hiện Công điện số 07/CĐ-BGTVT của Bộ GTVT về việc tăng cường công tác đảm bảo an toàn giao thông đối với hệ thống cầu treo dân sinh trên địa bàn tỉnh.
Theo đó, Sở đã đề nghị tất cả các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh tiến hành rà soát, đánh giá toàn bộ hệ thống cầu treo, cầu gỗ… trên địa bàn tỉnh nhằm bảo đảm an toàn cho người dân khi qua lại, đặc biệt là tại các vùng đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống phải lắp biển báo hướng dẫn bằng tiếng bản địa.
Cầu treo làng O5 thuộc xã Vĩnh Kim (huyện Vĩnh Thạnh) bị lũ cuốn trôi đợt lũ 2013 nay đã sửa xong Theo thông kê, hiện toàn tỉnh Bình Định có 14 cầu treo, cầu dân sinh chủ yếu tại các huyện miền núi Vĩnh Thạnh, An Lão và một số huyện trung du. Riêng tại huyện Vĩnh Thạnh, trong đợt lũ lịch sử hồi tháng 11/2013 vừa qua, trên địa bàn có 2 cầu treo bị cuốn trôi. Trong đó, cầu treo Đắc Miên dẫn vào làng O2 (xã Vĩnh Kim) với 45 hộ/181 nhân khẩu sinh sống bị lũ cuốn trôi vào tháng 11/2013, nhưng đến nay vẫn chưa có điều kiện sữa chữa. Hiện tại, người dân chỉ làm cầu bằng dây rừng để tạm qua lại, rất nguy hiểm. Được biết, trong đề án “Xây dựng cầu dân sinh đảm bảo an toàn giao thông” do Bộ Giao thông Vận tải phát động, tỉnh Bình Định đăng ký danh mục xây dựng 100 cầu, trong đó có 22 cầu treo, 58 cầu bêtông cốt thép và 20 cầu thép. Doãn Công
Nga Hợp – Duy Tuyên
Theo Dantri
Đôi vợ chồng sống với nhau 10 năm mới biết là... chị em ruột
Chiến tranh loạn lạc khiến gia đình ông Mạnh bị chia lìa, thất lạc. Hòa bình lập lại, ông và chị gái gặp lại nhưng không nhận ra nhau; đã yêu nhau và... nên duyên vợ chồng. 10 năm sau họ mới phát hiện ra sự thật tày trời...
Chuyện tình vừa buồn vừa cảm động của ông Đinh Văn Mạnh (50 tuổi, ở huyện An Lão, Bình Định) và bà Đinh Thị Mai (52 tuổi) có lẽ là câu chuyện hy hữu và đặc biệt nhất mà người viết từng được nghe.
Mối duyên định mệnh
Câu chuyện được bắt đầu từ khi gia đình ông Mạnh bị chiến tranh làm cho loạn lạc. Khi đó cha mẹ ông đều chết vì bom đạn, bỏ lại hai chị em ông bơ vơ. Trong buổi khốc liệt của chiến tranh hồi ấy, hai chị em ông đã thất lạc nhau.
Ông được cha mẹ nuôi tình cờ gặp đang lang thang trong rừng khi chưa đầy 5 tuổi. Họ đưa ông về huyện miền núi Vĩnh Thạnh, Bình Định (cách nơi ông sinh sống hàng trăm cây số) nuôi nấng. Từ đó, tuổi thơ ông trôi qua với những ngày tháng theo cha mẹ nuôi lên rừng, lội suối.
Năm hơn 10 tuổi, ông Mạnh bắt đầu tham gia du kích. Sau khi đất nước giành được độc lập (năm 1976), ông được đi học văn hóa tại Trường Nội trú tỉnh ở huyện Tây Sơn. Mối tình oái ăm cũng bắt đầu từ ngôi trường này.
Cuộc đời của bà Mai cũng lắm nỗi truân chuyên. Sau khi lạc em, mất cha mẹ, cô bé Mai một mình lang thang qua nhiều vùng xin ăn. Do tuổi còn nhỏ, đói khổ triền miên, Mai dần quên mình còn có một đứa em trai.
Các anh chị công tác ở xã An Vinh, huyện đoàn An Lão (Bình Định) xót thương cho thân phận cô đơn bé bỏng của cô bé Hrê nên đã nuôi nấng, bao bọc cô bé nên người. Sau này cô bé Mai được đi học văn hóa tại huyện Tây Sơn.
Chính tại ngôi trường nội trú này, Mai gặp lại người em trai của mình mà không biết, chỉ biết ấn tượng với người thanh niên ít hơn mình 2 tuổi nhưng lém lỉnh, thông minh. Hai người đã lỡ lầm trao nhau lời hẹn ước rồi nên duyên vợ chồng.
Đôi vợ chồng chung sống với nhau rồi sinh hạ hai người con, một trai, một gái bụ bẫm, giống cha mẹ như đúc. Ngày ngày, chồng lên rừng đốn củi, săn bắn, vợ ở nhà trông con và cơm nước. Cuộc sống yên bình tưởng cứ thế trôi qua.
Ông Mạnh bên người cháu nội.
Sự thật kinh hoàng
Sau 10 năm chung sống, qua nhiều câu chuyện, đôi vợ chồng đau đớn phát hiện ra họ chính là chị em ruột. Lúc đó, bà Mai chỉ biết ôm hai con thơ vào lòng mà khóc ngất. Ông Mạnh cũng không muốn sống nữa khi biết mình vô tình đã phạm tội loạn luân mà người đời không thể tha thứ.
Nhưng thương các con còn thơ dại, ông bà quyết định vẫn sống cùng nhau dưới một mái nhà để cùng chăm lo cho các con. Nhưng sự việc trở nên căng thẳng khi dân làng kéo nhau đến cơ quan chức năng, đòi chính quyền địa phương phải can thiệp, quyết không cho hai chị em sống chung.
Đầu năm 1988, ông Mạnh bị TAND huyện An Lão xử phạt 2 năm tù về tội loạn luân. Không khí phiên tòa đẫm nước mắt khi ông Mạnh chia sẻ: "Dù chết tôi cũng không thể bỏ các con"
Hai năm sau, mãn hạn tù, ông Mạnh lại trở về bên chị và 2 con. Họ vẫn cùng chung tay chăm lo cho các con nhưng luôn giữ đạo lý làm người, khiến hàng xóm dần hiểu và thông cảm.
Hai chị em đã sống cùng nhau hơn 30 năm nay trong mái nhà sàn ấm áp. Ông Mạnh là trưởng thôn, rất gương mẫu, được dân làng tin yêu, quý mến.
Chị Đinh Thị V. và em trai Đinh Văn M. (hai người con của ông bà) nay đều đã lập gia đình. Anh M. sau khi rời quân ngũ nay là Bí thư chi đoàn thôn, nhiệt tình công tác. Ông Mạnh tâm sự: "Ước muốn duy nhất của tôi bây giờ là con cái được sống sung túc, vui vẻ".
Điều trăn trở đau đớn nhất của ông bà bao nhiêu năm nay vẫn là: Dù luôn giữ trọn đạo lý, song việc ông bà đã lỡ phạm phải, liệu có vi phạm chuẩn mực đạo đức của con người? Liệu có được người đời tha thứ?
* Tên nhân vật đã được thay đổi
Khuất Hậu
Theo Dantri
15 hồ thủy điện miền Trung xả tràn do mưa lớn Sau một ngày mưa lớn, nhiều hồ thủy điện khu vực miền Trung nước dâng cao lên mức báo động 3, buộc phải xả tràn để đảm bảo an toàn hồ chứa. Theo báo cáo Trung tâm phòng chống lụt bão miền Trung - Tây Nguyên, lúc 6h ngày 16/11 đã có 15 hồ thủy điện xả tràn, 9 hồ xả với lưu...