Chênh vênh bảo vệ ‘thượng đế’
Nhiều doanh nghiệp không quan tâm, thậm chí thiếu trách nhiệm thực hiện Luật Bảo vệ người tiêu dùng. Khi sản phẩm bị hư hỏng, sai phạm trong bảo hành, doanh nghiệp thường tìm cách đổ lỗi cho khách hàng, thoái thác trách nhiệm của mình.
Ảnh minh họa.
Theo thống kê của Hội Chống gian lận thương mại và hỗ trợ người tiêu dùng (NTD) TP.HCM (AFCA), năm 2014 hội này tiếp nhận khoảng 150 vụ khiếu nại của NTD, chủ yếu là khiếu nại về sản phẩm điện-điện tử có chất lượng không đúng như mô tả khi rao bán; sản phẩm hư hỏng nhưng bên bán không chịu bảo hành, không chịu sửa chữa…
Tùy tâm… doanh nghiệp
Trong đó 70% các vụ được giải quyết xong với thời gian trung bình chưa đến một tuần. Ông Nguyễn Xuân Trinh, Chánh văn phòng AFCA, cho biết doanh nghiệp (DN) lớn, có danh tiếng thường là chịu hợp tác nên vụ việc được giải quyết rất nhanh, có những vụ AFCA chuyển hồ sơ đến DN thì vài ba ngày sau là DN giải quyết xong khiếu nại của NTD.
Ví dụ có một trường hợp khách hàng mua tivi hiệu Sony của một trung tâm điện máy có tiếng của TP.HCM. Tivi mua về hư 5 lần trong vòng 2 năm, việc bảo hành, sửa chữa rất phiền toái cho khách hàng. Khách hàng gửi đơn đến AFCA. Sau khi AFCA chuyển hồ sơ yêu cầu trung tâm điện máy này giải quyết thì họ rất thiện chí, đổi sản phẩm mới cho khách hàng để khỏi sửa đi sửa lại nữa.
Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp “thượng đế” đành chịu lép vế. Ông Hoàng Minh Tuấn, chuyên viên tư vấn xử lý khiếu nại của AFCA, cho biết những trường hợp mua hàng điện tử giá trị lớn như điện thoại di động trên 8 triệu đồng, NTD ban đầu cũng quyết liệt theo vụ khiếu nại nhưng phía cửa hàng bán hàng cho khách lại phớt lờ, mời thì không thèm đến, gửi công văn không thèm trả lời, gọi điện thoại thì hứa hẹn. Sau một thời gian cửa hàng chây ì thì nhiều NTD nản chí và bỏ cuộc. Mặc dù Hội có hướng dẫn họ làm các thủ tục khác, ví dụ kiện ra tòa để tự bảo vệ quyền lợi nhưng họ thường cảm thấy quá phức tạp, mệt mỏi nên bỏ luôn.
Tương tự, luật gia Phan Thị Việt Thu, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ NTD TP.HCM, kể lại trong quá trình tiếp cận các vụ khiếu nại của NTD, bà gặp không ít trường hợp khiếu nại liên quan đến hàng điện-điện tử, chủ yếu là tivi, điện thoại di động. Có nhiều trường hợp DN chịu hợp tác giải quyết nhưng nội dung vụ việc lại rất khó phân định.
Video đang HOT
Ví dụ NTD mua tivi được một thời gian thì nứt màn hình. NTD khẳng định mình treo tivi một chỗ cố định chứ có tác động gì đâu, trong khi DN cho là do NTD có tác động chứ không phải do lỗi sản xuất. Hội cũng liên hệ những trung tâm về kiểm định chất lượng, hỏi xem có cách nào kiểm định để biết nguyên nhân nứt màn hình hay không. Họ nói ở Việt Nam chưa làm được kỹ thuật này.
Khi không xác định được lỗi thì DN chỉ chịu hỗ trợ cho NTD 30% – 50% chi phí thay màn hình mới. Đó cũng là có thiện chí phần nào rồi. Chứ có những trường hợp lên hình bị sọc, kêu DN bảo hành, DN mở tivi ra, bảo là có một con ốc bị rỉ sét gây hư mạch, hư kiểu này là trường hợp ngoại lệ sẽ không được bảo hành! Coi kỹ phiếu bảo hành, điều kiện bảo hành thì cũng có ghi những trường hợp ngoại lệ nhưng ghi chung chung, NTD đâu có dự liệu được có chuyện con ốc bị sét mà bảo là do điều kiện thời tiết khách quan nên không bảo hành.
Có văn hóa kinh doanh thì giải quyết thuận lợi hơn
Quyền lợi của NTD được bảo vệ đúng đắn và thuận lợi hơn với các DN có văn hóa kinh doanh, quy trình sản xuất tốt, quy trình xử lý khiếu nại rõ ràng. Luật gia Phan Thị Việt Thu chia sẻ bà gặp không ít vụ khiếu nại về chất lượng thực phẩm, nước giải khát mà NTD “quá đáng”. Theo quy định, NTD được bảo vệ quyền lợi chính đáng, ví dụ được đổi hàng, trả hàng – hoàn tiền, được bồi thường thiệt hại nếu có thiệt hại phát sinh và chứng minh được.
Vậy mà có trường hợp hai cha con cùng đòi 7.000 USD cho một lon nước ngọt bị phồng rộp, có trường hợp một phụ nữ đòi 8 triệu đồng cho một chai nước đậu nành nổi váng, một vụ đòi 50 triệu đồng cho một chai nước giải khát có cặn… Những người này nại rằng họ mất tiền đi lại, mất sở hụi vì bỏ bê công việc đi theo đuổi vụ khiếu nại… Qua nhiều năm hoạt động, có lẽ cũng đã gặp không ít trường hợp khiếu nại, thậm chí “vòi vĩnh” nên hầu hết các DN sản xuất thực phẩm, nước giải khát đều biết cách ứng xử, họ thường thẳng thắn từ chối yêu cầu trả tiền, chỉ chấp nhận đổi sản phẩm khác mà thôi.
Bà Thu chia sẻ đôi khi DN chịu áp lực từ phía NTD và không giữ được lập trường của mình, nhất là những trường hợp NTD “dọa” sẽ tung thông tin cho báo chí. Ví dụ trong vụ NTD đòi 50 triệu đồng, nếu không thì sẽ gửi thông tin đăng khắp nơi thì NTD rất “hung”, phía DN cũng chịu thương lượng còn 30 triệu đồng. “Lúc đó tôi nói thẳng là hai bên mà có đồng ý với nhau thì chính tôi là người phản đối. Vì sao? Vì ngoài lợi ích của NTD, lợi ích của DN còn phải thấy lợi ích của toàn xã hội chứ! Anh thấy sản phẩm có lỗi thì phải thông báo cho cơ quan quản lý để cảnh báo cho NTD khác về sản phẩm lỗi này, thông báo cho DN họ rà soát quy trình sản xuất để họ khắc phục… Chứ đâu phải thỏa thuận lấy tiền để im lặng! Thực tế cho thấy chính trong các trường hợp NTD đòi hỏi quá đáng thì lại chuốc vạ vào thân”, luật gia Phan Thị Việt Thu nói.
Tuy nhiên cũng có những DN ứng xử với NTD rất kỳ cục. Bà Thu kể lại: Có một công ty lớn khi bị khách hàng khiếu nại về chất lượng sản phẩm thì lập tức đi kiện khách hàng đòi bồi thường thiệt hại vì nói sản phẩm kém chất lượng, làm mất uy tín công ty! Khi tòa hòa giải thì các bên cũng thương lượng được, công ty cũng chịu hoàn trả một phần tiền mua sản phẩm cho khách.
Theo Pháp Luật TP.HCM
Đề xuất tịch thu xe của người say: Phải cân nhắc tính công bằng xã hội
Luật sư Phan Hữu Thư: "Chúng ta đã nhiều lần thấy rằng, khi dân chúng bức xúc, nếu cứ cố tình ban hành thì tính khả thi không cao".
Tại cuộc Hội thảo "Tịch thu phương tiện: Pháp lý và thực tiễn" vừa diễn ra, ông Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch chuyên trách, Uỷ ban an toàn giao thông Quốc gia đã đưa ra nhiều con số chứng minh sự liên quan giữa tai nạn với việc sử dụng rượu bia. Ông Hùng cho biết, khảo sát 18.500 nạn nhân tai nạn giao thông có 36% người đi xe máy, 67% người lái ôtô vi phạm nồng độ cồn vượt ngưỡng cho phép.
Ông Hùng cho biết, đề xuất của Ủy ban ATGTQG về tăng mức xử phạt với những trường hợp vi phạm nồng độ cồn, cao nhất là tịch thu phương tiện cũng nhằm mục tiêu hạn chế tai nạn do sử dụng rượu bia gây ra, nhằm bảo vệ tính mạng, tài sản cho người tham gia giao thông và hướng đến một thông điệp đủ sức cảnh báo rằng, đã uống rượu bia thì không lái xe.
Cần cân nhắc tính công bằng xã hội
Luật sư Phan Hữu Thư, nguyên Giám đốc Học viện Tư pháp rằng, ông hoàn toàn hoan nghênh mục tiêu của Ủy ban an toàn giao thông quốc gia nhằm hướng đến việc nâng cao ý thức chấp hành luật pháp của người dân.
Về đề xuất của Ủy ban an toàn giao thông quốc gia, ông quan tâm nhiều đến phương pháp tiếp cận hay chính xác hơn là tư duy pháp lý trong việc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.
Luật sư Phan Hữu Thư.
"Nếu áp dụng biện pháp tịch thu phương tiện thì phải cân nhắc. Chúng ta ai cũng biết uống rượu là không nên lái xe, nhưng làm sao để một người đã uống rượu rồi biết được chuyện đó, cho nên phải cân nhắc. Trước hết là cân nhắc tính công bằng xã hội khi đưa văn bản luật đó ra với người dân. Chúng ta thấy rất rõ, khi thu một chiếc xe 30 tỷ đồng của một người vi phạm khi họ thuê xe, mà người đó chỉ làm công ăn lương thì họ lấy đâu ra tiền để bồi thường"- ông Thư nói.
Ông Thư cho biết, cần phải cân nhắc tính hiệu quả của văn bản mà UBATGTQG đưa ra. "Chúng ta đã nhiều lần thấy rằng, khi dân chúng bức xúc, nếu cứ cố tình ban hành thì tính khả thi không cao".
Luật sư Phan Hữu Thư cũng đề nghị, khi đề xuất, cần phải xem xét những nội dung đưa ra có làm ảnh hưởng đến chính sách hiện hành của Đảng, Nhà nước, chẳng hạn như chính sách xóa đói giảm nghèo. "Chúng ta đang nỗ lực thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo. Đối với bà con vùng dân tộc, cả nhà chỉ có chiếc xe máy trị giá vài triệu đồng, nếu tịch thu xe của họ, lại đưa họ về trạng thái nghèo ban đầu. Vì thế phải cân nhắc".
Đề xuất liên quan đến hàng chục triệu dân, không vội được
Luật sư Phan Hữu Thư khẳng định, ông ủng hộ có chế tài mạnh, nhưng chế tài như thế nào "Tôi thiên về hướng phạt nhưng tôi không thiên về hướng phạt quá nặng. Chúng ta đừng nhầm tưởng rằng cứ phạt nặng thì hết tai nạn. Phạt phải có khung tương ứng với lỗi vi phạm".
Cắt lời Luật sư Phan Hữu Thư, ông Khuất Việt Hùng hỏi dồn "chúng ta không chỉ bàn chuyện đúng, sai, hay, dở mà phải có cách nào đó. Hay nhân tiện đây, ông đưa luôn ra một gợi ý nên thế nào, không cần đề xuất vội, ông gợi ý hộ thế nào là "nặng vừa" đối với các đối tượng lái các loại xe khác nhau?".
Kiểm tra nồng độ cồn.
Trả lời câu hỏi dồn của ông Khuất Việt Hùng, Luật sư Phan Hữu Thư nói: "Tôi chưa có thời gian nghiên cứu kỹ như các anh để ngay vào lúc này đưa ra một đề xuất nào đó mang tính thiết thực, nhưng từ các hôm UBATGTQG đưa đề xuất đến nay, tôi vô cũng băn khoăn. Tôi cũng là người tham gia giao thông và cũng từng vi phạm giao thông, tôi cũng thực sự biết sợ. Nếu giờ đây say rượu là tôi sẵn sàng gửi xe ở lại mà không lái xe. Vậy tôi muốn nói, phải làm cho từng người biết "sợ" mới là quan trọng".
Luật sư Phan Hữu Thư cho rằng, không nên lấy giá trị của chiếc xe để áp đặt cho hình phạt, chỉ phân biệt 2 loại phương tiện là ô tô và xe máy. Tuy nhiên, phạt nặng hay nhẹ phụ thuộc vào lỗi vi phạm chứ không phải vào túi tiền của người vi phạm. Người tham gia giao thông vi phạm càng nhiều lần thì chế tài áp dụng càng nặng, khi đó không loại trừ việc tịch thu xe. "Ví dụ, người tham gia giao thông vi phạm đến lần thứ 5 trong vòng 1 năm, nếu đã bị tước bằng lái rồi mà vẫn vi phạm thì không tịch thu xe mới là chuyện lạ. Câu chuyện này khác với việc cảnh sát giao thông thấy một người ra khỏi quán, bắt họ thở và tịch thu xe ngay lần đầu. Nếu như vậy là chưa hợp lý".
Theo Luật sư Phan Hữu Thư, có rất nhiều vấn đề nếu đề xuất thu xe có hiệu lực mà chúng ta chưa tính toán hết được. Đề xuất này liên quan đến hàng chục triệu dân, nên không vội được. "Phải tính toán thật kỹ, rồi sửa và đưa vào thực hiện sau cũng không vội. Phải làm thế nào để cho dân hiểu, dân thông. Tôi đồng ý tịch thu, nhưng không phải tịch thu ngay lập tức. Tịch thu được luật pháp cho phép. Còn nếu luật không cho phép, con người có thể sửa luật, vì luật do con người tạo ra"./.
Theo VOV
Uống rượu bia lái xe: Tạm giữ và bắt lao động công ích? "Tịch thu phương tiện có thể áp dụng với trường hợp tái vi phạm lần 2 hoặc 3 với nồng độ cồn quá mức cho phép, có nồng độ cồn quá cao gấp trên 3 lần mức cho phép lần 1 hoặc 2, chống người thi hành công vụ khi kiểm tra nồng độ cồn ngay lần đầu tiên" - TS Trần Hữu...