Chen chúc trong lễ hội tắm sông Hằng bất chấp dịch COVID-19
Ngày 11/3, hàng trăm nghìn tín đồ theo đạo Hindu đã cùng tập trung tại sông Hằng của Ấn Độ để tham dự dịp lễ hội Kumbh Mela, bất chấp nguy cơ lây nhiễm bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Các tín đồ theo đạo Hindu tắm trên sông Hằng vào ngày đầu tiên của lễ hội Kumbh Mela. Ảnh: Reuters
Lễ hội Kumbh Mela là một trong những sự kiện tôn giáo lớn nhất và đa màu sắc nhất quốc gia Nam Á này. Người hành hương tới sông Hằng để trầm mình tắm gội, với niềm tin bất diệt rằng dòng nước thiêng sẽ rửa sạch tội lỗi của họ.
Lễ hội năm nay diễn ra tại sông Hằng ở thành phố cổ Haridwar (miền Bắc Ấn Độ). Từ trước bình minh, mọi người dân từ người già đến trẻ em, cả nam giới và nữ giới, đã chen nhau để có được vị trí tốt dọc theo bờ sông Hằng, trước khi trầm mình trong dòng nước chảy xiết, họ lầm rầm những lời cầu nguyện và thả hoa trôi trên con sông thiêng này.
Do đại dịch COVID-19, Chính phủ Ấn Độ đã cắt giảm đáng kể quy mô tổ chức Kumbh Mela và những người tham dự bắt buộc phải có giấy chứng nhận âm tính với virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19. Bên cạnh đó, hệ thống truyền thanh công cộng ở Haridwar cũng thường xuyên nhắc nhở mọi người đeo khẩu trang và giữ khoảng cách an toàn tối thiểu, trong khi các tình nguyện viên có mặt ở mọi nơi để xịt thuốc sát khuẩn tay cho những người hành hương.
Ấn Độ vẫn đang là nước có số ca mắc COVID-19 cao thứ hai thế giới (sau Mỹ), với trên 11.285.000 trường hợp. Số ca tử vong do dịch bệnh này tại Ấn Độ hiện hơn 158.200 người – đứng thứ 4 thế giới. Tuy nhiên, số các ca nhiễm mới đã giảm mạnh trong những tháng gần đây và đất nước 1,3 tỷ dân này đã trở lại cuộc sống bình thường ở nhiều khía cạnh.
Video đang HOT
Theo thần thoại Hindu, các vị thần và ác quỷ đã chiến đấu để giành chiếc bình thiêng chứa mật hoa của sự bất tử. Giọt mật rơi xuống 4 địa điểm dọc các con sông ở Ấn Độ, hiện nay là các thành phố Allahabad (nơi hợp lưu của sông Hằng và sông Yamuna Sarasvati), thành phố Haridwar (sông Hằng), thành phố Nashik (sông Godavari) và thành phố Ujjain (sông Shipra).
Năm 2017, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa thuộc Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận lễ hội Kumbh Mela là Di sản văn hóa phi vật thể của thế giới.
Ấn Độ dỡ bỏ hạn chế thời gian để đẩy nhanh tiến độ tiêm phòng
Ngày 3/3, Bộ trưởng Y tế LB Ấn Độ Harsh Vardhan cho biết chính phủ nước này đã dỡ bỏ hạn chế về thời gian tiêm phòng COVID-19 và những người trong diện tiêm phòng có thể đi tiêm bất kỳ lúc nào.
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 trong chương trình tập huấn tiêm chủng tại New Delhi, Ấn Độ. Ảnh: THX/TTXVN
Trên mạng xã hội Twitter, Bộ trưởng Vardhan nêu rõ Chính phủ Ấn Độ đã quyết định dỡ bỏ hạn chế thời gian để đẩy nhanh chiến dịch tiêm phòng COVID-19. Điều này sẽ giúp người dân thuận tiện hơn khi thu xếp thời gian đi tiêm chủng.
Ngày 1/3 vừa qua, Ấn Độ đã bắt đầu giai đoạn 2 của chiến dịch tiêm phòng COVID-19 trên cả nước. Trong giai đoạn này, chiến dịch sẽ tập trung vào những người trên 60 tuổi và những người trên 45 tuổi nhưng có bệnh lý nền. Chính phủ liên bang áp dụng mức giá 250 rupee (3,4 USD) cho mỗi liều vaccine tại các bệnh viện tư nhân. Tuy nhiên, việc tiêm phòng tại các bệnh viện công là hoàn toàn miễn phí. Ước tính trong giai đoạn 2, Ấn Độ sẽ tiêm phòng cho gần 270 triệu người.
Trước đó, Ấn Độ đã bắt đầu chiến dịch tiêm phòng COVID-19 cho người dân vào ngày 16/1 vừa qua. Các nhân viên y tế và những người làm việc trên tuyến đầu là những đối tượng được ưu tiên tiêm phòng trong giai đoạn đầu.
Theo Bộ Y tế Ấn Độ, tính đến sáng 3/3, ước tính hơn 15,6 triệu người đã được tiêm phòng vaccine ngừa COVID-19 trên khắp Ấn Độ kể từ khi nước này khởi động chiến dịch tiêm chủng.
* Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, Chính phủ Thái Lan đang cân nhắc các biện pháp ngăn ngừa dịch COVID-19 lây lan trong kỳ nghỉ Tết cổ truyền Songkran hay còn gọi là Lễ hội té nước vào giữa tháng tới, trong bối cảnh số ca nhiễm mới hàng ngày đang có xu hướng giảm dần.
Người dân tham gia lễ hội té nước trong Tết Songkran ở Bangkok, Thái Lan. Ảnh tư liệu: THX/TTXVN
Bộ trưởng Văn hóa Thái Lan Itthiphol Kunplome ngày 3/3 cho biết bộ ủng hộ việc tổ chức trở lại các hoạt động văn hóa và truyền thống, vốn là một phần của Lễ hội Songkran trước khi đại dịch COVID-19 xảy ra. Tuy nhiên, ông cho rằng cần phải có các biện pháp kiểm soát dịch bệnh nghiêm ngặt, bao gồm cả giãn cách xã hội và giới hạn số lượng người tại những địa điểm tổ chức các hoạt động được lên kế hoạch.
Năm ngoái, Chính phủ Thái Lan đã ra một quyết định chưa có tiền lệ là hoãn kỳ nghỉ Tết cổ truyền Songkran, khiến người dân lặng lẽ bước vào Năm mới theo Phật lịch với việc toàn bộ đất nước trong tình trạng "phong tỏa mềm" và lệnh giới nghiêm vào ban đêm để phòng chống COVID-19.
Lễ hội Songkran ở Thái Lan năm nay sẽ diễn ra từ ngày 13 - 15/4. Theo Bộ trưởng Itthiphol, các hoạt động trong Lễ hội Songkran giúp kích thích du lịch và nền kinh tế, trong bối cảnh đã có vaccine ngừa COVID-19.
Trong khi đó, Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha cùng ngày cho biết Nội các sẽ xem xét liệu người dân có được phép tự do tham gia lễ hội hoặc có nên áp dụng một số biện pháp phòng chống dịch bệnh hay không.
Về tình hình COVID-19 ở Thái Lan, ngày 3/3 quốc gia Đông Nam Á này ghi nhận thêm 35 ca nhiễm mới, nâng tổng số các ca bệnh từ trước đến nay lên 26.108 ca, trong đó có 84 ca tử vong. Đây là ngày thứ 12 liên tiếp, Thái Lan ghi nhận số ca nhiễm mới dưới 100 ca.
* Bộ Y tế Slovakia thông báo từ ngày 3/3 bắt đầu áp đặt lệnh giới nghiêm từ 20h tối hôm trước đến 5h sáng hôm sau, trong bối cảnh quốc gia Trung Âu này đang chứng kiến với tỉ lệ tử vong cao nhất thế giới.
Theo sắc lệnh của chính phủ, người dân Slovakia sẽ không được phép đi ra ngoài trong thời gian lệnh giới nghiêm được áp đặt. Người dân được yêu cầu ở trong nhà vào ban ngày, trừ một số trường hợp ngoại lệ như đi khám bệnh, đi làm, đi dạo.
Lệnh giới nghiêm này sẽ có hiệu lực cho đến ngày 19/3 và có thể được gia hạn tùy theo tình hình dịch bệnh.
Slovakia với 5,4 triệu dân là nước có tỉ lệ tử vong do COVID-19 cao nhất thế giới, với 24 ca tử vong/100.000 người trong vòng 14 ngày qua. Theo Chủ tịch Hiệp hội liên đoàn thương mại các bác sĩ Peter Visolajsky, tỉ lệ tử vong cao ở nước này là do nhiều yếu tố, trong đó có việc lệnh phong tỏa được áp đặt quá muộn và không được giám sát đầy đủ.
Campuchia đàm phán mua 100.000 liều vaccine AstraZeneca của Ấn Độ Theo phóng viên TTXVN tại Phnom Penh, Campuchia đang xúc tiến đàm phán với Ấn Độ để đặt mua 100.000 liều vaccine phòng COVID-19 của AstraZeneca do Viện Huyết thanh miễn dịch Ấn Độ (SII) sản xuất. Vaccine phòng COVID-19 của AstraZeneca. Ảnh: PAP/TTXVN Đại sứ Ấn Độ tại Campuchia Devyani Uttam Khobragade xác nhận Chính phủ Ấn Độ đồng ý cho SII...