“Chém gió” quen sếp Viettel, lừa đảo tiền của bạn
Hải Anh lừa bạn học và người quen rằng có khả năng xin việc ở Viettel. Sau khi nhận tiền, Hải Anh gửi quyết định danh sách trúng tuyển giả mạo.
Khương sử dụng phần mềm photoshop để tạo ra các quyết định, thông báo tiếp nhận nhân sự theo nội dung Hải Anh cung cấp.
Ngày 31.8, Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Công an Hà Nội) đang phối hợp Công an quận Đống Đa điều tra làm rõ vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng hình thức xin việc vào Tổng công ty Viễn thông Viettel.
Cơ quan điều tra khởi tố 2 đối tượng liên quan là Trịnh Hải Anh (SN 1985, ở Thanh Liêm, Hà Nam) về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và Phạm Văn Khương (SN 1986, làm nghề in ấn, photocopy) về tội “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức”.
Theo điều tra, năm 2009, Hải Anh ký hợp đồng với công ty cung cấp nhân sự cho Viettel và được làm việc tại bộ phận điện thoại viên trực thuộc Trung tâm chăm sóc khách hàng của Tổng công ty Viễn thông Viettel. Sau khi nghỉ làm, Hải Anh nảy sinh ý định lừa đảo bạn học, người cùng quê có nhu cầu xin vào Viettel làm việc.
Gặp bạn học cũ tên Vũ Thu H, Hải Anh “quảng cáo” đang làm việc tại Phòng giải quyết khiếu nại của Viettel, có mối quan hệ thân thiết với lãnh đạo.
Video đang HOT
Thấy Hải Anh rất hiểu biết về “nội bộ” và hoạt động của Viettel nên tháng 7.2016, chị H đặt vấn đề nhờ Hải Anh xin việc cho mình. Hải Anh nhận sẽ giúp chị H vào làm tại một phòng giao dịch Viettel ở Hà Nội với chi phí 70 triệu đồng.
Giữa tháng 8, Hải Anh gửi cho chị H. bức ảnh chụp danh sách trúng tuyển có tên Vũ Thu H. với đầy đủ con dấu của Viettel và chữ ký Tổng giám đốc. Tuy nhiên, đây là danh sách giả mạo nên chị H đợi mãi vẫn không được đi làm.
Đối tượng Trịnh Hải Anh.
Trước đó, tháng 4.2016, Hải Anh nói chuyện với anh Chu Văn N “gợi ý” về việc, đang có một số chỉ tiêu tuyển dụng vào Viettel, nếu có người quen nào có nhu cầu xin việc thì bảo Hải Anh sẽ lo liệu giúp.
Tin tưởng Hải Anh nên anh N đã nhờ xin giúp việc cho bạn gái. Hải Anh hứa với anh N xin cho bạn gái anh này vào làm việc tại Phòng y tế của Viettel cho đúng “chuyên môn”, chi phí xin việc là 70 triệu đồng.
Sau khi chuyển cho Hải Anh tổng cộng gần 80 triệu đồng, anh N và bạn gái nhận được tin nhắn mời bạn gái anh N đến Viettel làm việc. Tuy nhiên, ngày anh N đưa bạn gái đi làm, hai người mới té ngửa vì Viettel cho biết không có việc tuyển dụng.
Cùng thủ đoạn trên, Hải Anh còn lừa đảo chiếm đoạt tiền của 2 người bạn với tổng số 95 triệu đồng.
Vào cuộc điều tra, PC50 làm rõ, Tổng công ty Viễn thông Viettel không có nhân viên nào có tên là Trịnh Hải Anh. Các giấy thông báo tiếp nhận thử việc do người bị hại cung cấp không phải là văn bản của Viettel. Trưng cầu giám định các giấy tờ này tại Phòng Kỹ thuật hình sự – Công an TP.Hà Nội đã kết luận hình dấu, chữ kỹ trên các văn bản là giả, được tạo ra bằng phương pháp in màu kỹ thuật số.
Bị cảnh sát triệu tập, Hải Anh thừa nhận bản thân không có khả năng xin việc cho người khác vào Viettel. Sau khi nhận tiền của các nạn nhân, nữ nghi phạm này đã sử dụng vào mục đích cá nhân.
Để có các quyết định, thông báo tiếp nhận làm việc giả mạo, Hải Anh nhờ bạn học cũ là Phạm Văn Khương sử dụng phần mềm photoshop bóc tách hình dấu ghi “Tổng công ty viễn thông Viettel – Chi nhánh Tập đoàn viễn thông quân đội” và chữ ký Tổng giám đốc công ty để tạo ra 14 quyết định, thông báo tiếp nhận nhân sự theo nội dung Hải Anh cung cấp.
Vụ án đang được PC50 điều tra mở rộng.
Theo Đỗ Tuấn (Dân Việt)
Lừa chạy chức, chạy việc chiếm đoạt hơn 1 tỷ
Nghi phạm khai nhận lừa đảo, chiếm đoạt tiền của nhiều người dân và giáo viên ở Nghệ An để chạy vào biên chế.
Lừa chạy chức, chạy việc chiếm đoạt hơn 1 tỷ (ảnh minh họa)
Ngày 22/8, Công an huyện Diễn Châu, Nghệ An cho biết đã khởi tố, bắt tạm giam Nguyễn Xuân Lương (SN 1985, trú xóm 6, xã Diễn Thái, huyện Diễn Châu) để điều tra hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.
Theo điều tra ban đầu, Lương không có việc làm ổn định. Thời gian qua Lương tự xưng là Nguyễn Đức Hùng, nhận là người thân với lãnh đạo Bộ Công an và lãnh đạo tỉnh Nghệ An để lừa đảo những người có nhu cầu chạy chức, chạy việc.
Bước đầu nghi phạm khai nhận đã lừa đảo, chiếm đoạt tiền của nhiều người dân và giáo viên ở Nghệ An để chạy vào biên chế, thậm chí chạy chức cho lên làm phó hiệu trưởng. Tổng cộng số tiền Lương chiếm đoạt lên đến 1 tỉ đồng.
Theo Văn Thanh (Báo Giao thông)
Nữ lao công lừa chạy việc, chiếm đoạt trên 2,6 tỷ đồng Chỉ là một nhân viên vệ sinh nhưng Ngô Lê Thị Thủy lại "nổ" mình có nhiều mối quan hệ có thể xin việc để lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Chiều 10/6, TAND TP.Đà Nẵng tuyên phạt Ngô Lê Thị Thủy (29 tuổi, ngụ Q.Cẩm Lệ, TP.Đà Nẵng) 8 năm tù tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản - tin tức đăng...