“Check-in” vườn nho Ninh Thuận trên đất An Giang
Trên vùng đất phù sa huyện Chợ Mới (tỉnh An Giang) vừa nổi lên một vườn nho Ninh Thuận mới toanh, thu hút khá đông du khách đến tham quan và thưởng thức hương vị nho tươi tại vườn.
Nhiều khách đã chụp ảnh “check-in”, tạo nên “cơn sốt” trên mạng xã hội, thu hút thêm nhiều người đến trải nghiệm.
Ông Nguyễn Văn Mến bên vườn nho
Đó là vườn nho Thiện Tính của ông Nguyễn Văn Mến (sinh năm 1950, ngụ ở ấp Long Hòa 1, xã Long Kiến, huyện Chợ Mới). Vườn trồng 300 gốc nho móng tay Ninh Thuận cách đây 8 tháng trên diện tích 1.800m 2. Đến nay, có 120 gốc đang ra trái và mới bắt đầu chín, chính thức mở cửa từ ngày 13/6/2022.
Để đến vườn nho, du khách từ TP. Long Xuyên qua phà An Hòa chạy về hướng Tỉnh lộ 946 khoảng 11km tới cầu Xà Mách. Rẽ phải khi vừa qua cầu Xà Mách, chạy vô khoảng 150-200m hỏi nhà ông Mến hoặc vườn nho là ai cũng biết. Vườn nho cũng gần vườn sầu riêng Tám Long khá nổi tiếng thời gian gần đây.
Video đang HOT
Một ngày cuối tuần nắng đẹp, đến tham quan vườn, ai cũng òa lên thích thú. Do mùa đầu tiên thu hoạch nên dây nho chưa phủ kín hết vườn, tuy nhiên có rất nhiều góc chụp ảnh nho trĩu quả, lủng lẳng rất đẹp. Đến đây, mọi người được ngắm nhìn những chùm nho căng mọng, chụp hình trải nghiệm, hái nho, thưởng thức quả nho ngay tại vườn.
Ông Mến chia sẻ: “Trước đây, tôi trồng táo, hiệu quả lắm, đang thu hoạch bán ngon lành, dịch bệnh COVID-19 tới, không bán được cũng không xuất khẩu được, nên tôi đốn bỏ. Sau nhiều ngày suy nghĩ, tôi thấy rằng phải chuyển mô hình trồng cây gì mà có thể bán được ở nông thôn, bán nội địa mà không phải lệ thuộc thị trường Trung Quốc, không cần xuất khẩu. Hơn nữa, do diện tích đất nhỏ nên trồng bán trong địa phương cũng hết. Thế là tôi quyết định trồng cây nho”.
Nghĩ là làm, ông Mến đi Ninh Thuận, lang thang học hỏi kinh nghiệm hơn 1 tháng, cộng với lên mạng internet, youtube học hỏi… Rồi ông Mến quyết định mua thử 100 cây nho Ninh Thuận với giá 100.000 đồng/gốc về trồng.
“Vừa trồng vừa học hỏi, thế mà lây lất cũng tới ngày đơm hoa kết trái, tôi mừng lắm” – ông Mến bộc bạch. Ông Mến cho biết, vườn trồng 300 gốc nho; đầu tư vốn từ cây giống, phân bón, cây và dây buộc làm giàn… gần 70 triệu đồng.
Du khách từ các nơi đến trải nghiệm, chụp ảnh
“Trồng nho không khó, nếu biết cách xử lý cắt cành để ra hoa, xử lý đậu trái. Loại này chịu hữu cơ, nên tôi trồng theo phương pháp hữu cơ và một phần sử dụng phân hóa học. Từ khi trồng đến ra hoa khoảng 5 tháng, từ khi ra hoa đến có trái gần 3 tháng. Hiện, hơn 120 gốc nho đã cho trái lủng lẳng. Bình quân 1 gốc nho có 5-10 chùm, mỗi chùm trọng lượng từ 1-1,2kg” – ông Mến thông tin.
“Nho có trái, mỗi ngày đón khách tới tham quan chụp ảnh thêm vui. Năng suất năm đầu tiên chưa tính được chính xác, nhưng trước mắt tôi thấy khá hiệu quả. Hiện còn hơn 100 gốc chờ mùa thu hoạch Tết” – ông Mến vui vẻ. Đây là vườn nho móng tay quy mô lớn đầu tiên ở huyện Chợ Mới. Chủ vườn cho khách vô tham quan chụp ảnh, thu phí 20.000 đồng/người, khách muốn mua ăn tại vườn hoặc mua nho chín với giá 160.000 đồng/kg.
Tại vườn nho, chủ vườn có bố trí chỗ cho khách ngồi nghỉ ngơi, uống nước, thưởng thức nho tại vườn và liên kết với quán ăn phục vụ dịch vụ ăn uống nếu khách có nhu cầu. Bình quân mỗi ngày, vườn nho đón từ 100-300 khách đến tham quan, chụp ảnh. Vi (xã An Thạnh Trung, huyện Chợ Mới) cho biết: “Lần đầu tiên được tận mắt thấy vườn nho trái chùm chùm, lủng lẳng, sai trĩu quả em rất thích nên chụp hình làm kỷ niệm”.
Em Nguyễn Hữu Trân (phường Mỹ Phước, TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang) cùng một nhóm bạn vào tham quan, vườn nho, tỏ vẻ phấn khởi: “Lần đầu tiên chiêm ngưỡng vườn nho, ngoài được chụp ảnh “check-in”, tại vườn còn có dịch vụ ăn uống nên rất tiện lợi khi đến tham quan”.
Đây là mô hình mới trên đất An Giang, nhưng tiềm năng khá lớn. Bên cạnh thu hút khách tham quan, du lịch, sản phẩm còn có thể bán tại chỗ. Nho ngoài bán tươi có thể chế biến nho khô, rượu vang, rượu nho, mật nho, siro nho, mứt nho. Mô hình này góp phần làm đa dạng, phong phú sản phẩm du lịch, tăng thêm sự lựa chọn cho du khách khi tìm hiểu, trải nghiệm vẻ đẹp của quê hương.
Tháp Chàm (Ninh Thuận) đẹp mê hồn
Nhắc tới Ninh Thuận, người thì nhớ về những bãi biển nên thơ, người thì mơ về những vườn nho sai trĩu quả, còn với tôi, ấn tượng mạnh mẽ nhất đối với mảnh đất này là những công trình tháp Chàm tuyệt đẹp.
Công trình tháp Chàm tuyệt đẹp tại Ninh Thuận
Tháp Chàm hay còn gọi là tháp Chăm, là một dạng công trình thuộc thể loại kiến trúc đền tháp Champa, thuộc kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng của dân tộc Chăm.
Các tháp Chàm là một khối kiến trúc xây dựng bằng gạch nung màu đỏ sẫm lấy từ đất địa phương, phía trên mở rộng và thon vút hình bông hoa.
Mặt bằng tháp đa số là hình vuông có không gian bên trong chật hẹp thường có cửa duy nhất mở về hướng Đông (hướng Mặt Trời mọc). Trần được cấu tạo vòm cuốn, trong lòng tháp đặt một bệ thờ thần bằng đá.
Nghệ thuật chạm khắc, đẽo gọt công phu hình hoa lá, chim muông, vũ nữ, thần thánh thể hiện trên mặt tường ngoài của tháp. Các viên gạch liên kết với nhau rất rắn chắc, bền vững tới hàng chục thế kỷ.
Tại miền Trung nước ta hiện nay, còn lưu giữ được nhiều công trình tháp Chàm trong đó phải kể tới tháp Bà ở Nha Trang hay khu di tích thánh địa Mỹ Sơn tại tỉnh Quảng Nam.
So với các khu vực tháp nói trên, tháp Chàm tại Ninh Thuận được xây dựng muộn hơn cả và đặc biệt, các tháp này được xây dựng để thờ những vị vua mà người Chăm hóa thánh, thay vì thờ thần linh.
Ngày nay, vào những dịp lễ tết, người Chăm vẫn sử dụng các tháp Chàm làm địa điểm thờ cùng để cầu khấn an lành, đồng thời lưu giữ các giá trị văn hóa phi vật thể lại cho các thế hệ sau.
Tháp Chàm Po Klong Garai sừng sững giữa nắng gió Phan Rang Bên cạnh những vườn nho mọng quả, bãi biển Ninh Chữ thơ mộng, tháp Chàm chính là thương hiệu của vùng đất đầy nắng gió Ninh Thuận. Đường lên cụm tháp - Ảnh: TẤN LỰC Trên đồi Trầu của phường Đô Vinh, cách trung tâm TP Phan Rang - Tháp Chàm chừng 9km về hướng tây bắc là cụm 3 tháp Chàm Po...