Check in rừng dừa, xem múa thúng, du khách bị níu chân bởi vẻ đẹp hoang sơ
Nếu có dịp ghé thăm rừng dừa Bảy Mẫu ở Quảng Nam, du khách có cơ hội đi thuyền thúng len lỏi trên các con lạch quanh co ngắm nhìn bạt ngàn dừa xanh mướt, ngoài ra còn được trải nghiệm màn quăng chài lưới, múa thúng hay thưởng thức những câu hát, câu hò ngọt ngào của người dân xứ Quảng.
Rừng dừa Bảy Mẫu hay rừng dừa Cẩm Thanh, nằm ở xã Cẩm Thanh, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam. Ít ai ngờ rằng, chỉ cách Hội An nơi nổi tiếng với những kiến trúc cổ xưa, yên bình, tầm 3km lại xuất hiện một khu rừng dừa độc đáo, hùng vĩ và hoang sơ đến thế.
Rừng dừa Bảy Mẫu rộng mênh mông tạo ra khung cảnh hùng vĩ.
Theo người dân địa phương, rừng dừa có tuổ.i đời hơn 200 năm. Thời đó, người miền Tây Nam Bộ mang theo giống dừa vào đây trồng. Nhờ gặp điều kiện thuận lợi nên đã phát triển thành một rừng dừa lớn khoảng bẩy mẫu (7 ha) nên người dân gọi là rừng dừa Bảy Mẫu. Hiện nay, rừng dừa đã có diện tích lên đến cả trăm hecta, phủ xanh một vùng sông nước.
Chị Nguyễn Thị Diệu Liên, Bắc Từ Liêm, Hà Nội và gia đình vừa có chuyến tham quan Đà Nẵng – Quảng Nam 4 ngày 3 đêm. Sau khi đã mỏi gối ở Đà Nẵng, chị Diệu Liên quyết định đi Quảng Nam với lịch trình đầu tiên là khám phá rừng dừa Bảy Mẫu.
Du khách đến rừng dừa lúc 15h, đúng thời điểm đẹp nhất check in bởi ánh nắng bắt đầu dịu và hoàng hôn dần buông xuống. Chị Diệu Liên cho biết, mặc dù phía ngoài cổng khá nhếch nhác, nhưng khi bước chân xuống thuyền, đó thực sự là một thế giới khác. Hàng 100 chiếc thuyền thúng hình tròn, chế tạo từ tre, nứa, không động cơ xếp thành hàng dài.
Những chiếc thuyền thúng hình tròn không động cơ xếp thành hàng dài chờ đón khách du lịch.
Những tay chèo chắc khỏe, thạo nghề sẽ nhẹ nhàng điều khiển chiếc thúng di chuyển trên mặt sông đưa du khách vào cuộc du ngoại nên thơ khi len lỏi qua những con lạch nhỏ. “Những thân dừa cao vút, tán xanh mơn mởn phản chiếu trên mặt nước, tạo nên một khung cảnh yên ả, thanh bình. Hết con lạch này lại đến con lạch khác tạo cho du khách cảm giác bước vào một mê cung”, chị Diệu Liên nhớ lại.
Rừng dừa sâu hun hút như một mê cung.
Video đang HOT
Chị Diệu Liên kể, chèo một lúc lâu, thuyền đến một quãng sông rộng hơn, những chiếc thuyền thúng quây lại và chừa ra một khoảng rộng chính giữa để cho một tay chèo chuẩn bị biểu diễn tiết mục múa thúng. Sau lời chào tay chèo đưa vài đường nhẹ nhàng trên để thúng bắt đầu xoay. Khi mái chèo đưa nhanh hơn với góc rộng hơn, lực mạnh hơn, cũng là lúc chiếc thúng xoay tròn với tốc độ chóng mặt. Không hề nao núng, người chèo vẫn đứng vững trên thúng điều khiển cho thúng dần dần chậm lại. Cả quãng sông vang lên những tràng pháo tay tán thưởng không ngớt.
“Nghệ nhân” nghiệp dư biểu diễn múa thúng trong tiếng reo hò cổ vũ của khách du lịch.
Không chỉ ngắm nhìn các tay chèo biểu diễn, vợ chồng chị Liên còn trực tiếp tham gia vào màn múa thúng. “Thúng quay tròn, chóng mặt nhưng rất đã”, chị Diệu Liên nhớ lại.
Sau khi trải nghiệm màn múa thùng, chị Diệu Liên và gia đình lại tiếp tục lênh đênh trên sông, vừa ngắm hoàng hôn dần buông xuống, vừa nghe đâu đó điệu hò xứ Quảng ngọt ngào từ xa vẳng rồi tiếp tục thưởng thức màn quăng chài đầy điệu nghệ. Theo nhịp đếm của đội chèo, một ngư dân sẽ biểu diễn nghệ thuật quăng lưới. Tấm lưới to rộng được tung lên cao và ra xa, bung hết mức để khi rơi xuống mặt nước có thể bao phủ một diện tích rộng lớn. Ngư dân thu lưới và lại quăng thêm vài lần trong tiếng hò reo cổ vũ của khách du lịch.
Lênh đênh trên sông trong ánh chiều tà, vừa ngắm cảnh, vừa nghe điệu hò xứ Quảng, cảm giác bình yên và đầy chất thơ.
Chiều tối muộn, chị Bích Liên và gia đình quay lại bến và thưởng thức những món đặc sản trứ danh nơi đây như chè dừa, bánh quy dừa nướng… và khép lại hành trình khám phá vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ và thanh bình ở rừng dừa Bảy Mẫu.
Các món ăn chế biến từ dừa nước ở rừng dừa Bảy Mẫu gây thương nhớ cho khách du lịch.
Ruộng bậc thang ở Tegalalang nấc thang lên thiên đường
Ruộng bậc thang không chỉ là nét đẹp riêng của Sapa - Việt Nam mà còn là nét đẹp văn hóa của nhiều quốc gia khác, trong đó có làng Tegalalang ở đảo Bali (Indonesia).
Ruộng bậc thang ở đây được ví như những nấc thang bước lên thiên đường.
Ruộng bậc thang không chỉ là nét đẹp riêng của Sapa - Việt Nam mà còn là nét đẹp văn hóa của nhiều quốc gia khác, trong đó có làng Tegalalang ở đảo Bali (Indonesia). Ruộng bậc thang ở đây được ví như những nấc thang bước lên thiên đường.
Ruộng bậc thang ở Tegalalang. Ảnh: H.V.M
Điều đặc biệt làm nên sự khác biệt của ruộng bậc thang ở Tagelalang là ruộng ở đây không phải "ruộng trọc" mà được hòa vào với những mảng xanh của rừng dừa, nhiều loài cây lạ với sự đa dạng về hương thơm và màu sắc khiến du khách bị mê hoặc.
Với bề dày lịch sử hơn 2000 năm, ruộng bậc thang ở Tegalalang mang một vẻ đẹp vừa bí ẩn; vừa đầy màu sắc rộn ràng, vừa bình yên, hoang sơ mộc mạc đến lạ lùng.
Nếu mệt mỏi với việc leo ruộng, du khách có thể dừng chân ở những quán cà phê ở đỉnh hoặc lưng chừng hay dưới chân đồi đồi để vừa ngắm cảnh, vừa thưởng thức cà phê và nhiều đặc sản bản địa rất ngon miệng.
Ngoài ruộng bậc thang, trong làng Tegalalang còn có những con phố dài bán hang lưu niệm với những mặt hàng rất độc đáo của người Bali.
Người ta bảo rằng, đến Bali mà chưa đi tham quan làng Tegalalang cùng với ruộng bậc thang và thưởng thức đặc sản, mua hang lưu niệm ở đây thì coi như... mới biết Bali có một nửa!
Tác giả ở ruộng bậc thang của làng Tegalalang
Và bữa trưa với một người bản địa
Xa xa là xóm làng Tagalalang với lịch sử hơn 2000 năm hình thành
Thần Phật ngự trị ở mọi nơi ở những khu ruộng bậc thang quanh Tegalalang
Những bãi biển đẹp, hoang sơ ở xứ Quảng Du lịch Quảng Nam không chỉ có di sản thế giới phố cổ Hội An và Thánh Địa Mỹ Sơn... mà còn sở hữu những bãi biển đẹp và hoang sơ khiến du khách nào cũng ao ước được một lần đặt chân tới đó. Bãi biển Hà My thuộc xã Điện Dương, thị xã Điện Bàn, cách thành phố Hội An 07...