Check-in cây cầu tre dài 10km tại Việt Nam
Khu du lịch sinh thái rừng tràm Trà Sư, An Giang là nơi có cầu tre dài nhất Việt Nam. Được mệnh danh là ‘cầu tre vạn bước’, cầu có tổng chiều dài trên 10km, được thiết kế uốn lượn để phù hợp với địa hình tại đây.
Cầu tre vạn bước là cây cầu dài 10 km được khánh thành vào năm 2020 nằm giữa khu rừng tràm nguyên sinh ở vùng Tứ giác Long Xuyên
Cầu có kiến trúc độc đáo là những thanh tre ghép lại với nhau được ghi nhận là Cầu tre dài nhất Việt Nam trong rừng tràm đẹp và nổi tiếng nhất Việt Nam
Từ khi đưa vào khai thác, chiếc cầu tre này đã thu hút rất nhiều du khách, nhất là khách quốc tế vì tính độc đáo và nét duyên dáng của công trình
Video đang HOT
Không chỉ vậy, cầu tre được cách điệu tựa “Rồng trúc bạch” mang lại một cảm giác thích thú cho mọi người khi được khám phá trọn vẹn cảnh quan thiên nhiên nguyên sinh trù phú ở “Bảo tàng tràm nhiệt đới”
Rừng tràm Trà Sư có diện tích 845 ha, phần lớn thuộc xã Văn Giáo, huyện Tịnh Biên và một phần thuộc xã Ô Long Vỹ, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang
Đây là rừng ngập nước tiêu biểu cho vùng đất Tây sông Hậu, có tác dụng rất quan trọng đối với môi trường nước và điều hòa khí hậu cho cả vùng Bảy Núi
Đến rừng tràm Trà Sư, ngồi thuyền 'lạc trôi vào vùng đất thần tiên'
Đến với rừng tràm Trà Sư, du khách sẽ được thả mình vào thiên nhiên tươi đẹp, hàng cây rợp bóng hai bên.
Hơn thế còn được tiếp xúc ở cự ly gần với nhiều loài chim nước, động vật quý hiếm.
Rừng tràm Trà Sư thuộc xã Văn Giáo, huyện Tịnh Biên (tỉnh An Giang), cách TP Châu Đốc gần 30km, cách TP Long Xuyên hơn 60km và nằm ngay gần khu vực biên giới Việt Nam - Campuchia. Tổng diện tích rừng lên tới 850ha, là mô hình hệ sinh thái điển hình vùng nước phía Tây sông Hậu.
Trà Sư - khu rừng tràm ngập nước huyền bí và quyến rũ. Ảnh: Trasu.vn
Đến đây, du khách sẽ được thả mình vào thiên nhiên tươi đẹp, hàng cây rợp bóng hai bên. Hơn thế còn được tiếp xúc ở cự ly gần với hàng loạt loài chim nước, động vật quý hiếm.
Với giá vé vào cổng là 100.000 đồng/người, chuyến tham quan rừng tràm sẽ diễn ra trên phương tiện di chuyển chính là xuồng ba lá (50.000 đồng/người) cùng các hướng dẫn viên. Mỗi chiếc thuyền như vậy chở được khoảng 2 - 3 người.
Các hướng dẫn viên vừa chèo thuyền, vừa giới thiệu cho du khách nét đẹp nơi đây. Ảnh: Trần Tuyên
Ấn tượng đầu tiên của du khách khi đến với rừng tràm Trà Sư có lẽ là những con kênh dài chằng chịt và dòng nước trong mát. Ngồi trên thuyền, bạn sẽ bắt gặp những chú cò đi kiếm ăn, tiếng mái chèo nhẹ khua mặt nước như "lạc trôi vào vùng đất thần tiên".
Du khách cũng có thể yêu cầu người chèo thuyền dừng lại để cảm nhận rõ không gian tĩnh lặng và ghi dấu những khoảnh khắc bình dị của thiên nhiên nơi đây.
Du khách thoả sức check-in trước khung cảnh non nước hữu tình. Ảnh: Trần Tuyên
Hướng dẫn viên tại đây cho biết, với vẻ đẹp đặc trưng sông nước thì thời điểm lý tưởng nhất để tham quan rừng tràm Trà Sư là mùa nước nổi (tức vào khoảng tháng 8 - 11), đây là lúc thời tiết mát mẻ, rất thích hợp cho các hoạt động du lịch.
Nơi đây hiện đang gìn giữ vào bảo tồn hệ động vật vô cùng phong phú hơn 70 loài chim, 11 loài thú, 25 loài bò sát, 10 loài cá xuất hiện quanh năm và 13 loài cá chỉ xuất hiện vào mùa nước nổi.
Chim giang sen quý hiếm đi kiếm ăn. Ảnh: trasu.vn
Trích cồ - loài chim hoang dã quý hiếm cần được bảo tồn và phát triển để đa dạng sinh học, đa dạng giống loài. Ảnh: trasu.vn
Để tiến sâu hơn vào vùng lõi rừng tràm Trà Sư, ghé thăm những ngôi làng, đặc biệt là làng nghề thủ công mỹ nghệ của người dân tộc, khu nuôi ong lấy mật để trải nghiệm và hiểu hơn về cuộc sống nơi đây, du khách lựa chọn dịch vụ ngồi thuyền máy.
Du khách ngắm nhìn toàn cảnh rừng tràm. Ảnh: Trần Tuyên
Băng qua những cánh rừng, ghé vào điểm dừng chân, bạn sẽ thấy một vọng gác cao hàng chục mét. Đây là nơi du khách có thể nhìn ngắm toàn bộ vẻ đẹp mênh mông, bát ngát của rừng tràm qua kính viễn vọng.
Chụp ảnh check-in khu bến tàu trung tâm với thành phố chim bồ câu thu nhỏ. Ảnh: Trần Tuyên
Sau khi "cập bến", du khách đừng quên thưởng thức thưởng thức các món ăn đặc sản vùng Thất Sơn (An Giang) như cá lóc nướng trui, gà nướng, lẩu mắm, cá linh kho mía,... do chính người dân bản địa chế biến.
'Mùa vàng' trên cánh đồng vào 'Top 7 Ấn tượng Việt Nam' ở An Giang Tháng Ba về, những ruộng lúa tại xã Văn Giáo, thị xã Tịnh Biên, tỉnh An Giang chín vàng ươm. Với 'điểm nhấn' là các cây thốt nốt vươn cao, sừng sững giữa 'biển vàng', nơi đây đã được độc giả Sài Gòn Tiếp Thị bình chọn vào 'Top 7 Ấn tượng Việt Nam' năm 2023 ở hạng mục 'Top 7 cảnh đẹp...