Chè Việt ‘chìm nổi’ trên trường quốc tế
Ngành chè đang tồn tại quá nhiều nghịch lí từ khâu giống, vệ sinh an toàn thực phẩm, thuốc bảo vệ thực vật, cho tới thu hoạch… Người tiêu dùng các nước không nhận biết hay phân biệt được đâu là chè ‘made in Việt Nam’. Xuất khẩu của ngành chè suy giảm cả về khối lượng và giá trị, giá xuất khẩu chè Việt Nam thường rẻ nhất thế giới.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, khối lượng chè xuất khẩu tháng 8 năm 2015 ước đạt 13 nghìn tấn với giá trị đạt 21 triệu USD. Tính chung 8 tháng đầu năm, khối lượng chè xuất khẩu ước đạt 79 nghìn tấn với giá trị đạt 134 triệu USD, giảm 5,6% về khối lượng và giảm 4,8% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014.
Theo thống kê, chè được trồng ở 34 tỉnh thành cả nước với diện tích khoảng 125.000 ha, thu hút khoảng 3 triệu lao động tham gia. Tuy nhiên, giá trị của ngành hiện còn thấp, chỉ đạt kim ngạch xuất khẩu khoảng 200 triệu USD/năm.
Giá trị bằng 60% thế giới
Tuy nhiên, vấn đề không chỉ nằm ở khối lượng mà ở giá. Trong khi Việt Nam xuất khẩu chè với giá 1,45 USD/kg thì nhiều nước châu Âu nhập khẩu về rồi tái xuất khẩu với giá gần 10 USD/kg. Có sự chênh lệch lớn về giá như vậy là vì chè Việt Nam lâu nay vẫn chủ yếu xuất khẩu dưới dạng nguyên liệu thô.
Theo Hiệp hội Chè Việt Nam (Vitas), giá chè xuất khẩu bình quân trong năm 2014 đạt 1.695 USD/tấn, tăng 4,3% so với năm 2013 (1.626 USD/tấn). Ba thị trường xuất khẩu chè chính của Việt Nam là Pakistan, Đài Loan và Nga. Trong đó, Pakistan là thị trường nhập khẩu chè lớn nhất của Việt Nam.
Loại chè được xuất khẩu chủ yếu sang Pakistan là chè đen, đây cũng là loại chè xuất khẩu chủ lực của Việt Nam với khoảng 80% tổng sản lượng cũng như kim ngạch.
Tuy nhiên, có một thực tế là, trên thị trường thế giới, dấu ấn chè Việt vẫn còn khá mờ nhạt. Người tiêu dùng các nước chưa nhận biết hay phân biệt được đâu là chè “made in Việt Nam” với các loại chè sản xuất tại các nước khác.
Theo các chuyên gia, hiện nay, có tới 90% lượng chè của Việt Nam được xuất khẩu dưới dạng nguyên liệu thô, đóng bao 50 kg. Tuy nhiên, ngay cả khi XK đạt kim ngạch cao thì giá chè xuất khẩu của nước ta chỉ bằng 50-60% giá chè xuất khẩu của các nước trên thế giới.
Video đang HOT
Xuất khẩu của ngành chè suy giảm cả về khối lượng và giá trị
Trước nỗi lo xuất khẩu chè suy giảm cả về giá trị và khối lượng, ông Vũ Đại Thắng, Giám đốc công ty TNHH Chè Hoàng Mai (Hà Nội), cho biết, so với các nước trong khu vực, chè Việt Nam hiện nay đang có giá rẻ nhất thế giới, số lượng xuất khẩu cũng ngày càng giảm mạnh.
Ông Thắng cho rằng nguyên nhân là do chất lượng chè Việt Nam chưa cao, đa số các doanh nghiệp chế biến chè chưa có vùng nguyên liệu. Tại các vùng nguyên liệu, thu hái, chế biến chè và sản phẩm chè làm ra không theo quy chuẩn, phân cấp nào nên nội tiêu và xuất khẩu đều chưa chủ động, giá bán chưa cao.
Thêm vào đó, tồn dư thuốc bảo vệ thực vật vẫn đang là vấn đề cản trở ngành chè, khi hiện nay, ngày càng nhiêu lô hàng xuất khẩu bị trả về. Tỉnh Lâm Đồng được coi là “vựa chè” của Việt Nam khi đứng đầu cả nước với khoảng 23.000 ha, sản lượng chè búp tươi hơn 223.000 tấn. Tuy nhiên, hiện nay tình hình xuất khẩu chè đang gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên sản phẩm chè.
Ông Nguyễn Văn Sơn, Phó giám đốc Sở NN&PTNT Lâm Đồng, cho biết nửa năm qua, đã có 3.620 tấn chè đen bị tồn kho, trong đó có 36 tấn bị nhiễm dư lượng fipronil bị trả về từ Đài Loan, số lượng còn lại không xuất khẩu được do dư lượng thuốc BVTV vượt mức quy định của Đài Loan.
Trong khi xuất khẩu gặp khó, việc mua bán thuốc bảo vệ thực vật đang diễn ra tràn lan và nhiều nông dân lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật trên cây chè như: tăng nồng độ, liều lượng, sử dụng thuốc không đăng ký trên cây chè có độ độc cao như fipronil, hecxaconazole, carbendazim…
Cho rằng ngành chè Việt Nam hiện nay đang tồn tại quá nhiều nghịch lý, từ giống, tuổi vườn chè, vệ sinh an toàn thực phẩm, thuốc bảo vệ thực vật, cho tới cơ giới và thu hoạch, Ts. Đặng Kim Sơn, Chuyên gia nông nghiệp, Nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược chính sách phát triển nông nghiệp nông thôn, chỉ ra là do nhiều chính sách đưa ra không được thực hiện trong khi vẫn thiếu các quy chế đảm bảo tiêu chuẩn sản xuất và chế biến chè.
Chuỗi giá trị nào cho ngành chè?
Cơ chế của ngành chè hiện này đang phát triển theo hướng làm cái mình có thay vì làm cái thị trường cần. Cấp phép và kinh doanh chè cũng đang diễn ra tràn lan. Đặc biệt, Việt Nam đang đánh giá chất lượng chè bằng mắt thường và điều này không chính xác.
Còn theo Vụ Thị trường châu Âu, châu Phi, Tây Á và Nam Á (Bộ Công Thương), mặc dù năm 2014, giá xuất khẩu chè có tăng so với cùng kỳ năm 2013 nhưng Việt Nam vẫn đang là một trong những nước có giá xuất khẩu chè thấp trên thế giới. Nguyên nhân là do chất lượng chè xuất khẩu của Việt Nam chưa đảm bảo, nhiều sản phẩm còn chứa tồn dư thuốc bảo vệ thực vật ở mức cao.
Vì vậy, Vụ Thị trường châu Âu, châu Phi, Tây Á và Nam Á, cho rằng để ngành chè phát triển và định vị được thương hiệu “made in Vietnam”, cần làm tốt công tác từ khâu thu mua nguyên liệu đúng tiêu chuẩn với giá hợp lý, đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị, sản xuất sản phẩm có giá trị gia tăng cao, phấn đấu đưa giá chè xuất khẩu ngang bằng với giá bình quân của thế giới.
Vitas thì cho rằng để ngành chè phát triển bền vững, trong thời gian tới, phải tổ chức thành chuỗi giá trị từ người trồng chè đến DN chế biến và tiêu thụ. Trước hết, Nhà nước phải quy hoạch về vùng nguyên liệu và chế biến phù hợp, quản lý được quy trình đảm bảo an toàn thực phẩm, tăng cường chất lượng sản phẩm.
Hiện nay đang có nghịch lý là những DN nào không đầu tư vùng nguyên liệu vẫn hoạt động hiệu quả. Ngược lại, DN nào đầu tư cho nông dân càng lớn thì thua lỗ càng sâu.
Vì vậy, Ts. Đặng Kim Sơn cũng cho rằng cần phải có cuộc cách mạng quy hoạch lại ngành chè theo chuỗi giá trị chứ không thể thả nổi như hiện tại. Cái được lợi nhất khi các DN quản lí được vùng nguyên liệu không chỉ là việc hạn chế được việc tranh mua tranh bán mà các DN chế biến chè kiểm soát được đầu vào đầu ra, đặc biệt là khâu BVTV.
Theo Thời Báo Kinh Doanh
Bắt nghi can đánh chết cha rồi lên giường nằm ngủ
Sáng 9-6, Cơ quan công an huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) đang tạm giữ nghi can Dương Văn Bảo (31 tuổi, trú thôn Hợp Lý, xã Hương Minh, huyện Vũ Quang) để điều tra về hành vi giết người.
ảnh minh họa
Trước đó, sáng 8-6, bà Nguyễn Thị Hồng (mẹ của Bảo) đi chăm cháu từ nhà con gái trở về nhà thì phát hiện chồng là ông Dương Văn Thắng (54 tuổi, cha của Bảo) nằm chết trong nhà, nên báo cơ quan chức năng. Lúc này, Bảo không còn ở trong nhà như những ngày trước.
Ngay sau đó, Cơ quan công an huyện Vũ Quang, Phòng Kỹ thuật hình sự, Phòng CSĐT tội phạm về trật tự xã hội (PC45), Công an tỉnh Hà Tĩnh đã khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, điều tra cái chết của ông Bảo.
Qua điều tra ban đầu cho thấy, chiều 7-6, Bảo xin tiền ông Thắng nhưng ông không cho, rồi hai cha con mâu thuẫn về chuyện tiền bạc. Đêm 7-6, bà Hồng đi sang nhà con gái chăm cháu, còn Bảo và ông Thắng ở nhà. Trong đêm, Bảo và ông Thắng tiếp tục mâu thuẫn, cãi, giằng co nhau. Thắng lấy cây gậy đánh vào đầu ông Thắng khiến ông gục xuống đất.
Lúc này, Bảo không đưa cha mình đi cấp cứu mà Thắng leo lên giường nằm ngủ. Đến khuya 7-6, Thắng thức giấc, xuống kiểm tra thấy cha đã tử vong rồi chạy đi trốn. Đến chiều 8-6, Bảo bị công an bắt giữ khi đang lẫn trốn.
Đây là vụ án mạng nghiêm trọng nên Cơ quan công an huyện Vũ Quang sẽ bàn giao hồ sơ cùng nghi can Bảo lên Phòng PC45, Công an tỉnh Hà Tĩnh tiếp tục điều tra làm rõ, xem xét khởi tố bị can.
Được biết, Bảo là đối tượng từng đi trại giáo dưỡng.
Đ.LAM
Theo_PLO
Ngư dân vớt được vật thể lạ: Yêu cầu thỏa thuận, 'trả tiền hợp lý' Sau nhiều ngày vào cuộc tìm hiểu, xác minh, đến nay các cơ quan chức năng liên quan vẫn chưa thể xác định được nguồn gốc của vật thể "lạ" nghi là đuôi của máy bay chiến đấu Su-22 bị rơi dưới biển vừa được ngư dân Hà Tĩnh trục vớt được. Vật thể "lạ" nghi là đuôi của máy bay chiến đấu...