Chê tiền thách cưới ít, mẹ cô dâu hất đổ mâm trầu cau ngày ăn hỏi
Kiểm tra phong bì thấy không đủ số tiền mình yêu cầu, mẹ tôi bực tức, hất đổ mâm trầu cau và đuổi nhà trai về.
Theo dự kiến, Chủ Nhật tuần này Phùng sẽ rước tôi về làm vợ nhưng tất cả đều đổ bể vì sự cố đau đớn xảy ra trong đám hỏi của chúng tôi.
Tôi xuất thân trong gia đình buôn bán ở đất cảng Hải Phòng. Bố mẹ ly hôn, một mình mẹ gồng gánh nuôi con. Chịu bao đắng cay, bà gây dựng được sản nghiệp lớn. Tốt nghiệp đại học, mẹ đầu tư cho tôi sang Pháp học Thạc sĩ.
Mẹ tâm sự, từ bé bà ham học nhưng hoàn cảnh mồ côi nên phải bươn trải sớm, không được đến trường đầy đủ. Bao mơ ước bà đều dồn vào hai cô con gái rượu.
Vòi tiền thách cưới bất thành, mẹ cô dâu hất đổ mâm trầu cau ngày ăn hỏi. Ảnh: Hùng Trần
Ra ngoài xã hội, mẹ tôi có chanh chua, ghê gớm nhưng về nhà bà là người mẹ dịu dàng, thương con hết mực. Thứ quý giá nhất chúng tôi học được ở mẹ là sự mạnh mẽ. Dù ngày mai sóng gió có lớn đến mấy, mẹ vẫn kiên cường chống đỡ.
Quá khứ sống với người chồng vũ phu, keo kiệt nhiều năm trước khiến mẹ vẫn ám ảnh.
Bố kiếm ra tiền nhưng tính từng đồng với vợ con. Ngày mới sinh con đầu lòng, mẹ tôi mất sữa, phải nuôi con bằng sữa ngoài, mỗi tháng tốn kém một khoản kha khá. Bố tôi không thông cảm mà chửi bới om xòm, trách mẹ tôi là loại đàn bà ngu đần.
Sợ con bĩnh ra chăn, đệm, bố bắt hai mẹ con nằm dưới nền nhà, trải chiếu và lớp áo mưa. Chẳng may con tiểu ra là giặt chiếc áo mưa đó. Mỗi tháng, bố chỉ đưa mẹ 3 triệu chi tiêu, điện nước trong gia đình. Tháng nào bội chi, kiểu gì mẹ tôi cũng bị bố càm ràm.
Video đang HOT
Nuốt nước mắt vào trong, mẹ gắng gượng chịu đựng. Cho đến năm sinh em gái tôi. Bố vì thèm khát con trai, đã đuổi ba mẹ con ra đường.
Mẹ tôi ôm con về nhà anh trai tá túc và ấp ủ kế hoạch làm giàu. Với kinh nghiệm buôn phụ tùng ô tô từ chồng cũ, bà tạo các mối của riêng mình.
Trải qua thăng trầm, mẹ hi vọng chúng tôi có được tấm chồng tử tế, yêu thương vợ con, không đi lại vết xe đổ của bà năm xưa. Ngày tôi đưa Phùng về ra mắt, nhìn thái độ của mẹ, tôi biết bà ưng ý.
Anh là trai Hà Nội, có học thức, bố mẹ làm cán bộ nhà máy nghỉ hưu, kinh tế không dư dả. Bù lại Phùng học giỏi, thi được học bổng đại học bên Mỹ.
Xét về trình độ, học thức và quan điểm sống, chúng tôi rất hòa hợp. Phùng qua lại nhà tôi 2 năm, anh mới chính thức đặt vấn đề cưới xin. Anh muốn mẹ vợ tương lai hiểu và thực sự đón nhận mình.
Kế hoạch đám cưới, ăn hỏi được người lớn hai bên bàn bạc kỹ lưỡng trong ngày dạm ngõ. Mọi thứ đều suôn sẻ, duy có việc tiền thách cưới là xảy ra mâu thuẫn.
Mẹ tôi bàn với thông gia, phong tục ở Hải Phòng phải có 3 phong bì tiền lễ “đen” – tức là khoản tiền thách cưới, đặt trong mâm trầu cau.
Các bạn mẹ tôi khi dựng vợ, gả chồng cho con cũng đều thực hiện như vậy. Trung bình mỗi phong bì từ 3 triệu đồng – 10 triệu đồng, tùy gia cảnh.
Mẹ tôi chỉ đề nghị đặt vào mỗi phong bì 2 triệu, tổng 3 phong bì là 6 triệu. Thế nhưng, mẹ Phùng phản đối. Bà thẳng thắn đáp lại lời mẹ tôi: “Trên nhà tôi không có lệ như vậy. Cưới xin là hạnh phúc của các con, không phải bán buôn mà thách cưới”.
Bị thông gia tương lai đốp chát, mẹ tôi tự ái, thay đổi sắc mặt. Bà nói mát: “Lệ dưới tôi như vậy, 3 phong bì không đáng là bao. Thủ tục mâm lễ ra sao? Tôi để nhà trai quyết định nhưng riêng khoản lễ ‘đen’, ông bà tạo điều kiện cho gia đình tôi thoải mái tâm lý. Nếu không thì hoãn lại, bao giờ thống nhất được, hãy tính tiếp”.
Tôi gọi Phùng ra ngoài, dặn anh thuyết phục mẹ. Số tiền đó, chúng tôi sẽ chủ động chi, miễn bà đừng để lộ ra với mẹ tôi.
Sau chút trục trặc đó, hai bên lại bắt tay làm hòa, lo chuyện đại sự cho các con. Ngày ăn hỏi, tôi làm cô dâu xinh xắn, mặc áo dài gấm thêu chỉ vàng.
Tiếng nhạc dập dìu phát ra từ bộ loa làm đám hỏi càng thêm chộn rộn. Họ hàng hai bên phục trang lộng lẫy, tươi cười chúc phúc cho hai đứa.
Cho đến khi kết thúc, nhà gái lấy một phần lễ ăn hỏi nhà trai đưa đến, trao lại cho đại diện nhà trai thì chuyện tày đình mới xảy ra.
Trong lúc sắp đồ, mẹ tôi kiểm tra phong bì, mỗi phong bì chỉ có tờ 500 nghìn đồng. Cho rằng bị chơi khăm, mẹ tôi tức giận, chạy xuống nhà hất đổ cả mâm trầu cau, lớn tiếng đuổi nhà trai về. Bà không tiếc lời chỉ trích nhà Phùng keo kiệt, bủn xỉn, tiền thách cưới cũng bớt xén.
“Con gái tôi chưa về làm dâu, nhà các ông, các bà đã tính toán với nó từng đồng. Chi mấy chục triệu làm lễ hỏi mà tiếc vài triệu tiền thách cưới, hành xử như vậy, không đáng để tôi kết thông gia”, mẹ tôi nói toáng lên.
Tôi bảo Phùng kiểm tra phía mẹ anh, chẳng ngờ bà thừa nhận đã rút lõi phong bì vì thấy yêu cầu thách cưới của mẹ tôi quá vô lý.
Điều mẹ Phùng không ngờ là mẹ tôi sẵn sàng phá hỏng đám hỏi của con gái vì số tiền này. Từ hôm đó đến nay, mẹ tôi sống chết bắt con gái cắt đứt với người yêu. Bà tuyên bố, nếu tôi quyết lấy Phùng, bà sẽ từ mặt.
Sau tất cả khủng hoảng này, liệu tôi và Phùng còn có cơ hội đến với nhau không?
Xin hãy cho tôi lời khuyên!
Theo 2sao
Bị dọa "không đẻ nhanh là thay mái mới", nàng dâu thừa lúc trêu đùa với bạn "bẻ lái" một câu đủ khiến mẹ chồng tức run người
Cô vội chạy ra thì thấy mấy cái chén tan tành dưới sàn nhà. Còn mẹ chồng thì hằm hằm nhìn ra ngoài cửa không nói không rằng. Chả cần đoán Ngân cũng biết bà tức điên vì câu nói của cô.
Cưới nhau suýt 1 năm, chả kế hoạch gì mà vợ chồng Ngân vẫn chưa có tin vui. Nhà chồng hết cô dì thím bác và đặc biệt là mẹ chồng, từ bóng gió, nửa đùa nửa thật thì giờ đã thẳng đuột phang vào mặt Ngân "đẻ nhanh đi, không đẻ là thay mái đấy".
Nếu nói một vài lần chẳng sao, Ngân đâu để bụng. Nhưng mẹ chồng nói quá nhiều lần, và với thái độ khó chịu, bực tức thì lại là chuyện khác. Bà cũng là phụ nữ, sao bà lại đối xử với cô như vậy? Chưa đầy một năm, chứ đâu phải vài năm bà đã sốt sắng muốn đổi con dâu? Nếu thật sự là vấn đề ở cô, bà làm thế cô sẽ buồn và tủi thân vô cùng. Còn chưa nói, khả năng tại chồng cô hoàn toàn có thể, ai quy định đàn ông không được khó có con?
Ngân vừa bực vừa buồn, song nghĩ tranh luận với mẹ chồng là vô ích, mà cãi tay đôi với bà lại không phải phép. Cô liền nghĩ ra một mẹo nhỏ. Hôm đấy, Ngân về nhà mẹ đẻ chơi 1 ngày, tối trở lại nhà chồng, căn lúc có mẹ chồng ở phòng khách, Ngân đứng trong bếp oang oang nói chuyện điện thoại với cô bạn: "Ôi hôm nay tao về bên nhà, ai cũng bảo sao mãi cái bụng chưa có động tĩnh gì. Bố tao còn bảo với chồng tao là, không làm tao có bầu được thì thay trống kìa. Căn bản chỗ tao nhiều cặp mấy năm không có con, đi khám ra toàn tại ông chồng ý...".
Ảnh minh họa
Ngân ở trong bà bếp bỗng nghe "xoảng" một tiếng. Cô vội chạy ra thì thấy mấy cái chén tan tành dưới sàn nhà. Còn mẹ chồng thì hằm hằm nhìn ra ngoài cửa không nói không rằng. Chả cần đoán Ngân cũng biết bà tức điên vì câu nói của cô. Thực ra vốn cô cố ý để cho bà nghe thấy. Cô là phận dâu con, nhưng cũng cần tôn trọng và yêu thương. Mẹ chồng đâu thể muốn đối xử với cô thế nào cũng được, chả e dè gì?
Mấy hôm sau, đột nhiên chồng cô bảo mẹ chồng nói hai vợ chồng đi khám. Ngân cười cười, thực ra mẹ chồng cũng là người biết tiếp thu. Cũng gần 1 năm rồi, Ngân cũng đang định giục chồng đi khám.
Kết quả, Ngân hoàn toàn bình thường, còn chồng Ngân hơi "yếu" một chút. Nhưng không quá nghiêm trọng, chỉ cần anh nghỉ ngơi, sinh hoạt điều độ, ăn uống bồi bổ là ổn thỏa. Lúc mang kết quả khám nghiệm về, mẹ chồng lúng túng lắm, còn chẳng dám nhìn thẳng vào Ngân.
Sau hôm đó, bà tự tay làm nhiều món bổ cho con trai, đốc thúc chồng Ngân đi ngủ sớm, bỏ thuốc lá, cai rượu bia. Đối với Ngân, bà rất mực hiền hòa, thân thiện. Riêng cô xong việc là thôi, không hề để bụng cách hành xử của bà, hơn nữa cũng chưa có gì quá đáng lắm.
Theo Helino
Yêu nhau không khó. Thương nhau mới khó. Ai trong chúng ta đang nắm tay bạn đời bằng một chữ thương, hay chỉ đơn giản là yêu thích vì lẽ này vì lẽ kia; hay chỉ nghĩ đến bản thân mình rồi chông chênh trong cái với tay tìm hạnh phúc? Chị vẫn rất đẹp, vẫn như hơn 10 năm về trước, lúc tôi còn là đồng nghiệp của chị, nhưng...