Chế tạo máy thở điều trị Covid-19 từ… máy hút sữa
Trước tình trạng thiếu hụt máy thở trên toàn cầu, các kỹ sư từ Đại học Maryland hiện đang làm việc để hiện thực hoá ý tưởng chế tạo máy thở từ… máy hút sữa và có thể sớm được FDA chấp thuận.
Một số công ty như Apple, Tesla và Dyson đang nỗ lực để giải quyết sự thiếu hụt của máy thở nhưng khác với những công ty lớn với tiềm lực tài chính mạnh, gần đây các kỹ sư ở Maryland đã đưa ra một góc nhìn mới bằng cách cải tiến máy hút sữa thành máy thở.
Các kỹ sư tại Maryland nói rằng họ chỉ cần tìm cách đảo ngược luồng khí, thay vì tạo ra khoảng chân không để hút sữa ra, thì bây giờ sẽ đẩy khí ngược lại vào phổi cho bệnh nhân COVID-19.
Brandi Gerstner, một trong những kỹ sư tham gia dự án nói rằng máy hút sữa là thiết bị y sinh có thể khử trùng và được phê duyệt bởi Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) nên sẽ rất đáng tin cậy.
Video đang HOT
Điểm đáng quan tâm nhất ở cải tiến này đó là một sản phẩm có thể được sản xuất chỉ trong vòng khoảng 4 giờ và có giá khoảng 300 USD so với máy thở cấp bệnh viện có giá hàng ngàn hoặc thậm chí hàng chục ngàn USD mỗi chiếc.
Sau thành công ban đầu, các kỹ sư đã tạo ra một trang Facebook để quảng bá ý tưởng của mình và hiện đang nhận quyên góp các loại máy hút sữa, bảng mạch Arduino hoặc tiền tài trợ. Tuy nhiên, các kỹ sư vẫn cần sự chấp thuận của FDA để sử dụng sản phẩm mới trong bệnh viện.
Trước đó FDA cũng đã chấp thuận cho các thiết bị thở áp lực dương được sửa đổi để sử dụng làm máy thở trong trường hợp khẩn cấp của đại dịch COVID-19.
Về lý thuyết, điều này sẽ bao gồm các loại máy hút sữa. Nhiệm vụ của các kỹ sư bây giờ phải làm việc với các chuyên gia về phổi để thiết kế bảng mạch gắn với các cảm biến để điều phối luồng không khí ra vào.
Cho đến khi sản phẩm được hoàn thiện, các kỹ sư đang tham khảo ý kiến của các chuyên gia về phổi để đánh giá thiết kế của họ và họ cũng đang cố gắng để được tham gia vào một phòng thí nghiệm mô phỏng y sinh.
Đây là một nỗ lực rất đáng quý khi các nhà khoa học và kỹ sư trên khắp thế giới đoàn kết để ngăn chặn sự lây lan của dịch Covid-19.
Trang Phạm
Không có sự cố Apollo 13, Mặt trăng sẽ được khám phá ra sao?
50 năm sau sự cố của Apollo 13, NASA công bố hình ảnh mô phỏng về hành trình khám phá trên Mặt trăng của các phi hành gia nếu vụ nổ bình oxy không xảy ra.
Apollo 13 là chuyến tàu không gian có người lái thứ ba được NASA phóng vào vũ trụ tháng 4/1970 với mục tiêu hạ cánh trên Mặt trăng.
Tuy nhiên, vụ nổ bình oxy trên con tàu khiến nhiệm vụ này không thể thực hiện.
Hình ảnh mô phỏng nhiệm vụ Apollo 13 nếu không xảy ra sự cố. (Ảnh: NASA)
Mặc dù vậy, NASA đánh giá đây là một "thất bại thành công" bởi thành viên phi hành đoàn vẫn trở về Trái đất an toàn. Con tàu cũng kịp ghi lại hình ảnh về các miệng hố ở phía xa Mặt Trăng.
Để bù lấp vào những gì Apollo 13 chưa làm được, Công ty hàng không Ryan Aeronautical mới đây dựng lại hình ảnh mô phỏng hành trình khám phá của các phi hành gia NASA trên Mặt trăng.
Trong bức ảnh mô tả kịch bản xảy ra nếu không có vụ nổ, 2 phi hành gia di chuyển trên một mỏm đá gồ ghề. Cách không xa họ ở trung tâm bức ảnh là module của Apollo 13.
Mặc dù chuyến bay kết thúc cách đây 50 năm, NASA vẫn đang vinh danh các phi hành gia đã kiên cường chống chọi cùng Apollo 13 thời điểm đó, đồng thời rút ra các bài học xương máu cho kế hoạch trở lại Mặt trăng năm 2024.
Tác phẩm điêu khắc sóng giữa không trung ở Mỹ Liquid Shard là tên một tác phẩm điêu khắc khổng lồ mô phỏng cơn sóng biển ở Los Angeles, Mỹ. Điều đặc biệt của tác phẩm này là nó liên tục thay đổi hình dạng như ngoài tự nhiên. An Ngọc Theo news.zing.vn/Mashable