Chế tạo khí cụ bay – bước đi táo bạo hướng tới tương lai
“Trong tương lai không xa, máy bay quân sự không người lái do Viettel chế tạo sẽ được biên chế trong các đơn vị quân đội nhân dân Việt Nam…”
Đại tá Đỗ Văn Lập, Giám đốc Trung tâm Khí cụ bay thuộc Viện nghiên cứu và phát triển Viettel khẳng định như vậy với chúng tôi và cho biết: “Những chiếc máy bay sẽ đáp ứng các yêu cầu trinh sát, thám thính và nhiều yêu cầu khác trong hoạt động quân sự, hoạt động phù hợp địa hình, thời tiết khắc nghiệt của Việt Nam”.
Trong phòng nghiên cứu với vô số mô hình thử nghiệm thuộc Viện Nghiên cứu và Phát triển Viettel, Đại tá Đỗ Văn Lập đã hào hứng kể cho chúng tôi nghe về dự án táo bạo của Viettel: Chế tạo khí cụ bay, mở đầu là máy bay quân sự không người lái, xa hơn, có thể là vệ tinh địa tĩnh và máy bay quân sự có người lái.
Cán bộ kỹ thuật Viettel điều chỉnh các thông số của máy bay không người lái. Ảnh: Bùi Hưng Hải.
Video đang HOT
Đại tá Đỗ Văn Lập cho biết: Từ cuối năm 2011 Trung tâm Khí cụ bay được giao nhiệm vụ nghiên cứu chế tạo máy bay quân sự không người lái. Lúc đầu, nghe đến nhiệm vụ này, nhiều người đã cho là chuyện không tưởng bởi chế tạo máy bay dân dụng không người lái đã khó, chế tạo máy bay quân sự không người lái thì càng khó khăn hơn. Ấy vậy mà bằng ý chí quyết tâm của người Viettel, bằng sự năng động, sáng tạo của cán bộ, nhân viên trong Trung tâm, chỉ hơn một năm sau, những chiếc máy bay không người lái hoàn chỉnh đầu tiên do Viettel sản xuất đã được bay thử nghiệm trên bầu trời Việt Nam. Không chỉ bay ở đồng bằng, máy bay còn hoạt động dọc sườn núi trong thời tiết khắc nghiệt, mây mù, gió mạnh.
Tiến sĩ Nguyễn Lê Minh, phụ trách phòng khí động lực dự án, chỉ vào chiếc máy bay không người lái hạng nhẹ VT-Patrol đặt ở Trung tâm khí cụ bay, giới thiệu: Máy bay VT Patrol với sải cánh 3,3m, trọng lượng cất cánh 26kg, bay tự động với khả năng truyền thông tin, hình ảnh theo thời gian thực. Đây là kết quả của một quá trình nghiên cứu bài bản, từ cấu hình khí động, kết cấu đến hệ thống điều khiển. Ngay đến màu máy bay cũng phải chọn lựa kỹ càng để phù hợp với nhu cầu tác chiến trong quân sự. Máy bay có một số phụ tùng, thiết bị phải nhập khẩu, nhưng Trung tâm đã hoàn toàn làm chủ được công nghệ lõi như chế tạo hệ thống điều khiển tự động, khả năng bảo mật số liệu, thông tin… Đặc biệt, hệ thống bảo mật lớp ngoài cùng của đơn vị đáp ứng được yêu cầu bảo đảm an toàn thông tin.
Đại tá Đỗ Văn Lập cho biết thêm: Vật liệu chính để làm thân và cánh máy bay là composite hàng không chất lượng cao để bảo đảm độ bền, nhẹ. Khảo sát thực tế cho thấy, máy bay VT-Patrol có khả năng bay với vận tốc từ 100 đến 150 km/giờ, cự ly hoạt động 50km, trinh sát bằng camera quang hồng ngoại full HD có thể nhận dạng và phân biệt mục tiêu người lính trong khoảng cách 600 m.
Máy bay quân sự không người lái hạng nhẹ VT-Patrol chỉ là một sản phẩm trong hướng nghiên cứu khí cụ bay của Viettel, định hướng sản phẩm khí cụ bay trước mắt của Viettel chính là sản xuất ra những chiếc máy bay quân sự không người lái tầm trung với thời gian bay từ 15 đến 24 giờ phục vụ cho trinh sát cấp chiến dịch, chiến lược, phát hiện cháy rừng… Xa hơn nữa là các thiết bị tối tân khác như vệ tinh địa tĩnh, máy bay không người lái tầm xa để nhằm tăng cường khả năng phòng thủ và góp phần phát triển kinh tế- xã hội đất nước.
Theo ANTD
Hàn Quốc trang bị súng trường "khủng" có khả năng phóng lựu
Ngày 28-11, Cơ quan quản lý mua sắm quốc phòng (DAPA) của Hàn Quốc cho biết ho sẽ bắt đầu cung cấp loại súng trường tấn công hiên đai K11 cho luc quân, sau khi việc sản xuất loại súng này phải tạm dừng trong 2 năm do phat hiên một số lôi.
Theo đo, DAPA se băt đâu ban giao loai sung trương nay vao ngay thư 6 (29-11), vơi kê hoach se dân dân trang bi loai sung nay cho nhiêu đơn vi hơn. Sung K11 co thê băn đươc ca loai đan thông thương 5,56mm va "lưu đan thông minh" 20mm.
DAPA cho biết hơn 10.000 viên đạn đã được thử nghiệm trên thưc đia để kiểm tra an toàn và độ bền của súng trường. Theo DAPA, tất cả các "lỗi" được phát hiện trong quá trình thử nghiệm đã được khắc phục và đa tăng cường đang kê sư tin cây của loại súng này.
Súng trường tấn công hiên đai K11
Loai vu khi 2 nong co thê phong đươc đan nô trên không nay đa băt đâu đươc san xuât tư năm 2010, nhưng đa phai dưng san xuât do găp truc trăc, môt khâu sung đa bi nô vao thang 10-2011.
Súng trường đa năng K11 được chế tạo theo vũ khí chiến đấu lý tưởng XM29 của Mỹ, do đó nhìn bề ngoài khó nhận ra sự khác biệt giữa XM29 của Mỹ và K11 Hàn Quốc.
Do đươc thiêt kê 2 nong, nên sung co chê đô bán tự động phong đan 20mm co thê nô trên không, giup ngươi sư dung co thê tân công gian tiêp cac muc tiêu. Ngoài ra, K11 còn được trang bị hệ thống ngắm bắn hỗ trợ bằng máy tính với một bộ đo tầm xa laser tích hợp và các phương tiện quan sát bằng hồng ngoại vào ban đêm.
Theo ANTD
Su-37 -Siêu phẩm không đối thủ Ngày 11/07, người phát ngôn Công ty Sukhoi Nga đã gây bất ngờ khi cho biết, loại máy bay được rất nhiều người ca ngợi hiện nay là Su-35 chưa phải là tiêm kích hiện đại nhất, mà chính Su-37 mới là siêu phẩm hàng đầu thế giới. Đại diện của Công ty Sukhoi cho biết thêm, hiện nay chính Su-37 mới là...