Chế tài đối với vi phạm của tài xế xe buýt
Có nhiều ý kiến người dân phản ánh, than phiền về việc một số tài xế xe buýt ở TPHCM khi tham gia giao thông đã lấn ép xe máy, vượt ẩu, bấm còi ầm ĩ, vi phạm các quy định pháp luật về giao thông đường bộ, làm xấu đi hình ảnh văn minh xe buýt, gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông.
Chế tài đối với vi phạm của tài xế xe buýt như thế nào?
Xe buýt là một loại phương tiện giao thông đường bộ, khi tham gia giao thông phải tuân thủ các quy định của Luật Giao thông đường bộ 2008. Điều 8 của luật này đã quy định các hành vi bị nghiêm cấm như bấm còi liên tục; tranh giành, lôi kéo hành khách. Luật này có quy định về quyền ưu tiên của một số loại xe, nhưng trong đó không bao gồm xe buýt; do vậy, việc điều khiển xe buýt tham gia giao thông vẫn phải tuân thủ đầy đủ các quy định về giao thông đường bộ, mà không có bất cứ sự ngoại lệ nào. Riêng tại TPHCM, UBND TPHCM có ban hành Quyết định 3653/QĐ-UBND ngày 25-7-2005, trong đó có nội dung quy định về quyền ưu tiên lưu thông của xe buýt khi tham gia vận chuyển khách công cộng.
Video đang HOT
Theo đó, trên các tuyến đường có từ 3 làn xe trở lên, xe buýt được phép lưu thông vào các làn ô tô khác trong trường hợp làn xe buýt thử nghiệm bị tắc; được phép lưu thông vào làn xe 2 – 3 bánh khi có hiệu lệnh của cảnh sát giao thông; được phép lưu thông vào làn xe 2 – 3 bánh khi cách giao lộ từ 100m trở lên và các làn ô tô đều bị tắc. Với quy định này, UBND TPHCM hướng đến mục tiêu phát huy hiệu quả hoạt động của xe buýt. Tuy nhiên, thực tế đã có những trường hợp tài xế xe buýt lạm dụng quy định này, lấn ép xe máy tại các làn xe 2 – 3 bánh.
Các hành vi vi phạm của tài xế xe buýt có thể bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 5 Nghị định 46/2016/NĐ-CP. Cụ thể, hành vi bấm còi liên tục có thể bị phạt tiền 600.000 – 800.000 đồng; hành vi chạy xe không đúng phần đường hoặc làn đường quy định có thể bị phạt tiền 800.000 – 1,2 triệu đồng; hành vi chuyển làn không đúng nơi cho phép (không bao gồm hành vi xảy ra trên đường cao tốc) có thể bị xử phạt 300.000 – 400.000 đồng.
Ngoài ra, các hành vi chửi bới, cư xử thô tục còn có thể bị xử phạt vi phạm hành chính về trật tự công cộng theo quy định tại điểm a, khoản 1 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP, với mức xử phạt từ 100.000 – 300.000 đồng. Các mức xử phạt nêu trên cần đi kèm với cơ chế kiểm tra, giám sát chặt chẽ để hạn chế thực trạng xấu của xe buýt như hiện nay.
Theo SGGP
Đừng để "mất bò mới lo làm chuồng"
Mấy ngày gần đây, dư luận đặc biệt bức xúc bởi liên tiếp các vụ tai nạn tàu hỏa đâm phải phương tiện giao thông đường bộ vượt ẩu qua đường sắt.
Tai nạn khiến nhiều toa tàu lật nghiêng trên QL1A
Vụ xảy ra tại Văn Điển sáng 27/9, nam thanh niên đi xe máy lao lên đường sắt bị tàu SE5 đâm tử vong tại chỗ; Gần 23h cùng ngày lại xảy ra vụ tàu SE1 khi đến Km 1211 800 khu gian Phú Hiệp - Hảo Sơn đâm phải một người đi bộ, nạn nhân tử vong.
Đặc biệt, vụ tai nạn nghiêm trọng tại Diễn Châu (Nghệ An) vào sáng 25/9, tàu hàng AH22 va phải ô tô tải vượt ẩu qua lối đi tự mở. Hậu quả, lái xe ô tô bị thương. Ô tô văng ra, kẹt vào hàng rào hộ lan đường bộ - đường sắt. 4 toa xe bị trật bánh và đổ, trong đó 1 toa xe đổ, văng ra phần đường bộ.
Đáng nói là vị trí xảy ra tai nạn Km 267 500 là lối đi tự mở lớn hơn 3m, nằm sát QL1A, lưu lượng các phương tiện giao thông qua lại lớn nên tiềm ẩn nguy cơ tai nạn cao. Vì vậy, tháng 6/2018, đường sắt đã rào thu hẹp và bàn giao lối đi này cùng 6 lối đi tự mở khác cho xã Diễn Trường quản lý. Nhưng chỉ khoảng 1 tháng sau, lối đi Km 267 500 đã bị người dân và lái xe qua lại đây phá bỏ cột rào. Đơn vị đường sắt đã lập biên bản, đề nghị xã Diễn Trường có biện pháp đảm bảo ATGT đường sắt tại lối đi này. Tuy nhiên, đến nay địa phương chưa có biện pháp. Trước đó, năm 2016, Cục Đường sắt VN cũng đã có văn bản đề nghị tỉnh Nghệ An tổ chức cảnh giới tại lối đi Km 267 500.
Trong khi đó, thống kê từ 16/12/2018 đến 15/9/2019, trên mạng lưới đường sắt quốc gia đã xảy ra 207 vụ TNGT đường sắt, trong đó có 13 tỉnh tăng số vụ TNGT. Còn tính từ 16/8 đến 15/9/2019, xảy ra 24 vụ, tăng 40% so với cùng kỳ năm 2018, làm chết 9 người (tăng 25%), làm bị thương 15 người (tăng 300%). Trong đó, xảy ra tại lối đi tự mở 7 vụ, đường ngang có biển báo 5 vụ, dọc đường 9 vụ...
Nếu địa phương nào cũng bàng quan và không có các giải pháp tích cực trong đảm bảo ATGT đường sắt, sẽ còn nhiều nữa những tai nạn nghiêm trọng như ở Diễn Châu; con số thống kê tai nạn như trên sẽ còn kéo dài... Đừng để "mất bò mới lo làm chuồng"!
Kỳ Nam
Theo GTVT
Đình chỉ tài xế xe buýt bấm còi, ép xe, phun nước bọt thách thức Ngày 26/9, Trung tâm Quản lý giao thông công cộng TP.HCM (Trung tâm) cho biết đã đình chỉ công tác đối với lái xe Tăng Quốc Huy để xử lý theo quy định. Theo đó, ngày 24/9, mạng xã hội lan truyền 1 đoạn clip ghi lại cảnh tài xế điều khiển xe buýt bấm còi liên tục dù đang dừng chờ đèn...