Chế phẩm diệt khuẩn gây viêm da từ hạt đu đủ
Dịch chiết từ hạt đu đủ có khả năng diệt một số vi khuẩn gây nhiễm trùng da, có thể phát triển thành các sản phẩm bôi da.
Hạt đu đủ giàu hoạt chất chống viêm da.
Nghiên cứu của nhóm tác giả ở Trường Đại học Nguyễn Tất Thành (TPHCM).
Hoạt chất thay thế kháng sinh
Nhóm nghiên cứu gồm ThS Nguyễn Thị Kim Liên, ThS Nguyễn Hoàng Thiên Kim, ThS Lê Bảo Minh, ThS Nguyễn Thanh Long, Trường Đại học Nguyễn Tất Thành đã thực hiện đề tài “Khảo sát hoạt tính kháng khuẩn in vitro của hạt đu đủ (Carica papaya L.) trên một số vi khuẩn liên quan đến nhiễm trùng da”.
ThS Nguyễn Thị Kim Liên cho biết, da là hàng rào đầu tiên giúp cơ thể tránh các yếu tố có hại từ môi trường, bao gồm các vi sinh vật. Khi da bị tổn thương, có thể dẫn đến nhiễm trùng da, đặc biệt là các vùng da ẩm và ở những người bị suy giảm miễn dịch.
Nhiễm trùng da thường liên quan đến một số vi khuẩn Gram dương như Methicillin-Susceptible Staphylococcus aureus (MSSA), Methicillin-Resistant Staphylococcus aureus (MRSA), Streptococcus pyogenes, và vi khuẩn Gram âm Pseudomonas aeruginosa. Trong đó, chủng S. aureus là tác nhân thường được tìm thấy trên các vùng da bệnh.
Khi bị nhiễm trùng da, kháng sinh là biện pháp điều trị đặc hiệu nhất. Dạng thuốc bôi chứa kháng sinh điều trị nhiễm trùng tại chỗ mang lại nhiều lợi thế so với đường uống, bao gồm cung cấp nồng độ thuốc cao tại vị trí tác dụng và giảm độc tính hệ thống. Tuy nhiên, nếu dùng thường xuyên các kháng sinh dạng bôi da (đặc biệt là mupirocin và acid fusidic), sẽ dễ gây ra tình trạng đề kháng trên các vi sinh vật gây bệnh.
Video đang HOT
Để hạn chế những tác dụng phụ của kháng sinh, việc sử dụng các sản phẩm được điều chế từ thảo dược hiện được nhiều người lựa chọn. Có khá nhiều các loại thảo dược được dùng để điều trị các bệnh về da như chè xanh, tỏi, nha đam, đu đủ, lá trầu không, lá ổi, sài đất, bồ công anh, bạc hà, khế,… Trong đó, đu đủ là loại cây ăn quả phổ biến ở Việt Nam.
Quả đu đủ có giá trị kinh tế trong ngành thực phẩm nhờ thịt quả ngon ngọt và bổ dưỡng. Song, qua quá trình chế biến quả, một lượng lớn hạt đu đủ, được xem là phụ phẩm nông nghiệp bị thải bỏ ra môi trường.
Trong thành phần hóa học của hạt đu đủ có chứa nhiều nhóm hợp chất có tác dụng kháng khuẩn như alkaloid, glycosid, flavonoid, triterpenoid, saponin và các acid béo. Hạt đu đủ cũng chứa một lượng đáng kể glucotropaelin, một glycosid với aglycon là benzyl-isothiocyanat có khả năng diệt khuẩn. Tuy nhiên, các nghiên cứu về nó còn rất hạn chế ở Việt Nam.
Từ thông tin này, nhóm nghiên cứu đã nghĩ đến tận dụng phế phẩm hạt đu đủ để phát triển các sản phẩm bảo vệ da. Nhóm đã thực hiện khảo sát hoạt tính kháng khuẩn in vitro của hạt đu đủ trên một số vi khuẩn liên quan đến nhiễm trùng da.
Diệt vi khuẩn gây bệnh trên da
Nhóm nghiên cứu cho biết, hạt tươi được lấy từ quả chín của cây đu đủ ruột vàng, thu hái tại tỉnh Long An, được rửa sạch, phơi khô, xay thành bột thô, sau đó chiết xuất dược liệu bằng ethanol để thu cao chiết.
Nhóm thực hiện đánh giá hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết hạt đu đủ bằng phương pháp giếng khuếch tán, với các chủng vi khuẩn: P. aeruginosa, Methicillin-Sensitive S. aureus (MSSA), Methicillin-Resistant S. aureus (MRSA), S. pyogenes thường gây viêm da.
Đây là phương pháp thường được dùng để kiểm tra độ nhạy của chất kháng khuẩn. Kết quả nghiên cứu cho thấy, cao chiết hạt đu đủ có khả năng diệt được một số vi khuẩn gây bệnh trên da ở nồng độ phù hợp như MSSA, MRSA (20mg/mL) và S. pyogenes (10mg/mL), có thể phát triển thành các sản phẩm bôi da.
Nghiên cứu cũng chỉ ra, chiết xuất hạt đu đủ bằng phương pháp ngâm lạnh phân đoạn, sử dụng hạt xay thô có độ ẩm 8%, thu được hiệu suất chiết cao nhất (3,25%), với độ ẩm cao chiết là 9,79%. Khả năng diệt khuẩn của hạt đu đủ chiết bằng dung môi ethanol 80% có hiệu quả cao nhất (99%), trên các chủng vi khuẩn gây bệnh ngoài da.
Đây là một đóng góp mới của nghiên cứu, vì các tài liệu trước đây chưa cung cấp các thông tin này. Bên cạnh đó, nghiên cứu cho thấy được tiềm năng của hạt đu đủ trong việc phát triển thành các sản phẩm điều trị nhiễm trùng da và cũng là một giải pháp tốt giúp cho việc tận dụng các phụ phẩm của ngành thực phẩm vào sản xuất dược phẩm.
ThS Nguyễn Thị Kim Liên cho biết, hướng nghiên cứu tiếp theo là mở rộng khảo sát khả năng kháng nấm của hạt đu đủ trên các chủng vi nấm gây bệnh trên da, đồng thời chuẩn hóa quy trình chiết cao hạt đu đủ để làm nguyên liệu bào chế các sản phẩm ứng dụng.
Chặng đường tuy còn dài song nhóm nghiên cứu tin rằng với những thành công thử nghiệm bước đầu, sản phẩm ứng dụng từ cao chiết đu đủ sẽ được phát triển rộng rãi trên thị trường.
Biến chứng nguy hiểm của bệnh zona thần kinh
Zona thần kinh (hay còn gọi là giời leo) là bệnh nhiễm trùng da khá phổ biến. Đối với nhiều người, các triệu chứng của bệnh sẽ biến mất trong vòng chưa đầy một tháng.
Tuy nhiên đối với một số người, bệnh có thể xuất hiện những biến chứng gây mất thị giác, thính giác, thậm chí là đe dọa tính mạng.
Nguyên nhân gây bệnh zona thần kinh (giời leo) được các chuyên gia xác định là do virus VZV. Đây chính là virus gây ra bệnh thủy đậu, hay nói cách khác, sau khi mắc bệnh thủy đậu, trong cơ thể một bộ phận người bệnh vẫn còn tồn tại virus nói trên ở trạng thái tiềm tàng.
Sau một thời gian dài, có thể từ vài tháng đến nhiều năm, virus này di chuyển và "ngủ đông" tại các tế bào, hạch thần kinh. Khi có điều kiện thuận lợi như suy giảm miễn dịch, stress tinh thần, hoặc suy nhược cơ thể, làm việc quá sức dẫn đến cơ thể giảm sức đề kháng... thì bệnh tái hoạt động. Khi đó, virus VZV sinh sản và lan truyền theo các đường dây thần kinh cảm giác, gây tổn thương da và dây thần kinh, từ đó gây nên triệu chứng và dấu hiệu của bệnh zona thần kinh. Ước tính, khoảng 15% người mắc thủy đậu sẽ bị zona thần kinh sau này.
BS Đặng Thị Ngọc Bích - chuyên khoa Da liễu - Thẩm mỹ da (Bệnh viện đa khoa Tâm Anh) cho biết: Zona thần kinh là bệnh ngoài da mà biến chứng gây tổn thương ở các dây thần kinh. Triệu chứng của zona thường bao gồm một hoặc nhiều chùm mụn nước trên nền da viêm đỏ, đau rát hoặc ngứa, thường xuất hiện 1 bên cơ thể theo đường đi của một hoặc nhiều dây thần kinh cụ thể. Bệnh zona thần kinh có thể gây ra đau dữ dội và gây khó khăn trong việc thực hiện các hoạt động hàng ngày.
Căn bệnh này có thể dẫn đến viêm phổi, các vấn đề về thính giác, mù lòa, viêm não hoặc viêm màng não và tử vong nhưng rất hiếm. Cứ 5 người mắc zona sẽ có 1 người xuất hiện cơn đau dữ dội. Cơn đau này được gọi là đau dây thần kinh sau herpes. Đặc biệt, khi tuổi càng cao, nguy cơ bị đau dây thần kinh hậu herpes nhiều hơn và bệnh dễ nghiêm trọng hơn.
Ông P.V.M. (60 tuổi, tỉnh Kiên Giang) đột nhiên xuất hiện một vết xước nhỏ tại vùng sống mũi nhưng không đau, nên nghĩ vết xước do đeo mắt kính. Sáng hôm sau, vết xước nhỏ lan hết mũi và trán, nổi mụn nước, rỉ dịch, sưng mắt. Thấy dấu hiệu bất thường, bệnh nhân tới Bệnh viện đa khoa Tâm Anh thăm khám.
Tại đây, các bác sĩ kiểm tra và nhận định bệnh nhân bị zona tấn công mũi và trán. Bệnh thường gây đau nhiều nhưng ông M. bị tiểu đường 12 năm, mất cảm giác đau nên chỉ thấy rát nhẹ. Đặc biệt, dù chỉ sau 1 ngày xuất hiện triệu chứng, nhưng bệnh nhân đã xuất hiện tình trạng viêm kết mạc do virus VZV gây ra.
BS Phạm Huy Vũ Tùng - chuyên khoa Mắt (Bệnh viện đa khoa Tâm Anh) nhận định: Nếu không điều trị kịp thời, phát ban zona ở gần mắt có thể gây viêm loét giác mạc và mù. Theo các số liệu thống kê, gần 25% người bệnh zona thần kinh bị phát ban ở vùng mắt, thậm chí là bên trong mắt.
BSCKI Nguyễn Thị Minh Phượng - Khoa Nội tổng hợp (Bệnh viện Bãi Cháy) cho biết, để phòng ngừa zona thần kinh, bệnh nhân nên đến khám sớm khi có bắt đầu có thương tổn ở da để được điều trị thuốc kháng virus trong thời gian vàng (72 giờ sau khi phát ban do zona) nhằm hạn chế kéo dài thời gian diễn tiến của bệnh cũng như biến chứng sau zona.
Bên cạnh đó, cần hạn chế tiếp xúc với mụn nước chưa khô và đóng vảy của người bệnh. Người bệnh tuyệt đối không nên đắp các loại lá cây, đắp đậu xanh hoặc các loại thuốc không rõ nguồn gốc vì có thể gây nhiễm trùng nặng hơn vùng thương tổn, cần giữ vùng da luôn sạch sẽ và bôi thuốc theo chỉ định của bác sĩ da liễu - thẩm mỹ da.
Để tránh bị lây nhiễm virus zona cho người khác, bệnh nhân cần thực hiện các bước che chắn vết phát ban, không chạm vào khi chúng chưa đóng vảy. Đặc biệt, không tiếp xúc với trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ có đề kháng yếu, nhẹ cân, phụ nữ đang mang thai nhưng chưa tiêm vaccine ngừa bệnh zona, vaccine thủy đậu, người già, người có hệ miễn dịch yếu...
Phương pháp phòng bệnh hiệu quả nhất là chủ động tiêm vaccine ngừa bệnh thủy đậu. Ngoài ra, duy trì lối sống khỏe mạnh, ăn uống điều độ sẽ củng cố hàng rào bảo vệ cơ thể, ngăn chặn sự phát triển của mầm bệnh tiềm ẩn.
Những thói quen gây viêm lợi ít người biết Viêm lợi là bệnh răng miệng khá phổ biến, nhưng ít người biết rằng thói quen răng miệng kém, không lấy cao răng thường xuyên chính là nguyên nhân gây ra bệnh lý này. Vì sao bị viêm lợi? Viêm lợi là bệnh răng miệng khá phổ biến có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm nhưng ít người quan tâm. Một...