Chế Linh công khai hóa đơn tác quyền trước liveshow
Đại diện truyền thông của nhà sản xuất “ Nhật ký đời tôi” – liveshow cuối cùng của ông hoàng dòng nhạc bolero khẳng định đã hoàn tất các thủ tục liên quan tới vấn đề bản quyền tác giả từ ngày 18/5.
Kể từ khi thông tin Chế Linh về nước làm liveshow cuối cùng trong sự nghiệp ca hát xuất hiện, dư luận rộ lên nhiều thông tin trái chiều như Sở VH-TT&DL Hà Nội phạt chương trình do treo băng-rôn quảng cáo sai quy định rồi tiền tác quyền chưa được thanh toán đầy đủ nên Chế Linh không thể biểu diễn…
Tuy nhiên, chiều ngày 30/5, đại diện truyền thông của BTC đã lên tiếng đính chính. Người này cho biết, Sở VHTT&DL Hà Nội cấp giấy phép biểu diễn đêm nhạc Chế Linh – Nhật ký đời tôi vào ngày 10/5. Tới 18/5, đại diện của đơn vị tổ chức đã đến Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam (VCPMC) để liên hệ và thỏa thuận thanh toán tiền bản quyền tác giả các ca khúc sử dụng trong chương trình.
VCPMC đưa ra mức phí trọn gói 25 triệu đồng dựa theo Hướng dẫn thực hiện biểu giá thu tiền bản quyền tác giả âm nhạc. Tuy nhiên đại diện cho đơn vị tổ chức cho rằng mức phí đó chưa hợp lý vì có tới 11 ca khúc do chính Chế Linh sáng tác với bút danh Tú Nhi và yêu cầu không thu tiền bản quyền dưới bất cứ hình thức nào. Họ đề nghị được chi trả tiền bản quyền sử dụng tác phẩm âm nhạc cho 24/35 ca khúc còn lại sử dụng trong đêm diễn với mức chi trả tối thiếu 400.000/tác phẩm.
Hôm 29/5 vừa rồi, VCPMC và phía đơn vị tổ chức liveshow cho Chế Linh đã đi tới quyết định cuối cùng.Nhật ký đời tôi chỉ cần chi trả tiền tác quyền cho 24 ca khúc do các nhạc sĩ khác sáng tác mà Chế Linh dự định biểu diễn hôm 9/6 tới tại Trung tâm hội nghị Quốc gia Mỹ Đình.
Hiện tại, đại diện của nhà sản xuất đã hoàn thành việc chi trả này. Chế Linh cũng như đơn vị này hy vọng VCPMC sớm hoàn thành việc chi trả tiền bản quyền đối với tác giả của 24 ca khúc kể trên để ông hoàng bolero có thể yên tâm biểu diễn trên sân khấu thủ đổ lần cuối cùng.
Video đang HOT
Phiếu thu tiền tác quyền mà đại diện cho đơn vị sản xuất liveshow Nhật ký đời tôi nộp tại VCPMC.
Hợp đồng đóng tiền bản quyền của đơn vị sản xuất liveshow Nhật ký đời tôi.
QUỲNH ANH
Theo Infonet
Cục NTBD 'nói' nhạc sĩ Phó Đức Phương 'ăn vạ, kích động'
Cục Nghệ thuật biểu diễn (NTBD) vừa chính thức đưa ra phản ứng về việc nhạc sĩ Phó Đức Phương cùng gần 40 nhạc sĩ phản đối Cục đã "tiếp tay" cho bầu show xù tiền tác quyền.
Cục NTBD nhận định: "Trung tâm bảo vệ Quyền tác giả âm nhạc (VCPMC) do nhạc sĩ Phó Đức Phương đứng đầu đã lợi dụng vào bản chất trong sáng, trung thực của một số nhạc sĩ để tạo ra những thông tin thiếu chính xác hướng tới công kích và bôi xấu cơ quan quản lý nhà nước là Cục NTBD".
"Lợi dụng nhạc sĩ để ép Cục thông đồng"!
Thông tin đăng tải trên trang chủ của Cục NTBD (nghethuatbieudien.vn) còn cho rằng động thái này của nhạc sĩ Phó Đức Phương nhằm thực hiện mục đích thu tiền tác quyền mà việc làm này đang bị các nhạc sĩ nghi ngờ về sự mập mờ của VCPMC. Ông Vương Duy Biên khẳng định, đây chính là quan điểm của Cục.
Các cán bộ của Cục NTBD đã điều tra về các chữ kí trong bản kiến nghị của VCPMC. Chỉ có bốn người ký ở dưới bản gốc lá đơn là nhạc sĩ Phó Đức Phương và ba nhà thơ, còn lại, hàng chục nhạc sĩ khác chỉ ký vào tờ giấy trắng mà không biết cụ thể nội dung ra sao. Cục NTBD nhận định, một số cá nhân tại Trung tâm đã lợi dụng các nhạc sĩ và người nhà nhạc sĩ để "dựng chuyện, kích động tố cáo Cục theo kiểu ăn vạ, có dấu hiệu vi phạm pháp luật". Cục cho rằng nếu VCPMC không bảo vệ nổi quyền lợi cho khách hàng thì phải bồi thường thiệt hại cho họ, chứ không thể chuyển sang "ăn vạ", "đổ vấy" cơ quan quản lý nhà nước nhằm ép Cục phải "thông đồng" với mình để xâm hại đến quyền được.
Ông Vương Duy Biên, Cục trưởng Cục NTBD (trái) và ông Phó Đức Phương, Giám đốc VCPMC (phải). Ảnh: Lê Thoa
Nhạc sĩ Phó Đức Phương hưởng lương 45 triệu/tháng?
Cục NTBD cũng tố Trung tâm đang có sự nhập nhèm tiền nong: "VCPMC rất mập mờ, thậm chí có biểu hiện sai phạm về thu chi tài chính". Theo Cục NTBD, ông Nông Xuân Ái, GĐ Nhà hát Ca múa dân gian Việt Bắc, cho hay, ông không thể trả tác quyền chương trình Chế Linh biểu diễn tại HN vào 11/2011 là vì không thể thỏa thuận với nhạc sĩ Phó Đức Phương. VCPMC đưa ra mức giá 4 triệu/ca khúc căn cứ trên số ghế của Trung tâm Hội Nghị Quốc gia, nhưng BTC thỏa thuận 300.000đ/ bài thì không được đồng ý. Ông Ái cũng cho biết thêm: "Trong số các ca khúc mà VCPMC đòi tác quyền có một số bài của tác giả Tú Nhi. Khi tôi nói Tú Nhi là bút danh của Chế Linh thì họ bảo Chế Linh đã ủy quyền cho họ rồi. Tôi điện thoại cho ca sĩ Chế Linh thì ông nói chưa bao giờ ủy quyền cho VCPMC".
Nhạc sĩ Phú Quang dùng từ "tùy tiện" để nói về việc thu tiền tác quyền và trả cho tác giả của VCPMC, bởi có những chương trình thu 2 - 4 triệu/ ca khúc nhưng tác giả chỉ nhận 300.000đ. Ông dẫn chứng: "Một chương trình tổ chức tại Hải Phòng, đơn vị tổ chức biểu diễn trả cho các ca khúc của tôi là 20 triệu đồng nhưng tôi chỉ được nhận 10 triệu. Tôi tự nhận là người được lĩnh nhiều tiền nhất tại VCPMC cũng chỉ khoảng trên 100 triệu/ năm. Còn nhiều người khác chỉ khoảng 5-10 triệu". Nhạc sĩ Phú Quang cho hay, ông chưa khi nào được tiếp cận với văn bản thể hiện sự thu chi cụ thể từng khoản, mục của VCPMC.
Chung sự nghi ngờ, NSND Trần Bình, GĐ Nhà hát Ca Múa Nhạc nhẹ VN dẫn chứng: VCPMC thu 700.000 đến 2 triệu đồng/ca khúc trong chương trình của nhạc sĩ Quốc Trung biểu diễn tại Nhà hát lớn Hà Nội nhưng tác giả được trả thực chất chỉ là 200.000 đồng, hay 300.000 đồng.
NSND Trần Bình "choáng" khi tình cờ biết được nhạc sĩ Phó Đức Phương đang hưởng mức lương 45 triệu đồng/tháng. NSND Trần Bình tiết lộ sẽ thành lập một Trung tâm bảo vệ quyền tác giả khác để tạo sự minh bạch, công tâm.
VCPMC: "Nên hiểu luật và phát ngôn có trách nhiệm"
Ngay lập tức, VCPMC đã gửi văn bản tới các cơ quan báo chí để làm rõ những thông tin mà họ cho là "thiếu cơ sở, gây thiệt hại tới uy tín" của Trung tâm. Trong đó, VCPMC ghi rõ: Công tác tài chính của Trung tâm được nhóm bốn người của Công ty kiểm toán của Anh Quốc là Grant Thornton giám sát.
Phản pháo lại ông Nông Xuân Ái, Trung tâm cho hay, Chế Linh đã thông qua con trai mình là Lưu Hoàng Phi (còn gọi là Chế Phi) ủy thác quyền tác giả nên VCPMC hoàn toàn có quyền để thu. Tuy nhiên, VCPMC đã loại những bài hát của Chế Linh ra khỏi danh mục thu tiền liveshow nói trên. Mức tiền bản quyền mà Trung tâm thu căn cứ trên tỷ lệ doanh thu của buổi diễn dựa trên số vé, giá vé phát hành, được quy định tại khoản 3 điều 16 Nghị định 61/2002/NĐ-CP của Chính phủ về chế độ nhuận bút.
Trung tâm cũng khẳng định, nhạc sĩ Phú Quang đã đưa ra những thông tin thiếu trách nhiệm, bởi các con số ông đưa ra chưa trừ 10% thuế VAT, 20% thuế thu nhập cá nhân và hành chính phí, 30% bản quyền tác giả thơ. Ngoài ra, nhạc sĩ Phú Quang cho rằng mình là người có tiền bản quyền âm nhạc cao nhất là "lầm tưởng đáng tiếc". Năm 2011, số tác giả nhận được số tiền bản quyền trên 100 triệu đồng là 40 người, trong đó có 5 tác giả nhận trên 200 triệu đến trên 300 triệu đồng là TCS, NHT, VĐHA, MK, NVC. Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung đã công khai là mỗi năm nhận được từ Trung tâm khoảng 300 triệu.
Theo Báo Đất Việt
Liveshow Chế Linh vẫn do bầu Tiến tổ chức? Những người đăng ký mua vé liveshow Chế Linh qua điện thoại không khỏi nghi ngại khi thấy số điện thoại bán vé của live show Nhật ký đời tôi cũng là số điện thoại bán vé của Chế Linh - 30 năm tái ngộ dù đơn vị tổ chức (theo đăng ký) khác hẳn nhau. Ngoài ra, website quảng bá và bán...