Chê lao động Việt Nam, nhà thầu Trung Quốc ngừng thi công?
Sự việc một nhà thầu Trung Quốc ngang nhiên dừng thi công một gói thầu tại dự án thủy điện Thượng Kon Tum khiến dư luận bức xúc.
Báo Thanh niên đưa tin, nhà thầu Trung Quốc là Viện Hoa Đông Tập đoàn thủy điện Trung Quốc và Công ty TNHH Cục Đường sắt Trung Quốc số 18 trúng thầu xây dựng đường hầm dẫn nước thủy điện Thượng Kon Tum với gói thầu hơn 1.614 tỉ đồng, bắt đầu thi công ngày 1/1/2011, thời gian 42 tháng.
Công ty CP Thủy điện Vĩnh Sơn-Sông Hinh ký hợp đồng với Công ty Viện nghiên cứu và Thiết kế Hoa Đông Tập đoàn thủy điện Trung Quốc; Công ty TNHH Cục Đường sắt Trung Quốc số 18.
Đến ngày 25/5/2014, nhà thầu Trung Quốc bất ngờ gửi thông báo cho chủ đầu tư là Công ty CP Thủy điện Vĩnh Sơn-Sông Hinh về việc dừng thi công theo điều kiện bất khả kháng như lao động địa phương không đủ số lượng trên công trình; lao động người Trung Quốc không đảm bảo an toàn khi ra ngoài làm các thủ tục cần thiết; hầu hết công ty giao dịch của Trung Quốc tại Việt Nam buộc phải ngừng kinh doanh…
Lý do mà nhà thầu Trung Quốc này đưa ra khiến nhiều người nhớ ngay đến vụ việc vừa xảy ra ở Trà Vinh. Theo đó, Công ty China Chengda Engineering được UBND tỉnh Trà Vinh chấp thuận cho tuyển trên 2.100 lao động Trung Quốc đến làm việc tại công trình Nhà máy Nhiệt điện Duyên hải 3. Lý do cũng cực kỳ đơn giản: không tuyển được lao động người Việt Nam.
Video đang HOT
Khi được hỏi về lý do tại sao không tuyển chọn lao động Việt Nam, ông Dương Quang Ngọc – Phó giám đốc Sở LĐTB&XH giải thích, toàn bộ vị trí tuyển dụng không phải lao động phổ thông mà là lao động kỹ thuật cao và chuyên gia.
Thế nhưng trên thực tế, hơn 2.100 lao động này chỉ làm công việc xây dựng cơ bản.
Sự việc ở Trà Vinh khiến dư luận phản ứng gay gắt, nhiều kiến nghị được đưa ra trong đó đặc biệt yêu cầu phải kiểm soát lao động Trung Quốc trên cả nước.
Nhìn lại hai trường hợp trên, cái cách mà nhà thầu thi công gói thầu tại dự án thủy điện Thượng Kon Tum hành xử lại cho thấy đó là một cách phản ứng tiêu cực của nhà thầu Trung Quốc, cố tình làm khó các chủ đầu tư Việt Nam cũng như ít nhiều làm ảnh hưởng đến tiến độ thi công công trình.
Chất lượng nhà thầu Trung Quốc đã nhiều lần được mổ xẻ, trong đó Bộ trưởng Giao thông Vận tải Đinh La Thăng từng thẳng thán chê trách: “Tất cả các dự án giao thông tại Việt Nam mà Tổng Công ty Cầu đường Trung Quốc đã và đang thi công đều bị chậm tiến độ, vì vậy không thể chủ quan được. Lúc đầu họ làm rất nhanh, nhưng sau đó họ đưa ra nhiều lí do gây chậm tiến độ, ở dự án này có thể sẽ vì nước lớn hay do mưa nhiều nên không thi công được…”.
“Chúng ta không nói xấu nhà thầu nước bạn, nhưng thực tế thi công là vậy nên chủ đầu tư phải có giải pháp giám sát để đảm bảo tiến độ và chất lượng dự án”, Bộ trưởng Thăng thẳng thắn.
Chính vì thế, từ những vụ việc trên càng phải cấp thiết siết chặt chất lượng nhà thầu cũng như lao động Trung Quốc, tránh để Việt Nam phải ăn quá nhiều “trái đắng” vì lựa chọn Trung Quốc.
Theo Báo Đất Việt
Bộ trưởng Thăng đe "trảm tướng" dự án QL3 mới
Chiều 23/6, tại cuộc họp về QL3 mới đoạn Hà Nội - Thái Nguyên, Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng ra tối hậu thư: Cuối tháng 7, nếu không hoàn thiện các hạng mục còn lại sẽ cách chức ông Lưu Việt Khoa - Phó GĐ Ban QLDA 2.
Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng
Ông Thăng phê bình các đơn vị liên quan vì tuyến đường được thông xe từ tháng 1, nhưng những hạng mục "lẻ tẻ" như đường gom, rào chắn, chỗ quay đầu xe khẩn cấp lại "lẹt đẹt".
Chính Bộ trưởng Thăng cũng đi trên đường này và chứng kiến cảnh nguy hiểm vì xe máy lọt vào đường và đi trái chiều (xe máy không được đi vào tuyến đường cao tốc này); công nhân bắc thang gỗ trèo qua lan can sang đường; có đoạn mặt đường bị đọng nước, gây nguy hiểm. Vụ trưởng An toàn giao thông Nguyễn Văn Thuấn thông tin, đã có 5 người chết từ khi đường đưa vào sử dụng, là người điều khiển xe máy.
Hiện nay, trên toàn tuyến còn vướng mắc 8 điểm; trong đó có nút giao tại Ninh Hiệp (Hà Nội) và 7 điểm tại Thái Nguyên chủ yếu là đường gom chưa hoàn thiện. Các điểm này có nguyên nhân từ việc chậm mặt bằng (chuẩn bị bảo vệ hiện trường để thi công); phần vì các nhà thầu, Ban QLDA chưa làm hết trách nhiệm nên dẫn đến chậm tiến độ. Đây là nguyên nhân khiến xe máy, người đi bộ tràn vào đường.
Khó chấp nhận tình trạng "đường cao tốc là mang lại hạnh phúc cho người dân nhưng lại có nhiều người chết vì tai nạn", ông Thăng ra tối hậu thư: Nếu ngày 31/7, các hạng mục còn lại không hoàn thành sẽ cách chức ông Lưu Việt Khoa - người trực tiếp chịu trách nhiệm về dự án. Trong khoảng thời gian từ nay đến lúc hoàn thành, ông Thăng yêu cầu chỗ có thể làm lan can, rào chắn phải làm ngay.
Những chỗ chưa làm được, có hiện tượng người bắc thang trèo vào đường phải có người canh giữ. Bộ trưởng Thăng cũng yêu cầu khẩn trương khắc phục những điểm bị hằn lún mặt đường trong 1 tuần tới bằng phẳng theo tiêu chí "áo rách khéo vá hơn áo lành vụng may".
Ông Thăng cũng mời lãnh đạo UBND tỉnh, công an tỉnh Thái Nguyên tham dự họp và đề nghị phối hợp cùng các đơn vị của Bộ GTVT bắt quả tang những cá nhân dỡ hàng rào hộ lan của tuyến đường để xử lý nghiêm; đồng thời tăng cường tuyên truyền cho người dân trong khu vực tham gia bảo vệ đường.
Theo Sỹ Lực (Tiền Phong)
"Trung Quốc không đấu thầu sẽ có nhà thầu khác làm" "Hợp đồng mới phía Trung Quốc nói là không tham gia nữa cũng không sao, chúng ta tìm đối tác khác, nguồn tín dụng khác. Còn các hợp đồng nhà thầu Trung Quốc đang thực hiện, nguyên tắc hợp đồng phải thực hiện theo đúng Luật", Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải nhấn mạnh. Bên lề kỳ họp Quốc hội sáng nay 12/6,...