Chè hột gà trà, bánh bao chiên nước – món ăn lạ miệng ở Sài Gòn
Chè hột gà trà cái tên gây tò mò nhất đối với thực khách lần đầu đến quán hay món bánh bao với cách chế biến độc đáo vừa chiên vừa hấp là những món ăn lạ miệng mà bạn nhất định nên thử khi đến thành phố Sài Gòn.
Chè hột gà trà
Nằm trên đường Trần Hưng Đạo B, bên cạnh chợ Đại Quang Minh ở quận 5, quán chè gốc Hoa nằm lọt thỏm trong khoảng vỉa hè trống trước trạm biến áp cũ thời Pháp. Nhiều người đặt tên cho quán là “chè ma” vì thường bán đến tận khuya dưới ánh đèn đường yếu ớt.
Theo lời kể của chủ quán, Lý Thanh Hà, vào năm 1938 bà ngoại chị là Phùng Hạnh Phan từ Quảng Đông (Trung Quốc) đến khu Chợ Lớn làm ăn, bán chè đậu xanh vỉa hè. Quán nằm ở góc đường Tổng Đốc Phương (nay là Châu Văn Liêm) – Nguyễn Trãi. Từ đó đến nay, quán không thay đổi địa điểm.
Quán hiện tại bán tới 20 món chè có hương vị đậm chất Hoa như chè hạt sen, đậu xanh, đậu đỏ, đậu phộng, mè đen, nhãn nhục, bạch quả, củ năng, sâm bổ lượng, quy linh cao, hột gà chưng (như bánh flan), hột gà trà đen, đu đủ tiềm… phục vụ nóng lạnh tùy nhu cầu.
Chủ quán cho biết, để làm món chè ngon, gia đình phải tuân theo các công thức có sẵn, phải đong đếm nguyên liệu cẩn thận để nấu cho mỗi món chè.
Trong đó, chè hột gà trà là cái tên gây tò mò nhất đối với thực khách lần đầu đến quán. Trứng gà chín luộc với nước trà chừng 2 tiếng, để liu riu cả tối, sao cho phần lòng trắng bên ngoài đanh lại nhưng bên trong mềm. Xắn một miếng xúc cùng nước trà đen đường, ăn vào bùi ngọt, không tanh, thơm mùi trà, ngậy vị trứng.
Đến mua chè hầu hết là khách quen, gọi món không cần nhìn thực đơn. Không gian quán rất nhỏ nên mọi người hay mua về, ngồi lại quán đa phần là khách vãng lai hoặc học sinh tan trường về ghé giải khát.
Bánh bao chiên nước – món điểm tâm lạ miệng ở Sài Gòn
Bánh bao chiên nước là món ăn xuất xứ từ Đài Loan, nhờ cách chế biến vừa chiên vừa hấp độc đáo khiến nó trở thành món ăn vặt gây sốt thời gian gần đây, cũng là món lót dạ ngon lành buổi sáng, đặc biệt là vào những hôm Sài Gòn thời tiết ẩm ương.
Gọi là bánh bao, nhưng thực chất nó không được làm từ bột bánh bao mà nguyên liệu tạo nên vỏ bánh là bột mì lên men tự nhiên. Sau khi nhào nặn đều tay, người ta cho nhân vào giữa, gói lại như một chiếc bánh bao nhân thịt thông thường rồi thực hiện quy trình trên hấp dưới chiên cùng lúc.
Bánh được xếp ngay ngắn vào chảo phẳng, dày, bên dưới quét một lớp dầu rồi trực tiếp cho nước lã vào, đậy nắp kín. Đầu tiên, hơi nước bốc lên làm bột nở, đồng thời hấp chín cả vỏ bánh lẫn nhân bên trong. Theo Ngoisao, thời gian hấp từ 7 đến 10 phút thì nước bay hơi hết, chừa lại lớp dầu thì chuyển sang giai đoạn chiên mặt dưới bánh cho đến khi vàng giòn. Vớt ra, người ta để úp bánh trên một khay kim loại đục lỗ, bên dưới là nồi nước luôn sôi, bốc khói nghi ngút để giữ nóng mà không làm ỉu lớp bánh đã chiên.
Ảnh: Ngôi sao
So với bánh bao truyền thống thì cách làm nhân của bánh bao chiên nước đơn giản hơn. Có 3 loại nhân cho bạn lựa chọn: rau, thịt và hẹ. Nhân thịt gồm thịt xay nhuyễn, ướp với tiêu, hành lá và củ sắn tạo vị ngọt. Nhân hẹ thì chủ yếu là hẹ lá thái nhỏ, thêm gia vị và ít thịt băm. Nhân rau củ được làm từ bắp cải xào với ruốc, nêm nếm gia vị vừa ăn. Món này ăn ngon hơn khi còn nóng hổi, bẻ làm đôi dậy mùi thơm nức, chấm với tương ớt cay the là đúng điệu.
Theo Dân Việt
Quán 'chè ma' bán suốt 80 năm ở Sài Gòn
Càng về khuya, khách đến quán chè ở khu người Hoa thuộc quận 5 càng đông, họ ngồi ăn dưới ánh đèn đường lờ mờ.
Quán chè 80 năm ở khu người Hoa, Sài Gòn. Video: Di Vỹ.
Nằm trên đường Trần Hưng Đạo B, bên cạnh chợ Đại Quang Minh ở quận 5, quán chè gốc Hoa nằm lọt thỏm trong khoảng vỉa hè trống trước trạm biến áp cũ thời Pháp. Càng về đêm, khách đến càng đông. Nhiều người đặt tên cho quán là "chè ma" vì thường bán đến tận khuya dưới ánh đèn đường yếu ớt.
Hiện nay, chè không còn ngon như xưa nhưng với những ai từng gắn bó với nơi này, họ vẫn dành nhiều sự ưu ái.
Không gian của quán nhỏ, nằm dưới một cây cột điện to. Ảnh: Linh Sea.
Theo lời kể của chủ quán, Lý Thanh Hà, vào năm 1938 bà ngoại chị là Phùng Hạnh Phan từ Quảng Đông (Trung Quốc) đến khu Chợ Lớn làm ăn, bán chè đậu xanh vỉa hè. Quán nằm ở góc đường Tổng Đốc Phương (nay là Châu Văn Liêm) - Nguyễn Trãi. Từ đó đến nay, quán không thay đổi địa điểm.
Ngày đó, các loại chè, đặc biệt là chè đậu xanh, là món ăn sang chảnh chỉ người khá giả mới dám bỏ tiền mua. Cụ Phan sắm một chiếc xe bán chè, đặt tên là Châu Giang. Quầy hàng nằm khiêm tốn trong khoảng sân nhỏ trước trạm biến áp nên nhiều người vẫn quen gọi là "chè nhà đèn". Thực đơn ngày đó chỉ có vài món đơn giản nhưng thơm ngon nên được nhiều người Sài Gòn mê mẩn.
Dấu vết xưa còn lại của quán chè Châu Giang. Ảnh: Di Vỹ.
Quán hiện tại bán tới 20 món chè có hương vị đậm chất Hoa như chè hạt sen, đậu xanh, đậu đỏ, đậu phộng, mè đen, nhãn nhục, bạch quả, củ năng, sâm bổ lượng, quy linh cao, hột gà chưng (như bánh flan), hột gà trà đen, đu đủ tiềm... phục vụ nóng lạnh tùy nhu cầu.
Chủ quán cho biết, để làm món chè ngon, gia đình phải tuân theo các công thức có sẵn. "Chúng tôi đong đếm nguyên liệu cẩn thận để nấu cho mỗi món chè".
Trong đó, chè hột gà trà là cái tên gây tò mò nhất đối với thực khách lần đầu đến quán. Trứng gà chín luộc với nước trà chừng 2 tiếng, để liu riu cả tối, sao cho phần lòng trắng bên ngoài đanh lại nhưng bên trong mềm. Xắn một miếng xúc cùng nước trà đen đường, ăn vào bùi ngọt, không tanh, thơm mùi trà, ngậy vị trứng.
Món chè trứng độc lạ của quán. Ảnh: Di Vỹ.
Đến mua chè hầu hết là khách quen, gọi món không cần nhìn thực đơn. Không gian quán rất nhỏ nên mọi người hay mua về, ngồi lại quán đa phần là khách vãng lai hoặc học sinh tan trường về ghé giải khát.
Bác Thành, tóc đã bạc phơ chạy xe đến quán từ Tân Bình, gọi hai ly chè hạt sen mang về. "Tôi ăn ở đây từ trước năm 1975. Chè bán vẫn như vậy. Mỗi lần ăn lại khiến tôi nhớ về ngày xưa", bác Thành chia sẻ.
Cả ba người trong nhóm bạn Quốc Tuấn (ngụ ở quận 5) đều gọi chén chè hột gà trà. "Mình không nhớ rõ lần thứ mấy đến quán nhưng mỗi lần muốn ăn chè là mình lại rủ bạn ra đây. Quán không xa nhà mình, có nhiều món để lựa chọn, giá cả cũng phải chăng", Tuấn nói.
Quán mở bán từ 16h tới gần nửa đêm. Mỗi phần chè có giá khoảng 15.000 đồng. Khách đến ăn tại chỗ phải gửi xe ở phía đối diện, giá 6.000 đồng một lượt. Do quán nằm ở mặt tiền đường một chiều, khách mua mang về phải đậu xe cẩn thận, tránh gây ùn tắc vào giờ tan tầm.
Di Vỹ & Linh Sea
Theo VNE
Muôn kiểu bánh bao từ mặn đến ngọt vô cùng độc đáo ở Sài Gòn, đặc biệt là món số 3 Không còn nhàm chán với nhân thịt trứng, bánh bao ở Sài Gòn có nhiều kiểu nhân hay ho, độc đáo lắm đấy! Từ lâu, bánh bao đã là món ăn được nhiều người yêu thích và xuất hiện phổ biến khắp mọi nơi. Nhưng để làm mới lựa chọn cho thực khách, bên cạnh bánh bao truyền thống với phần nhân gồm...