Chê giá cà phê thấp, dân găm hàng làm DN phải “cắn răng” mua đắt
Do giá cà phê quá thấp, người dân chỉ bán ra nhỏ giọt để lấy tiền trang trải, khiến nhiều doanh nghiệp phải chấp nhận lỗ, thu mua với giá cao để gom hàng cho các hợp đồng trước đó.
Dân lao đao, doanh nghiệp cũng “méo mặt”
Hiện, giá cà phê tại Tây Nguyên chỉ đạt hơn 34.000 đồng/kg, mức giá thấp nhất trong vòng 7 năm qua.
Ông Nguyễn Minh Đường – Giám đốc Công ty TNHH Xuất khẩu nông sản Tây Nguyên (huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) cho biết, với giá cà phê hiện tại, nếu ở vùng cà phê có năng suất cao, canh tác thuận lợi, nông dân cũng chỉ hòa vốn. Đối với những vùng năng suất thấp, canh tác khó khăn, nông dân chắc chắn bị lỗ.
Giá cà phê sụt giảm khiến không chỉ nông dân, mà doanh nghiệp trong lĩnh vực cà phê cũng lao đao. Ảnh: D.H
Ông Mai Hùng (trú xã Quảng Tiến, huyện Chư M’gar, Đăk Lăk) chia sẻ: “Đầu vụ giá cà phê chỉ 33.000 đồng/kg, nếu bán ra sẽ không đủ chi phí đầu tư, nên tôi quyết định chờ giá cao hơn. Nhưng sau đó giá cà phê lại tiếp tục giảm, có lúc chỉ còn 31.000 đồng/kg, rồi nhích lên một cách chậm rãi. Đằng nào cũng nợ, giờ nếu bán ra cũng không thể trang trải được hết, nên tôi cố đấm ăn xôi, chờ thêm một thời gian nữa rồi tính”.
Ông Phạm Quang Mười – Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) huyện Cư M’gar, tỉnh Đăk Lăk cho biết, đến thời điểm hiện tại, 90% dân trồng cà phê trên địa bàn huyện vay nợ ngân hàng để trang trải, chi tiêu. Họ chấp nhận “ôm” thêm nợ, mà không bán cà phê do giá quá thấp.
Theo khảo sát của Chi cục phó Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Đăk Lăk, đến thời điểm hiện tại, chỉ có khoảng 50% trong tổng số 435.000 tấn cà phê trong niên vụ 2017 – 2018 được bán ra thị trường. Do giá quá thấp, người dân “găm” hàng không bán.
Theo ông Nguyễn Văn Hợp – Trưởng Phòng NNPTNT huyện Chư Sê (Gia Lai), trong tổng số gần 20.000 tấn cà phê nhân thu được trong vụ này ở Chư Sê, chỉ có khoảng một nửa được dân bán ra. Việc này cũng khiến một số doanh nghiệp cà phê “méo mặt” vì không mua đủ hàng cho các hợp đồng đã ký trước đó.
Làm gì để người trồng cà phê hết lao đao?
Video đang HOT
Ông Nguyễn Hoài Dương – Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Đăk Lăk cho biết, ngành nông nghiệp tỉnh Đăk Lăk đã có nhiều chính sách hỗ trợ người trồng cà phê như: Hỗ trợ giống tái canh, xây dựng mô hình, hỗ trợ chính sách vay vốn ưu đãi để tái canh, hỗ trợ ngành hàng thông qua dự án…
Ngoài ra, tỉnh Đăk Lăk xác định cây cà phê là cây trồng chủ lực nên cũng xây dựng “Đề án phát triển cà phê bền vững đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030″, ưu tiên thực hiện nhiều chính sách cho dân. Trong đó, đặc biệt quan tâm đến việc tổ chức sản xuất theo chuỗi, tạo ra những sản phẩm chất lượng, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao trên thị trường. Nhưng đối với chính sách cụ thể để trợ giá cho người trồng cà phê, cần phải có chủ trương của Chính phủ.
“Để sản xuất cà phê trong thời buổi giá thấp như hiện nay, người trồng cà phê cần phải trồng theo quy hoạch của đề án đã được UBND tỉnh phê duyệt. Người nông dân phải tổ chức lại sản xuất theo hướng liên kết hình thành các tổ nhóm hoặc hợp tác xã để có vùng nguyên liệu ổn định, liên kết với doanh nghiệp để có đầu ra ổn định. Cần giảm giá thành trong sản xuất ở các khâu đầu vào, như giảm lượng phân bón, giảm lượng nước tưới và giảm lượng thuốc bảo vệ thực vật” – ông Dương nói.
Cũng theo ông Dương, người dân cần chuyển đổi cây trồng ở những vùng đất không phù hợp như thiếu nước tưới, đất dễ ngập nước, đất có độ dốc cao, đất có tầng canh tác mỏng trên cơ sở tham khảo ý kiến của nhà quản lý và nhà khoa học. Đồng thời, người dân cần áp dụng công nghệ cao vào sản xuất như công nghệ tưới tiết kiệm, bón phân, thuốc qua hệ thống tưới…
Theo Danviet
Uống cà phê, khám phá hầm bí mật của biệt động Sài Gòn giữa lòng đô thị
Ở TP.HCM có một quán cà phê ngay tại di tích lịch sử Hộp thư bí mật và hầm nổi của biệt động Sài Gòn. Khách có thể vừa uống cà phê vừa khám phá những bí mật của những chiến sĩ biệt động năm xưa.
Quán cà phê Đỗ Phủ - cơm tấm Đại Hàn nằm tại căn nhà số 287/70 Nguyễn Đình Chiểu, quận 3, TP.HCM. Đây là một trong nhưng căn nhà năm xưa được chiến sĩ biệt động, anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Trần Văn Lai (tức Năm Lai, Mai Hồng Quế, Năm U.SOM,...) lam nơi chuẩn bị cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968.
Mấy tháng nay, ngôi nhà lịch sử được sử dụng làm quán cà phê và trưng bày các kỷ vật của chiến sĩ biệt động. Đây là thành quả của ông Trần Vũ Bình (con trai anh hùng Trần Văn Lai) dày công tìm kiếm và gìn giữ: "Cha tôi và các cô chú biệt động đã gian khổ, hy sinh cho đất nước mà không cần được báo đáp, không cần danh lợi... Vì vậy tôi và gia đình đã bảo tồn và phát triển lại những gì của ông cha ngày xưa và mong ước niềm tự hào đó được lan rộng ra cả cộng đồng, đến với tất cả mọi người, truyền lửa cho lớp trẻ hôm nay và mai sau".
Ngôi nhà gồm ba tầng, diện tích mặt bằng khoảng 70 m2, vẫn còn nguyên kiến trúc, nền gạch, mái ngói... như ban đầu. Đặc biệt, nhà có hệ thống hầm kiên cố, lối đi xuống được ngụy trang dưới các viên gạch bông. Từ năm 2018, nhân dịp kỷ niệm 50 năm chiến dịch Mậu Thân 1968, căn hầm được mở cho du khách tham quan.
Căn hầm trong ngôi nhà được ngụy trang bằng những viên gạch bông, du khách có thể xuống tham quan khi đến đây.
Từ những năm 1960, lấy cớ sửa nhà cần đào hầm vệ sinh, ông Năm Lai sử dụng những người thợ tin cậy của mình đào hầm giấu các loại vũ khí được chuyển từ ngoại thành vào. Để tránh bị phát hiện, đất sau khi đào được bỏ vào thùng carton chuyển lên ôtô đưa đi. Gần một năm sau căn hầm hoàn thành với diện tích gần 70 m2.
Từ năm 1966 tới 1968, gần 2 tấn vũ khí như súng, bộc phá, kíp nổ, súng ngắn, lựu đạn, đạn các loại... được chuyển tới hầm để chuẩn bị cho chiến dịch tấn công Tết Mậu Thân. Những chiếc hộp sắt, thùng gỗ cất vũ khí, hay súng đạn... đang được trưng bày trong hầm.
Du khách được trải nghiệm các vị trí của quán. Trong ảnh là cầu thang bí mật nối tầng hầm và tầng một.
Miệng hầm luôn được ngụy trang cẩn thận, tách ra với những lối đi hàng ngày của gia đình. Trong hình là lối đi được ngụy trang dưới bồn nước.
Chiếc cà tăng được các đồng chí giao liên giấu vũ khí khi vận chuyển đến căn hầm.
Một số vũ khí còn sót lại của căn hầm, hiện nay số vũ khí này đã được tháo thuốc nổ.
Nhiều đồ vật gắn với hoạt động của gia đình ông Trần Văn Lai và lực lượng Biệt động Sài Gòn được trưng bày tại quán cà phê.
Suốt mấy năm qua, gia đình ông Trần Vũ Bình đã và đang tiếp tục dành thời gian, tâm huyết sưu tầm, tìm kiếm, chuộc lại cac chứng tích đã phục vụ cho lực lượng Biệt động. "Mục đích duy nhất phục dựng các di tich biêt đông Sai Gon của gia đình tôi là để các thế hệ sau biết được các chiến sỹ biêt đông đã sống, chiến đấu và hy sinh như thế nào, từ đó trân trọng hơn giá trị của nền hòa bình độc lập hôm nay... Nếu không phục dựng lại thì chắc chắn trên 20 di tích biêt đông Sai Gon - một tài sản vật chất tinh thần vô giá sẽ dần mất đi và sẽ đi vào quên lãng" - ông Trần Vũ Bình chia sẻ.
Các tầng của căn nhà hiện đều sử dụng làm không gian quan cà phê. Nơi đây còn trưng bày nhiều đồ dùng một thời gắn bó với người Sài Gòn xưa, tạo nên nét hoài cổ cho quán.
Theo Danviet
Giá cà phê Tây Nguyên: Hôm nay "bốc hơi" nửa triệu đồng/tấn Giá cà phê nhân xô tại các tỉnh Tây Nguyên hôm nay mất thêm 500 đồng/kg chốt tại 31.600 - 32.600 đồng/kg. Tại cảng TP.HCM, giá cà phê xuất khẩu loại 2, tỷ lệ đen vỡ 5% giao dịch ở 1.343 USD/tấn (FOB), trừ lùi ở 45 USD/tấn. Giá cà phê nhân xô tại các tỉnh Tây Nguyên hôm nay mất thêm 500...