Chế độ tự lái của Tesla bối rối trước kích cỡ biển báo Stop
Xe điện của Tesla giảm tốc độ sớm hơn khi tiến về các biển báo Stop có kích thước lớn vì nghĩ rằng xe đã đến gần các biển báo này.
Một người dùng Twitter có tên Cowcumber phát hiện rằng hệ thống Full Self-Driving (FSD) được trang bị trên các mẫu xe điện của Tesla đã giảm tốc độ sớm hơn khi hướng đến những biển báo có kích thước lớn hơn bình thường.
Cụ thể, Cowcumber đã thực nghiệm hiện trường kết hợp với đo kích thước của từng biển báo Stop trong khu vực nơi anh này sinh sống.
Cowcumber đo kích thước của các biển báo Stop để làm cơ sở so sánh mức độ phản ứng của xe Tesla. Ảnh: Cowcumber.
Theo nội dung được Cowcumber chia sẻ trên Twitter cá nhân, chiếc xe của anh đã giảm tốc độ quá sớm trước một biển báo Stop chỉ vì kích thước của nó to hơn những biển báo thông thường.
Cowcumber nhận ra khi đứng trước biển báo Stop có kích thước 48 inch, chiếc Tesla của anh đã giảm tốc độ sớm hơn so với khi di chuyển hướng về biển báo có kích thước 30 inch.
Chiếc Tesla của một người dùng phát hiện sai sự hiện diện của các biển báo Stop, khiến chiếc xe liên tục phanh trên quãng đường ngắn. Ảnh: AlaniMike.
Video đang HOT
Một số người dùng nhanh chóng đồng tình và chia sẻ những trải nghiệm tương tự, trong đó bao gồm cả việc hệ thống FSD của Tesla nhận diện sai vị trí các biển báo Stop trên đường.
Theo Bộ Giao thông Mỹ, nước này đang sử dụng 4 kích thước phổ biến cho biển báo Stop, trong đó loại 24 inch là nhỏ nhất. Biển báo 30 inch thông dụng nhất và được sử dụng trên các tuyến đường có một làn xe, cũng như đường sá thuộc khu vực ngoại ô.
Biển Stop kích thước 35 inch được cắm trên các tuyến đường có nhiều làn xe, trong khi biển báo có kích thước to nhất sẽ được dùng khi khoảng cách an toàn bị hạn chế, hoặc tại các giao lộ được phân loại là nguy hiểm.
Các biển báo có kích thước lớn hơn cũng được cho là tăng mức độ phản quang, giúp nâng cao khả năng quan sát của tài xế vào ban đêm.
Tuy vậy, các biển báo có kích thước lớn đang khiến xe Tesla giảm tốc độ quá sớm, dẫn đến rủi ro xảy ra va chạm với các xe di chuyển phía sau.
Kênh YouTube mang tên Whole Mars Catalog cũng đăng tải một video kéo dài 14 phút, trong đó chiếc xe mang thương hiệu Tesla đang bò chậm chạp trên đường, bất chấp khoảng cách khá xa so với biển báo Stop phía trước.
Chiếc Tesla của YouTuber Whole Mars Catalog di chuyển chậm chạp mặc dù biển báo Stop vẫn còn cách khá xa. Ảnh: Whole Mars Catalog.
Các vụ việc như trên xảy ra với nhóm tài xế sử dụng bản FSD beta vừa được cập nhật. Các tài xế Tesla cho rằng hệ thống tự lái hoạt động dựa trên các máy ảnh đã nghĩ các biển báo có kích thước lớn là những cái ở khoảng cách gần, dẫn đến giảm tốc độ sớm hơn so với bình thường.
Trang web Teslarati như thường lệ vẫn ra sức bảo vệ hệ thống FSD trang bị trên các xe Tesla. Những cây viết tại đây bảo lưu quan điểm cho rằng kích thước biển báo không quan trọng và không tạo ra bất kỳ sai sót nào trong quá trình vận hành của FSD.
Nhóm ủng hộ tin rằng hệ thống hỗ trợ tự lái dựa trên camera của Tesla có thể xác định chính xác khoảng cách giữa xe với biển báo khi đang di chuyển. Tuy nhiên kết quả thực tế lại đang chứng minh điều ngược lại.
Hệ thống tự lái của Tesla tiếp tục gây tranh cãi. Ảnh: Bloomberg.
Hồi tháng 5, Elon Musk từng tuyên bố xe Tesla sẽ có khả năng tự hành hoàn toàn trong vòng một năm tới. Tiếp đó vào tháng 6, Tesla xác nhận đã nộp bằng sáng chế cho hệ thống tự lái vận hành dựa trên hoạt động của radar.
Trên các xe S-Class và EQS của Mercedes-Benz, tính năng Drive Pilot được thực thi dựa trên sự phối hợp của radar, LiDAR, camera, cảm biến siêu âm, hệ thống định vị chính xác (mức độ chênh lệch chỉ 10 mm) và cả cảm biến độ ẩm.
Mỹ điều tra hệ thống tự lái của Tesla
Cơ quan Quản lý An toàn Giao thông Đường cao tốc Quốc gia (NHTSA) ngày 18/8 yêu cầu hãng sản xuất ô tô điện (EV) Tesla trả lời các câu hỏi về camera trong ô tô của hãng như một phần của cuộc điều tra đang diễn ra đối với 830.000 chiếc Tesla với hệ thống hỗ trợ lái tiên tiến, còn được gọi Autopilot.
Xe điện của Tesla tại một trạm sạc điện ở Arlington, bang Virginia (Mỹ). Ảnh: AFP/TTXVN
NHTSA đang đánh giá hiệu quả của Autopilot sau khi xác định trước đó hàng chục vụ mà ô tô Tesla đâm vào các xe đang dừng khẩn cấp.
Theo Tesla, camera trong ô tô được trang bị hệ thống giám sát người lái xe có thể phát hiện nếu người lái xe không chú ý và gửi cho họ cảnh báo bằng âm thanh như một lời nhắc nhở họ luôn quan sát đường trong khi chế độ lái tự động đang hoạt động.
Vào tháng 6, Cơ quan quản lý nâng cấp vụ điều tra lên thành phân tích kỹ thuật, một bước bắt buộc trước khi có khả năng yêu cầu một đợt triệu hồi.
Bức thư dài 9 trang của NHTSA yêu cầu Tesla trả lời các câu hỏi trước ngày 12/10 về "vai trò của camera trong ô tô đối với việc thực thi sự tham gia/chú ý của người lái xe".
Theo Tesla, camera trong ô tô được trang bị hệ thống giám sát người lái xe có thể phát hiện nếu người lái xe không chú ý và gửi cho họ cảnh báo bằng âm thanh như một lời nhắc nhở họ luôn quan sát đường trong khi chế độ lái tự động đang hoạt động.
Cơ quan quản lý đang xem xét liệu các phương tiện Tesla có đảm bảo đầy đủ cho các tài xế đang chú ý hay không. Cơ quan cho biết vào tháng 6 có bằng chứng cho thấy các lái xe trong hầu hết các vụ đang được xem xét đã tuân thủ chiến lược cảnh báo của Tesla, đặt ra câu hỏi về tính hiệu quả của hệ thống Autopilot.
Tạp chí Consumer Reports cho biết rằng khi đánh giá camera giám sát sự chú ý của người lái xe Tesla vào cuối năm 2021 "chúng tôi nhận thấy rằng không đủ để đảm bảo rằng người lái xe hoàn toàn chú ý khi người lái xe đang sử dụng các tính năng Autopilot và Full Self Driving (lái xe tự động hoàn toàn, FSD)".
Tạp chí cho biết hệ thống "có thể chặn camera trong ô tô và chiếc xe sẽ không đưa ra cảnh báo, giảm tốc độ xe hoặc tắt hệ thống".
Chế độ lái tự động nhằm cho phép ô tô tự động đánh lái, tăng tốc và phanh trong làn đường của chúng, trong khi FSD cho phép các phương tiện tuân theo tín hiệu giao thông và chuyển làn đường.
Ngoài cuộc điều tra khiếm khuyết, NHTSA đã mở 38 cuộc điều tra riêng biệt kể từ năm 2016 về các vụ liên quan đến ô tô Tesla và nơi Autopilot hoặc các hệ thống tiên tiến khác bị nghi ngờ đã được sử dụng. Tổng cộng có 19 trường hợp đã được báo cáo trong các cuộc điều tra liên quan đến Tesla.
Nhiều chủ xe tố vô lăng chữ U của Tesla kém chất lượng Có lẽ mọi người đã không còn quá xa lạ với những ý tưởng vừa độc đáo lại vừa điên rồ của Tesla, bao gồm cả thiết kế vô lăng hình chữ U. Ngay từ khi ra mắt, kiểu dáng vô lăng với nửa vành trên bị khuyết của Tesla đã gây nhiều tranh cãi vì khó sử dụng và mới đây vô...