Chế độ dinh dưỡng không hợp lý, bạn cũng có thể mắc bệnh gút
Cuộc sống hiện đại, chế độ sinh hoạt, ăn uống của con người bị xáo trộn và ảnh hưởng. Các bệnh “mắc phải” của thời hiện đại ngày một nhiều và gút là bệnh phổ biến và thường gặp nhất ở các quý ông thành đạt, quý ông thích la cà ở bàn nhậu và ít về nhà ăn cơm. Vậy nên một chế độ dinh dưỡng không phù hợp đã khiến bệnh nhân gút ngày càng gia tăng.
Bệnh gút được coi là một bệnh lý rối loạn chuyển hóa purin ở người, làm tăng acid uric và giảm thải acid uric ra ngoài, gây tăng acid uric trong máu. Người bị bệnh gút có biểu hiện đầu tiên là đau ở ngón (ngón cái), xuất hiện các to-phy (u cục) ở khớp, quanh khớp, ở vành tai.
Khởi bệnh đột ngột bằng một cơn viêm khớp cấp với tính chất: sưng, nóng, đỏ, đau giữ dội, đột ngột ở một khớp làm người bệnh rất đau đớn, không thể đi lại được. Bệnh diễn biến từng đợt, giữa các cơn viêm cấp có những giai đoạn các khớp hoàn toàn hết đau, người bệnh tưởng mình khỏi bệnh. Ở giai đoạn muộn, biểu hiện viêm ở nhiều nơi đặc biệt quanh các khớp, bệnh diễn biến liên miên không rõ từng đợt, giữa các đợt viêm cấp các khớp vẫn đau nhức, dần dà gây biến dạng khớp, cứng khớp, teo cơ…
Một trong những nguyên nhân trực tiếp gây bệnh gút là acid uric, vậy nên những người ăn nhiều thức ăn giàu purin sẽ làm tăng thêm tình trạng tăng acid uric máu sẵn có, thúc đẩy họ trở thành bệnh nhân gút, làm nhanh tái phát các cơn gút, khó kiểm soát bệnh và sớm trở thành mãn tính. Những bệnh nhân bị béo phì, tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid máu dễ bị gút và ngược lại bênh nhân gút rất dễ bị mắc 4 bệnh trên.
Uống quá nhiều rượu bia góp phần làm tăng thêm acid uric máu, gây cơn gút cấp, gây sỏi thận
Theo nghiên cứu, nguyên nhân hàng đầu dẫn tới mắc bệnh gút là do chế độ ăn uống sai lầm: uống quá nhiều rượu bia góp phần làm tăng thêm acid uric máu mà còn làm cho acid uric dễ dàng bị lắng đọng tại tổ chức, gây cơn gút cấp, gây sỏi thận. Ăn nhiều phủ tạng động vật, thực phẩm có chứa nhiều protit, các loại thịt có màu đỏ, các loại hải sản, nấm, giá, dọc mùng… Những thực phẩm này sẽ làm gia tăng tốc độ tổng hợp acid uric trong cơ thể. Bệnh nhân gút có tầm vóc trung bình 50kg không nên ăn quá 100g thực phẩm giàu đạm mỗi ngày.
Video đang HOT
Người bị bệnh gút cũng phải dùng thuốc điều trị vì chế độ ăn uống không thể thay thế được thuốc điều trị. Tuy nhiên, chế độ ăn uống lại trở lên quan trọng và cần thiết khi người bị dị ứng với thuốc đều trị. Và một chế độ ăn hợp lý sẽ cải thiện rất nhiều trong quá trình điều trị và phòng ngừa bệnh. Những thực phẩm người bệnh cần dùng là: ăn các thực phẩm rau xanh giàu chất xơ như dưa chuột, rau cần, rau cải xanh, cải bắp, khoai tây, bí đỏ, lê, táo nho, các loại ngũ cốc… uống nhiều nước, nước khoáng có bicarbonate, nước sắc lá sake.
Ngoài ra, bệnh nhân gút cần có một chế độ sinh hoạt, rèn luyện thân thể một cách khoa học. Tránh làm những việc nặng, gắng sức: tránh bị lạnh đột ngột: tránh bị stress.
(Theo Sức khỏe & Đời sống)
Bí quyết ngừa bệnh phụ khoa
Trong cuộc đời người phụ nữ, bệnh nhiễm khuẩn đường sinh dục là căn bệnh mà không ai tránh được, chỉ có bị ít hay nhiều.
Vệ sinh trước khi "quan hệ", mặc quần áo lót rộng rãi... sẽ giúp giảm thiểu viêm nhiễm đường sinh dục. Tuy nhiên, rất ít chị em thực hiện bí quyết đơn giản này.
Trong cuộc đời người phụ nữ, bệnh nhiễm khuẩn đường sinh dục là căn bệnh mà không ai tránh được, chỉ có bị ít hay nhiều. Bệnh này có rất nhiều nguyên nhân, do nhiễm khuẩn, nấm, ký sinh trùng, nhiễm virus, vi trùng... Có nhiều người bị tới 3-4 tác nhân gây nhiễm khuẩn.
Bệnh thường gặp...
Nhiễm khuẩn đường sinh dục được chia làm 2 nhóm hoàn toàn khác nhau: Nhóm lây và nhóm không lây. Nhóm lây gọi là bệnh lây truyền qua đường tình dục, liên quan tới quan hệ tình dục không lành mạnh, do những nguyên nhân có yếu tố xã hội tác động lên. Trong phạm vi bài viết này chỉ đề cập tới nhóm không lây, nghĩa là có nhiều chị em - nhất là ở nông thôn- chung thuỷ, thực hành vệ sinh tốt... nhưng vẫn mắc bệnh nhiễm khuẩn đường sinh dục.
Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), nhiễm khuẩn đường tình dục là sự phát triển quá mức của các tác nhân gây bệnh có sẵn trong âm đạo. Tức là trong âm đạo bình thường có rất nhiều vi trùng, nấm, ký sinh trùng. Trong đó có nhóm có lợi, nhóm có hại, hai nhóm này đấu tranh sinh tồn với nhau, khống chế nhau.
Cấu tạo bộ phận sinh dục nữ có rất nhiều điểm khiến cho nhóm có hại vùng lên "tác oai tác quái". Chẳng hạn, đường sinh dục có nhiều ngóc ngách và sâu, dễ đọng các chất dịch cộng với cấu tạo mặt trong âm đạo thường xuyên tiết dịch dẫn tới môi trường luôn ẩm ướt, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
Một điểm nữa là hiện tượng kinh nguyệt, chửa đẻ, nạo hút thai có nhiều máu, sản dịch... cũng là môi trường cho vi khuẩn phát triển.
Ngoài ra, khi quan hệ tình dục, dù cả 2 vợ chồng đều sạch sẽ nhưng cấu tạo bộ phận sinh dục nam có đường dẫn tinh gần với đường tiểu nên rất khó tách bạch đâu là tinh dịch, đâu là nước tiểu nên có lẫn tác nhân gây bệnh...
Hạn chế "được phần nào, hay phần đó"
Hiện nay, điều đáng mừng là số chị em phụ nữ đi khám bệnh phụ khoa tăng nhiều. Lý do đầu tiên, là hiểu biết về bệnh tật của chị em tăng lên, có biểu hiện viêm nhiễm là đi khám bệnh.
Tuy nhiên, điều đáng buồn là rất nhiều chị em mắc bệnh hoặc để bệnh tình nặng lên một cách... oan uổng. Trước hết, vệ sinh trong quan hệ tình dục có quyết định tới bệnh đường sinh dục nhưng ít chị em để ý tới yếu tố này.
Để đảm bảo vệ sinh thì phải rửa ráy trước và sau khi quan hệ tình dục. Nhưng mà ở ta, "tình yêu nó đến bất chợt", chẳng ai nghĩ tới việc tắm rửa trước khi quan hệ tình dục mà thường làm việc đó sau. Thực tế, rửa ráy trước khi "quan hệ" rất quan trọng, giúp loại bỏ các loại vi khuẩn, virus đang tồn tại trong cơ thể và bộ phận sinh dục. Việc rửa ráy sau khi quan hệ tình dục hầu như không có mấy ý nghĩa.
Ngoài ra, còn một yếu tố nữa: Yêu cầu vệ sinh ở bộ phận sinh dục nữ là khô và thoáng, bởi nóng và ẩm là điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Nhưng hiện nay, nhiều chị em mặc quần bò, quần lót quá chật, đóng băng vệ sinh hàng ngày hoặc băng vệ sinh siêu thấm. Điều này tưởng là vệ sinh nhưng thực ra lại tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển.
Nhiều chị em cũng lạm dụng các loại nước rửa vệ sinh. Các loại nước này thường được dùng khi có chỉ định của bác sĩ phối hợp điều trị viêm nhiễm phụ khoa. Nếu dùng thường xuyên sẽ tiêu diệt cả các vi khuẩn có lợi.
Theo Dân Việt
4 bài thuốc nam trị đau mắt đỏ Đau mắt đỏ là bệnh thường gặp và dễ lây lan. Nguyên nhân của bệnh là do vi khuẩn, virut... Đặc biệt, bệnh dễ gây thành dịch ở nơi vệ sinh kém, thiếu nước sạch trong sinh hoạt. Theo Đông y, đau mắt đỏ chủ yếu do cảm nhiễm độc khí lưu hành trên một diện rộng, hiệp với thấp nhiệt phối hợp...