Chế độ báo cáo thống kê đối với các tổ chức tín dụng
Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các số liệu báo cáo thống kê phải đảm bảo phản ánh đầy đủ, kịp thời, chính xác tình hình hoạt động của tổ chức tín dụng.
Ngân hàng Nhà nước quy định chế độ báo cáo thống kê áp dụng đối với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Ảnh: Trần Việt/TTXVN
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang lấy ý kiến của nhân dân đối với dự thảo Thông tư quy định chế độ báo cáo thống kê áp dụng đối với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Dự thảo nêu rõ, các số liệu báo cáo thống kê phải đảm bảo phản ánh đầy đủ, kịp thời, chính xác tình hình hoạt động của tổ chức tín dụng. Khi có chỉnh sửa đối với số liệu đã báo cáo hoặc số liệu trong kỳ báo cáo có biến động khác thường thì đơn vị báo cáo phải gửi lại báo cáo kèm các thuyết minh, gửi các thuyết minh báo cáo bằng điện tử hoặc văn bản cho đơn vị nhận báo cáo.
Video đang HOT
Theo dự thảo, các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài định kỳ gửi báo cáo theo: Kỳ báo cáo ngày được xác định theo ngày làm việc; kỳ báo cáo 10 ngày (hay 3 kỳ/tháng): Kỳ 1 được tính từ ngày 1 đến ngày 10 của tháng báo cáo; kỳ 2 được tính từ ngày 11 đến ngày 20 của tháng báo cáo; kỳ 3 được tính từ ngày 21 đến ngày cuối cùng của tháng báo cáo; kỳ báo cáo 15 ngày (hay 2 kỳ/tháng): kỳ 1 được tính từ ngày 1 đến ngày 15 của tháng báo cáo; kỳ 2 được tính từ ngày 16 đến ngày cuối cùng của tháng báo cáo; các kỳ báo cáo tháng, quý, 6 tháng, năm được xác định theo lịch dương.
Báo cáo ngày: Các đơn vị báo cáo gửi báo cáo chậm nhất vào 14 giờ ngày làm việc tiếp theo ngay sau ngày báo cáo; báo cáo 10 ngày (3 kỳ/tháng), 15 ngày (2 kỳ/tháng): các đơn vị báo cáo gửi báo cáo chậm nhất 2 ngày làm việc tiếp theo ngay sau ngày cuối cùng của kỳ báo cáo.
Báo cáo tháng: Các đơn vị báo cáo gửi báo cáo chậm nhất vào ngày 8 của tháng tiếp theo ngay sau kỳ báo cáo; báo cáo quý: Các đơn vị báo cáo gửi báo cáo chậm nhất vào ngày 18 của tháng đầu quý tiếp theo ngay sau kỳ báo cáo; báo cáo 6 tháng: Các đơn vị báo cáo gửi báo cáo chậm nhất vào ngày 20 của tháng tiếp theo ngay sau kỳ báo cáo; báo cáo năm: Các đơn vị báo cáo gửi báo cáo chậm nhất vào ngày 20 của tháng đầu năm tiếp theo ngay sau kỳ báo cáo.
Nếu ngày quy định cuối cùng của thời hạn gửi báo cáo trùng với ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết hoặc ngày nghỉ cuối tuần, thì hạn gửi báo cáo là ngày làm việc tiếp theo ngay sau ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ cuối tuần đó hoặc theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước trong từng thời kỳ.
Trường hợp báo cáo gửi bằng văn bản, ngày gửi báo cáo thực tế được tính là ngày ghi trên dấu của bưu điện nơi tiếp nhận báo cáo gửi đi. Trường hợp báo cáo gửi qua kênh báo cáo điện tử, ngày gửi báo cáo là ngày truyền file báo cáo thành công về Cục Công nghệ thông tin.
Trường hợp khẩn cấp hoặc đột xuất, đơn vị báo cáo phải gửi báo cáo qua fax hoặc qua thư điện tử cho đơn vị nhận báo cáo. Sau khi gửi báo cáo qua fax hoặc thư điện tử, đơn vị báo cáo có trách nhiệm gửi báo cáo chính thức bằng văn bản theo quy định. Ngày gửi báo cáo thực tế được tính là ngày fax báo cáo, ngày gửi thư thành công cho đơn vị nhận báo cáo.
Dự thảo quy định mới về cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi, phí
Ngân hàng Nhà nước vừa có dự thảo thông tư sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2020/TT-NHNN ngày 13/3/2020 quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.
Khách hàng giao dịch tại Hội sở chính Vietcombank, Hà Nội. Ảnh minh họa: Trần Việt/TTXVN
Theo đó, dự thảo quy định Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với số dư nợ gốc và/hoặc lãi của khoản nợ, bao gồm cả các khoản nợ thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 9 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn (đã được sửa đổi, bổ sung) khi đáp ứng đầy đủ một số điều kiện.
Cụ thể, là phát sinh trước ngày 1/8/2021 từ hoạt động cho vay, cho thuê tài chính. Hiện nay, Thông tư 03/2021 đang quy định thời điểm là trước ngày 10/6/2020.
Bên cạnh đó, phát sinh nghĩa vụ trả nợ gốc và/hoặc lãi trong khoảng thời gian từ ngày 23/01/2020 đến ngày 30/06/2022, thay vì đến ngày 31/12/2021 như Thông tư 03 hiện nay.
Ngoài ra, số dư nợ của khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ khi thuộc một trong các trường hợp gồm số dư nợ còn trong hạn hoặc quá hạn đến 10 ngày từ ngày đến hạn thanh toán, thời hạn trả nợ theo hợp đồng, thỏa thuận; số dư nợ của khoản nợ phát sinh trước ngày 23/1/2020 và quá hạn trong khoảng thời gian từ ngày 23/1/2020 đến ngày 29/3/2020; số dư nợ của khoản nợ phát sinh từ ngày 23/1/2020 đến trước ngày 10/6/2020 và quá hạn trước ngày 17/5/2021; số dư nợ của khoản nợ phát sinh từ ngày 10/6/2020 đến trước ngày 1/8/2021 và quá hạn từ ngày 17/7/2021 đến trước ngày dự thảo Thông tư có hiệu lực thi hành (thay vì ngày 17/5/2021).
Dự thảo Thông tư cũng quy định thời gian cơ cấu lại thời hạn trả nợ (kể cả trường hợp gia hạn nợ) phù hợp với mức độ ảnh hưởng của dịch COVID-19 đối với khách hàng và không vượt quá 12 tháng từ ngày tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ hoặc kể từ ngày đến hạn của từng số dư nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ.
Việc thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khách hàng thực hiện đến ngày 30/06/2022, thay vì 31/12/2021 như Thông tư 03 hiện nay.
Ngân hàng Nhà nước yêu cầu xây dựng các kịch bản ứng phó dịch COVID-19 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa có văn bản 6561/NHNN-TTGSNH gửi các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài về một số vấn đề trong hoạt động. Khách hàng giao dịch tại Hội sở Vietcombank. Ảnh minh họa: Trần Việt/TTXVN Theo đó, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các tổ chức tín dụng xây dựng các kịch bản ứng...