Chế độ ăn uống khi điều trị viêm “vùng kín”
Khi bị nấm candida tấn công gây viêm nhiễm “vùng kín”, bạn có thể giảm bớt và kiểm soát phần nào bệnh nhiễm trùng này từ một chế độ ăn uống khoa học.
Nhiễm nấm candida còn được gọi là nhiễm trùng candida hoặc nhiễm nấm men. Đây là một nhiễm trùng gây ra bởi chủng nấm Candida, đặc biệt là Candida albicans
Những yếu tố có thể khiến bạn bị nhiễm nấm candida:
* Thuốc kháng sinh có thể làm giảm số lượng các vi khuẩn đường ruột có ích để giúp đỡ kiểm soát nấm candida.
* Lạm dụng quá nhiều rượu
* Một số loại thuốc men như kích thích tố steroid, thuốc ức chế miễn dịch, thuốc chống viêm, thuốc hóa trị hoặc axít được sử dụng trong thời gian dài.
* Hệ miễn dịch bị suy giảm như bệnh AIDS và ung thư có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch. Hệ thống miễn dịch cũng có thể trở nên yếu hơn ở người lớn tuổi.
* Chế độ ăn uống nghèo nàn, không đa dạng và phong phú
* Những bệnh nhân tiểu đường dễ bị nhiễm nấm men, đặc biệt là khi mức đường huyết của họ không kiểm soát được. Mức độ đường trong máu và nước tiểu cao làm giảm sức đề kháng là điều kiện khuyến khích nấm candida tăng trưởng.
* Một số rối loạn di truyền chẳng hạn như bệnh tiêu chảy (bao gồm việc hấp thu đường ruột kém) hoặc chứng nhiễm sắc tố sắt (sắt tích tụ trong mô cơ thể).
* Nội tiết mất cân đối khi bạn trong thời kỳ kinh nguyệt, mang thai, bệnh tiểu đường hoặc thuốc ngừa thai (thường là trong 3 tháng đầu tiên của việc sử dụng thuốc) hoặc bệnh tuyến giáp.
Video đang HOT
* Trong suốt cuộc đời, 75 % phụ nữ có thể bị ít nhất một lần nhiễm nấm candida âm đạo trước khi đến tuổi mãn kinh. 45 % phụ nữ sẽ có 2 lần hoặc nhiều hơn bị nhiễm nấm men. Nguyên nhân do phụ nữ có xu hướng dễ bị nhiễm trùng men âm đạo khi bị căng thẳng hoặc có một chế độ ăn uống không đầy đủ, bị thiếu ngủ hoặc bị bệnh.
Ngoài ra, nhiễm nấm men là bệnh phổ biến lây qua đường tình dục ở phụ nữ từ 20-40 tuổi, đặc biệt là phụ nữ trẻ sau khi sinh hoạt tình dục.
* Nếu một người phụ nữ đã bị nhiễm trùng men âm đạo khi mang bầu thì em bé sau khi sinh có thể cũng bị nhiễm trùng men trong cổ họng hoặc đường tiêu hóa.
* Môi trường ẩm thấp cũng giúp khuyến khích và tạo cơ hội thuận lợi cho nấm phát triển. Nấm thường tấn công ở các ngón tay, ngón chân, móng tay móng chân, bộ phận sinh dục và nếp gấp da. Điều này đặc biệt nghiêm trọng hơn trong trường hợp bệnh nhân bị tiểu đường.
* Quần áo quá chật, bó sát đặc biệt là đồ lót ẩm cũng khuyến khích nấm phát sinh.
* Béo phì
* Nấm men cũng là một nhiễm trùng phổ biến ở trẻ nhỏ
* Những người mà công việc đòi hỏi dành nhiều thời gian dài ngâm hai tay trong nước, hoặc những người đeo găng tay cao su có thể dẫn đến dễ bị nấm candida da.
* Nấm Candida còn xuất hiện ở vùng sinh dục nam giới. Tình trạng này phổ biến ở những nam giới không cắt bao quy đầu hoặc bị bệnh tiểu đường, hoắc bị nhiễm khi quan hệ tình dục với một đối tác bị nhiễm bệnh.
* Trong trường hợp hiếm hoi, các loại nấm candida có thể xâm nhập vào cơ thể thông qua ống tiêm tĩnh mạch, ống thông tiểu, khí quản hoặc phẫu thuật vết thương. Nếu nhiễm trùng lây lan qua máu đến thận, phổi, não, hay các cơ quan khác, nó có thể gây ra biến chứng nghiêm trọng hệ thống cơ thể. Nếu nấm phát triển ở những người bị bệnh nặng hoặc những người có vấn đề sức khỏe sẽ nhanh chóng làm suy yếu hệ thống miễn dịch.
Những thói quen lành mạnh giúp tránh xa và hạn chế nấm candida
* Giữ da sạch sẽ, thoáng mát và khô.
* Tránh thường xuyên sử dụng thuốc kháng sinh kéo dài
* Hạn chế uống rượu.
* Chú ý một chế độ ăn uống lành mạnh và cân đối.
* Không tăng cân quá nhanh
* Giữ mức độ đường trong máu ổn định nếu bạn bị tiểu đường.
* Đeo găng tay cao su làm việc nếu công việc của bạn liên quan đến việc phải ngâm tay trong nước trong thời gian dài. Mỗi lần bao tay được loại bỏ, bàn tay phải được rửa sạch và khô. Áp dụng thoa kem kháng nấm nhẹ để loại trừ nấm nếu cần thiết.
* Áp dụng các biện pháp nhằm ngăn ngừa nhiễm trùng men âm đạo như:
- Rửa sạch âm hộ và hậu môn thường xuyên, lau khô sau khi tắm.
- Hạn chế việc sử dụng các sản phẩm hóa học như xà phòng tắm, thuốc xịt vệ sinh, nước hoa …
- Sử dụng quần áo chất vải bông hoặc lụa để cho phép sự bay hơi tốt hơn, giúp cơ thể thông thoáng.
- Tránh thụt rửa âm đạo, hoặc thụt rửa quá sâu vì thường xuyên thụt rửa âm đạo sẽ phá vỡ sự cân bằng của các sinh vật sống bình thường trong âm đạo và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng âm đạo.
- Nếu bị nhiễm trùng candida khi quan hệ tình dục bạn nhất thiết phải sử dụng bao cao su.
Nguyên tắc cơ bản của chế độ ăn uống để điều trị nấm candida
Khi bị nhiễm nấm Candida, bạn thường được bác sỹ chuyên khoa điều trị bằng thuốc nhưng bạn có thể làm theo các hướng dẫn dưới đây để ngăn ngừa và tăng tốc quá trình điều trị nấm candida bằng chế độ ăn uống sau:
* Xây dựng một chế độ ăn uống cân bằng, đặc biệt là nếu bạn có HIV dương tính thì càng phải chú ý điều này.
* Nếu bạn đang thừa cân, hạn chế lượng calo để đạt được mục tiêu giảm trọng lượng hợp lý nhất.
* Nếu bạn bị nhiễm trùng men âm đạo, không nên thêm đường vào nước uống hoặc uống nước trái cây để kiềm chế nấm candida phát triển.
* Tránh đường tinh luyện, bột mì trắng, gạo trắng, thực phẩm đóng hộp hoặc chế biến, rượu, sâm banh, cà phê, nước ép trái cây, chuối, nho, pho mát, cá hun khói, các sản phẩm từ sữa, mật ong và nấm.
* Ăn nhiều trái cây tươi và rau quả, sữa chua tự nhiên, các loại thực phẩm giàu chất xơ, cá tươi, thịt gà, dầu ôliu và cháo bột yến mạch.
* Uống nhiều nước.
Lê Nhị
Tổng hợp từ Health24