Chế độ ăn ngày Tết cho người bệnh trĩ
Tết đến Xuân về chế độ ăn, những thực phẩm đưa vào cơ thể luôn có sự thay đổi khá lớn mà những người bệnh cần chú ý. Đặc biệt những người mắc bệnh trĩ cần quan tâm hơn.
Bệnh không từ một ai
Bệnh trĩ là bệnh rất phổ biến, không từ một ai, lứa tuổi nào cũng có thể mắc bệnh. Bệnh tạo thành do dãn quá mức các đám rối tĩnh mạch trĩ (hay sự phình tĩnh mạch) ở mô xung quanh hậu môn. Bệnh đến từ nhiều nguyên nhân như: táo bón lâu ngay, ngồi hoặc đứng trong thời gian dài. Béo phì. Mang vác nặng. Mang thai và sinh con. Tiêu chảy và đột ngột đại tiện phân lỏng. Chế độ ăn uống không hợp lý (ăn quá ít chất xơ, rau xanh, ăn nhiều gia vị cay nóng, ít uống nước, uống quá nhiều bia rượu…) và chế độ sinh hoạt không điều độ (căng thẳng quá mức, không tập luyện thể dục thể thao…).
Các dấu hiệu để nhận biết bệnh: Đi đai tiên đau, ra máu. Lúc đầu chảy máu ít, lâu hơn, cứ mỗi lần đai tiên hay ngồi xổm máu lại chảy, có khi rất nhiều.Búi trĩ thập thò ra ngoài vùng hậu môn, sau khi đi đại tiện thì tự tụt vào. Càng lâu ngày, khối này to lên dần và không tự tụt vào mà phải dùng tay nhét. Cuối cùng, khối sa này thường xuyên nằm ngoài hậu môn. Ngoài ra, người bị bệnh trĩ có thể kèm theo các triệu chứng như mui hôi,ngứa quanh lỗ hậu môn. Tuy không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng trĩ gây ra một nỗi khó chịu, bực bội thương trưccho người bệnh.
Người bệnh nên ăn gì trong dịp Tết
Chế độ ăn uống, thực phẩm là một trong những yếu tố quan trọng đối với người mắc bệnh trĩ, đặc biệt là trong dịp Tết, những ngày mà lượng thực phẩm, lượng bia, rượu, đồ ăn cay, nóng chúng ta nạp vào cơ thể nhiều hơn ngày thường. Trong khi đó, lại ít vận động hơn.
Nên ăn uống:
Ăn nhiều rau xanh, hoa quả chứa chất xơ, có tính mát, có tác dụng chống táo bón như rau diếp cá, mồng tơi, rau má, đậu bắp, mướp hương, bí đỏ, rau lang, khoai lang, bơ, chuối, thanh long, cam, quýt, dưa hấu, quả nho đỏ và đen. Nên ăn thức ăn dạng luộc chín, nấu canh, hấp, tránh dạng chiên xào nhiều dầu mỡ.
Video đang HOT
Nên tăng cường các thức ăn có tác dụng nhuận tràng, tiêu hóa tốt, giảm đại tiện ra máu, làm mát cơ thể như: Đậu đỏ (nên nấu chung với gạo); mè đen; ruột già của lợn, dê; quả óc chó; măng; mật ong.
Ăn ngũ cốc nguyên hat vì no có chứa tất cả các phần dinh dưỡng của hạt, nó cung cấp nhiều chất xơ, protein và các vi chất dinh dưỡng hơn so với ngũ cốc tinh chế.
Bổ sung sữa chua bơi sưa chua cung cấp thêm các phế phẩm sinh học mang lại lợi ích cho tiêu hóa, các lợi khuẩn trong sữa chua giúp bộ máy tiêu hóa của bạn tốt hơn và tăng khả năng miễn dịch của cơ thể. Các chế phẩm sinh học trong sữa chua cũng có thể giúp ngăn ngừa và điều trị bệnh trĩ.
Đồng thời, uống nhiều chất lỏng, uống nước hoặc chất lỏng khác thêm mỗi ngày. Chất lỏng có thể có nguồn gốc từ sữa, nước, nước tinh khiết (nên uống ít nhất 8-10 cốc nước/ngày), trà thảo dược, nước dùng của món ăn. Hãy nhớ rằng các loại nước ép trái cây và nươc ep rau quả chứa ít chất xơ hơn nhiêu so vơi viêc ăn cac thưc phâm nay.
Song song đó, đừng vì suy nghĩ “ngày Tết cứ chơi thỏa mái” nên không vận động, chỉ ngồi một chỗ ăn uống, đánh bài, xem tivi… Hãy vận động thường xuyên, đi bộ, bơi lội, tập thể dục thể thao hàng ngày để giữ cho cơ thể được khỏe mạnh, sảng khoái.
Không nên ăn: những gia vị cay nóng như ớt và hạt tiêu, gừng tươi (có tính nóng), mù tạt (có tính cay, ấm), thịt gà lôi (có rất nhiều chất béo). Không nên sử dụng rượu, bia, nước uống có gas, đặc biệt là các loại rượu mạnh. Hạn chế hoặc bỏ hẳn thuốc lá. Bạn cũng nên bớt lượng muối vì muối có thể gây kích ứng và làm cho ngứa tồi tệ hơn. Lượng muối thường có trong các thực phẩm chế biến sẵn như xúc xích, dăm bông, thịt nguội…
Trong những ngày này, vì đã không phải làm việc nên người bệnh cần tránh những căng thẳng không cần thiết. Thêm nữa, không nên nhịn đại tiện vì bất cứ lý do gì, đại tiện ngay khi có cảm giác muốn sẽ giúp giảm những cơn đau. Sau khi đai tiên, bênh nhân chu y vê sinh hâu môn băng nươc sach hoăc nươc muôi, không dung giây vê sinh co xat gây trây xươc vung da hâu môn va bui tri sa.
Theo VNE
Thảo dược từ thiên nhiên Giải pháp hiệu quả điều trị bệnh trĩ
Trĩ là một bệnh mạn tính do tĩnh mạch ở vùng hậu môn trực tràng bị sa giãn và xung huyết. Vì là một bệnh mạn tính nên cần lựa chọn phương pháp điều trị trĩ phù hợp để tránh hiện tượng tái phát. Hiện nay điều trị trĩ luôn lấy bảo tồn là ưu tiên hàng đầu, trường hợp không thể bảo tồn được mới sử dụng các phương pháp khác (can thiệp ngoại khoa).
Trĩ là một bệnh tổn thương tại chỗ (vùng hậu môn trực tràng) nếu kéo dài và nặng nề sẽ dẫn đến một số bệnh lý toàn thân.
Thường xuyên xuất huyết trong bệnh trĩ dễ đưa người bệnh đến tình trạng suy nhược. Nếu nghiêm trọng dẫn đến choáng do mất máu nhiều. Vùng hậu môn trực tràng dễ bị nhiễm khuẩn. Bệnh nhân luôn có cảm giác đau rát, ướt (do vùng hậu môn sa giãn, huyết dịch dò rỉ) khiến tâm trạng bứt rứt, phiền toái, thiếu sự tự tin trong sinh hoạt giao tiếp, hạn chế vận động.
Triệu chứng lâm sàng chung và dấu hiệu quan trọng nhất là ngứa rát vùng hậu môn, đại tiện ra máu, nếu búi trĩ xoắn vỡ thì máu chảy ra thành tia. Dấu hiệu thực thể là búi trĩ lòi ra ngoài hậu môn hoặc thăm khám sờ thấy búi trĩ.
Theo quan điểm Đông Y, trĩ là do khí hư, khí trệ không thể di chuyển lên xuống. Hiện tượng này xảy ra ở vùng hậu môn trực tràng làm cho cơ nhục yếu, giáng hạ. Mạch lạc tổn thương gây ra khí trệ, huyết ứ. Huyết ứ lâu ngày khiến mạch sa giáng xuống gây ra trĩ. Huyết ứ quá mức gây vỡ mạch - xuất huyết.
Theo quan điểm Tây Y, bệnh trĩ hình thành do sự giãn quá mức của các đám rối tĩnh mạch ở vùng hậu môn trực tràng.
Trên thực tế lâm sàng ta gặp ba loại trĩ:
- Trĩ nội: nằm trong cơ răng lược - co thắt hậu môn.
- Trĩ ngoại: Nằm ngoài cơ răng lược.
- Trĩ hỗn hợp: Bao gồm cả Trĩ nội - ngoại.
Những nhóm bệnh nhân có nguy cơ cao thường gặp:
- Phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt hoặc mang thai.
- Bệnh nhân mắc các bệnh về gan, tăng huyết áp, u chèn ép vùng hậu môn trực tràng.
- Ăn uống thất thường, nhiều đồ cay nóng, rượu bia.
- Lao động quá sức - cơ thể suy nhược - khí huyết hư suy.
Theo nguyên lý y học cổ truyền, nguyên nhân thường gặp của bệnh trĩ là do huyết nhiệt mà dẫn đến tình trạng xuất huyết, thành mạch không bền. Vì vậy những dược liệu có tác dụng thanh nhiệt, lương huyết có hiệu quả tốt trong điều trị như Kim ngân hoa, Diếp cá...
Nhóm thảo dược được sử dụng nhiều nhất trên lâm sàng là nhóm có tác dụng cầm máu trong triệu chứng xuất huyết - một triệu chứng có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm trong bệnh trĩ. Thường gặp như: Hòe hoa, Trắc bách diệp...Hòe hoa chứa hàm lượng cao Rutin được y học hiện đại chứng minh có tác dụng làm bền thành mạch. Như vậy, Hòe hoa còn giúp thành mạch ở hậu môn trực tràng của bệnh nhân trở nên bền vững, tránh tái phát bệnh.
Khi trĩ lòi ra ngoài, Thăng ma, Hoàng kỳ là những thảo dược có tác dụng thăng đề mạnh theo đông y được sử dụng. Hai vị này giúp bồi bổ chính khí trong cơ thể, tác dụng tốt trong các trường hợp nội tạng bị sa giáng khỏi vị trí sinh lý, cụ thể trường hợp sa búi trĩ.
Một nguyên tắc đơn giản nhưng hiệu quả là sử dụng các thảo dược có công dụng nhuận tràng. Nhóm này giúp làm mềm phân, từ đó tránh làm tổn thương đến vùng hậu môn trực tràng đang trong trạng thái xung huyết. Các dược liệu thường gặp: Đại hoàng Thảo quyết minh, Mè đen...
Ngoài ra, bệnh nhân cũng nên chú trọng đến việc giữ gìn vệ sinh tại vị trí bị bệnh.
Hiện nay, có nhiều sản phẩm điều trị trĩ. Trong đó, Thực phẩm chức năng Tọa An của công ty TNHH Giai Cảnh đã kế thừa một cách hiệu quả nguyên lý lấy bảo tồn làm gốc. Sản phẩm gồm cao khô: Diếp cá, Trắc bá diệp, Hòe hoa, Thăng ma, Hoàng kỳ, Mè đen. Với những dược liệu này, sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh trĩ từ nguyên nhân đến triệu chứng và phòng ngừa các biến chứng.
Theo VNE
Cảnh giác với bệnh trĩ sau khi sinh Chảy máu hậu môn sau khi sinh còn là biểu hiện của nhiều bệnh trĩ - bệnh thường gặp ở chị em sau khi mang bầu và sinh con. Sinh con xong, nhiều chị em bị chảy máu hậu môn mỗi khi đại tiện, song hầu hết chị em đều chủ quan cho đó chỉ là chứng táo bón thông thường. Sinh nửa...