Chế độ ăn kiêng ít FODMAP chế độ ăn uống giúp bạn không còn bị đầy hơi
Những rắc rối liên quan tới đường ruột yếu như đầy hơi, chướng bụng, tiêu chảy sẽ được kiểm soát dễ dàng nếu bạn áp dụng chế độ ăn mới – chế độ ăn ít FODMAP.
Từ “FODMAP” có thể không khiến bạn liên tưởng chút gì tới những món ngon. Nhưng phần lớn chúng ta đều ăn ít nhất vài thứ trong nhóm FODMAP đó mỗi ngày. Và nếu bạn đang phải chịu đựng những vấn đề tiêu hóa khó chịu như hội chứng ruột kích thích (IBS), loại bỏ nhóm thực phẩm FODMAP ra khỏi thực đơn (ít ra là tạm thời) cũng có thể giúp cải thiện tình hình.
Phần lớn chúng ta đều ăn ít nhất vài thứ trong nhóm FODMAP đó mỗi ngày.
Nhưng chính xác FODMAP là gì?
FODMAP là một nhóm carbohydrate có trong một số thực phẩm nhất định, bao gồm: Fermentable Oligosaccharides (nhóm thực phẩm có thể lên men), Disaccharides, MonosAccharides và Polyols (Viết tắt của các nhóm chất này tạo thành từ FODMAP). Chúng có một điểm chung lớn nhất: Với một số người, chúng có thể gây ra các vấn đề về dạ dày.
Tại sao nhóm thực phẩm FODMAP lại gây rắc rối cho dạ dày?
Thực phẩm chứa FODMAP khiến đường ruột khó hấp thu và có xu hướng hút nhiều nước vào hệ thống tiêu hóa. Chúng cũng có thể lưu lại trong ruột một thời gian dài, từ đó, lên men. Kết quả cuối cùng là tổ hợp các rắc rối thường gặp bao gồm: Đầy hơi, chướng bụng, tiêu chảy.
Chế độ ăn ít FODMAP giúp loại bỏ những thực phẩm gây phiền cho dạ dày này, thường được áp dụng trong 6-8 tuần. Sau đó, chúng sẽ được đưa trở lại thực đơn một cách từ từ để xác định xem loại nào là nguyên nhân chính. Một khi biết nhóm FODMAP nào khiến bụng dạ bất ổn, bạn có thể từ bỏ chúng mãi mãi.
FODMAP là một nhóm carbohydrate có trong một số thực phẩm nhất định.
Tôi có nên thử chế độ ăn ít FODMAP không?
Nếu đôi khi bạn bị đầy hơi, chướng bụng thì chế độ ăn ít FODMAP rất đáng thử. Nhưng do chế độ ăn này rất hạn chế nên theo các chuyên gia, chúng không phải là lựa chọn tốt nhất để điều trị các vấn đề dạ dày nhẹ hoặc trung bình.
Thông thường, chế độ ăn ít FODMAP dành cho những người bị các vấn đề dạ dày – tiêu hóa nghiêm trọng. Hội chứng ruột kích thích (IBS) là bệnh phổ biến nhất mà người bệnh có thể áp dụng FODMAP. Người bị bệnh viêm ruột như bệnh Crohn’s hoặc viêm loét ruột kết cũng có thể lựa chọn chế độ ăn này. Nó cũng giúp ích cho người bị bệnh bất dung nạp gluten (celiac) nhưng loại bỏ gluten mà chưa thấy cải thiện tình hình.
Ngoài ra, loại bỏ thực phẩm chứa FODMAP có thể hữu ích với những vận động viên sức bền hay bị chứng co rút hoặc tiêu chảy trong các cuộc đua. “Nếu bạn có xu hướng mắc các chứng bệnh này thì chế độ ăn ít FODMAP được coi như một biện pháp phòng ngừa hữu hiệu”, chuyên gia về hội chứng ruột kích thích và chế độ ăn FODMAP, Kate Scarlata, cho biết.
Trường hợp chỉ thi thoảng bạn mới bị đầy hơi và chướng bụng? Theo Scarlata, không nhất thiết phải áp dụng trọn vẹn chế độ ăn ít FODMAP. Bạn có thể chỉ cần loại bỏ một số FODMAP nhất định ra khỏi thực đơn mà thôi.
Thông thường, chế độ ăn ít FODMAP dành cho những người bị các vấn đề dạ dày – tiêu hóa nghiêm trọng.
Những thực phẩm nào chứa nhiều nhóm chất FODMAP?
Có 4 nhóm carbohydrate nằm trong danh mục FODMAP. Trong giai đoạn loại bỏ của chế độ ăn ít FODMAP, bạn cần tránh xa tất cả chúng. Cụ thể là:
1. Oligosaccharides
- Ngũ cốc giàu chất xơ
- Đậu đỗ
- Hành
- Tỏi
- Atiso
Video đang HOT
- Đậu lăng
- Đậu gà
- Bông cải xanh
- Cải Brussels
- Thực phẩm từ đậu nành
2. Disaccharides
- Sữa
- Sữa chua
- Phô mai mềm
- Kem
3. Monosaccharides
- Xoài
- Dưa hấu
- Snap peas (quả đậu có thể ăn sống hoặc tách hạt ăn khi chín)
- Mật ong
- Phấn hoa cây thùa (agave nectar)
- Siro bắp giàu fructose
4. Polyols
- Anh đào
- Xuân đào
- Táo
- Lê
- Nấm
- Xúp lơ trắng
- Chất thay thế đường (xylitol, sorbitol)
Những thực phẩm đóng hộp cũng chứa FODMAP. Do đó, quan trọng là bạn phải đọc hiểu nhãn thực phẩm. Ví dụ, “hương tự nhiên” trong súp hay xốt có thể chiết xuất từ hành hoặc tỏi – tác nhân gây khó chịu dạ dày. Và nhiều loại ngũ cốc hoặc thanh ngũ cốc ăn sáng cũng được làm ngọt bằng rễ rau diếp xoăn.
Những thực phẩm đóng hộp cũng chứa FODMAP. Do đó, quan trọng là bạn phải đọc hiểu nhãn thực phẩm.
Những thực phẩm ít FODMAP
Số lượng các thực phẩm chứa FODMAP có vẻ như kéo dài vô tận. Nhưng bạn đừng vội lo lắng. Vẫn còn rất nhiều thứ khác bạn có thể ăn mà không lo lắng gây hại cho dạ dày. Phần lớn những người áp dụng chế độ ăn ít FODMAP vẫn thưởng thức các loại thực phẩm sau:
- Việt quất
- Dâu tây
- Dưa đỏ
- Cam
- Kiwi
- Nho
- Bí ngồi (summer squash)
- Đỗ/đậu (loại grean beans)
- Cà tím
- Xà lách rocket (Arugula)
- Rau diếp
- Rau bina
- Gạo lứt
- Hạt diêm mạch
- Mỳ Ý không gluten
- Phô mai cứng
- Sữa và sữa chua không chứa lactose
Hãy nhớ rằng, FODMAP là carbohydrate. Do đó, bạn sẽ không tìm thấy chúng trong các thực phẩm chủ yếu chứa protein hoặc chất béo. Điều này có nghĩa là bạn có thể bật đèn xanh cho những thực phẩm như thịt lợn, thịt gà, cá, trứng, bơ và dầu ô-liu.
Hãy nhớ rằng, FODMAP là carbohydrate.
Bắt đầu chế độ ăn ít FODMAP như thế nào?
Trước tiên, hãy trò chuyện với bác sĩ dạ dày – ruột về ý định của bạn. Bác sĩ có thể xem xét tất cả triệu chứng và giúp bạn xác định xem liệu chế độ ăn ít FODMAP có phải là lựa chọn phù hợp nhất không.
Bạn cũng có thể tham vấn ý kiến từ các chuyên gia về chế độ ăn ít FODMAP. Điều này rất quan trọng bởi việc loại bỏ toàn một một nhóm thực phẩm ra khỏi thực đơn có thể khiến bạn bị thiếu hụt những dưỡng chất nhất định. Canxi và chất xơ là hai loại cần chú ý đặc biệt khi bạn áp dụng chế độ ăn ít FODMAP.
Việc đưa trở lại thực phẩm chứa FODMAP vào thực đơn cũng cần được tiến hành một cách hệ thống và cẩn trọng. Có thể mất tới khoảng 8 tuần. Một khi đã xác định được loại FODMAP nào không gây tổn hại cho dạ dày của mình, bạn có thể từ từ ăn chúng trở lại. Khi đó, bạn có thể thưởng thức chúng mà không cần lo lắng.
Việc đưa trở lại thực phẩm chứa FODMAP vào thực đơn cần được tiến hành một cách hệ thống và cẩn trọng.
Kate Scarlata là chuyên gia dinh dưỡng được chứng nhận ở Boston và là tác giả có nhiều cuốn sách bán chạy nhất ở New York. Với hơn 25 năm kinh nghiệm, bà cũng là chuyên gia trong các lĩnh vực sức khỏe như: Hội chứng ruột kích thích, bệnh celiac, bệnh viêm đường ruột…
Nguồn: Prevent
Theo Helino
6 dấu hiệu cảnh báo ung thư buồng trứng bạn không nên xem thường
Chướng bụng, đầy hơi, táo bón, đau dai dẳng ở vùng xương chậu... là một trong những biểu hiện ban đầu của căn bệnh ung thư buồng trứng.
Tại Mỹ, ước tính mỗi năm có tới 22.280 phụ nữ được chẩn đoán mắc bệnh ung thư buồng trứng, tỷ lệ tử vong lên tới 14.240 người. Thế nhưng, hầu hết phụ nữ thường coi nhẹ những dấu hiệu ban đầu của căn bệnh này, và đến lúc phát hiện ra thì bệnh đã tiến triển ở giai đoạn xấu. Do đó, hãy tìm hiểu ngay những dấu hiệu thường gặp của bệnh ung thư buồng trứng để tìm hướng điều trị kịp thời từ sớm bạn nhé!
Đau vùng bụng và vùng xương chậu
Đừng chủ quan khi thấy xuất hiện những cơn đau nhói kéo dài dai dẳng ở vùng bụng hay vùng xương chậu. Đặc biệt, nếu không phải trong kỳ "đèn đỏ" mà gặp phải dấu hiệu này thì bạn nên đi khám ngay để biết rõ hơn về tình trạng sức khỏe của mình.
Một khi tế bào ung thư đã phát triển thì nó có thể tác động đến các cơ quan, hay bộ phận khác xung quanh vùng có khối u, dễ nhận thấy nhất là vùng bụng và vùng xương chậu, từ đó gây nên chứng đau nhức.
Chướng bụng, đầy hơi
Ngay cả khi bạn chưa ăn gì mà vẫn thấy có hiện tượng chướng bụng, đầy hơi thì điều này có thể là do các khối u đang phát triển nên gây chèn ép vùng bụng. Mặt khác, triệu chứng này cũng có thể đang ngầm cảnh báo một căn bệnh khác đang xảy ra trong cơ thể bạn chứ không chỉ riêng do ung thư buồng trứng. Thế nên, bạn hãy chủ động đi khám càng sớm càng tốt để tìm hướng điều trị kịp thời.
Đi tiểu thường xuyên
Đây quả thật là một triệu chứng rất khó nhận biết, do đó, bạn nên chú ý khi thấy có hiện tượng đi tiểu thường xuyên từ 3 - 4 lần trong một giờ đồng hồ. Điều này cho thấy khối u ở buồng trứng đang lớn dần, từ đó gây ảnh hưởng trực tiếp tới bàng quang trong cơ thể.
Táo bón
Mặc dù, táo bón là một bệnh lý về tiêu hóa, nhưng nó cũng thường biểu hiện ở những người mắc ung thư buồng trứng. Tình trạng này xuất phát từ khối u đang phát triển dần trong cơ thể, đồng thời gây áp lực lên ruột và dạ dày nên dẫn đến chứng táo bón.
Giảm cân đột ngột
Nếu bạn đang không theo một chế độ ăn kiêng hay phương pháp tập luyện nào mà thấy cân nặng giảm xuống đột ngột thì nhiều khả năng là dấu hiệu cảnh báo giai đoạn đầu của ung thư buồng trứng. Lúc này, bạn cần chủ động tới gặp bác sĩ chuyên khoa để biết rõ hơn về tình trạng sức khỏe của mình.
Chảy máu nhỏ giọt giữa các chu kỳ kinh nguyệt
Đây có thể là một triệu chứng cảnh báo nhiều căn bệnh khác nhau, trong đó có cả ung thư buồng trứng. Do đó, nếu bạn bị chảy máu nhỏ giọt, kèm theo những triệu chứng đau hoặc gặp một vài sự thay đổi khác thường trong chu kỳ kinh nguyệt thì tốt nhất là nên đi khám ngay, bởi nhiều khả năng là cơ quan sinh dục của bạn đang gặp vấn đề nghiêm trọng.
Nguồn: Health
Theo Helino
6 tình trạng đau bụng thường gặp và cách giải quyết chúng Đừng coi thường những cơn đau bụng, dù chúng chỉ kéo dài ít ngày. Những vấn đề về dạ dày thường có khuynh hướng tự thuyên giảm sau một thời gian ngắn. Nhưng nếu những cơn đau vùng bụng trở nên mãn tính, thì đây chính là dấu hiệu cơ thể bạn đang gặp bất ổn. Hãy cùng tìm hiểu về 6 loại...