Chế độ ăn có thể giúp giảm cơn co giật
Các nhà khoa học ở UCLA đã xác định vi khuẩn ruột đặc biệt mà nó đóng vai trò cần thiết trong tác dụng chống co giật ở chế độ ăn ít chất bột (loại tạo keton) và nhiều mỡ.
Đây là nghiên cứu đầu tiên xác định mối liên quan nhân quả giữa tính nhạy cảm với co giật và vi khuẩn ruột. Chế độ ăn liên quan đến keton có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, gồm việc giảm đi co giật ở trẻ em bị động kinh (những người không đáp ứng với thuốc chống động kinh). Tuy nhiên chưa có sử giải thích rõ ràng là chế độ ăn này giúp ích ra sao ở những trẻ bị chứng động kinh.
Các chuyên gia đã đặt ra giả thuyết là vi khuẩn đường ruột được biến đổi bởi chế độ ăn tạo keto và là yếu tố quan trọng trong tác dụng chống co giật.
Nhóm nghiên cứu cũng đã tìm hiểu xem vi khuẩn có khả năng bảo vệ chống lại co giật không. Trong nghiên cứu mô hình chuột đã bị động kinh, các chuyên gia thấy chế độ ăn tạo keton đã thay đổi vi khuẩn ruột ít hơn 4 ngày và những chuột này giảm đáng kể cơn động kinh, người ta phân tích ảnh hưởng chế độ ăn này trên hai nhóm chuột: nhóm không có vi khuẩn ngoại sinh ở môi trường vo khuẩn và nhóm được điều trị kháng sinh tiêu diệt vi khuẩn đường ruột.
Video đang HOT
Trong cả hai nhóm, chế độ ăn tạo keton không khác biệt về khả năng bảo vệ khỏi cơn co giật, điều này cho thấy vi khuẩn đường ruột được chế độ ăn này giảm đi khả năng bị co giật. Các phân tử được biết là nucleotide từ ADN của vi khuẩn đường ruột xác định được sự hiện diện của nó với mức nào đó sau khi dùng chế độ ăn tạo keton.
Họ xác định được hai loại vi khuẩn có mức tăng bởi chế độ ăn và đóng vai trò quan trọng trong tạo ra sự nảo vệ đó là: chủng Akkermansia muciniphila and Parabacteroides. Với kiến thức mới này, các chuyên gia nghiên cứu chuột không có vi khuẩn này và tìm thấy có thể tạo ra sự bảo vệ khỏi co giật nếu thêm vào các chủng vi khuẩn đặc biệt này. Nếu chỉ thêm các chủng khác một mình thì không có khả năng giảm cơn co giật.
Sau khi đo hàm lượng của hàng trăm chất sinh học ở ruột, máu và vùng hải mã ở não (vùng đóng vai trò quan trọng trong khởi phát co giật) thì nhận thấy có sự thay đổi làm ảnh hưởng đến chất dẫn truyền thần kinh ở vùng hải mã. Vi khuẩn làm tăng chất dẫn truyền GABA ở não. Cần phải tìm hiểu thêm rõ ràng cơ chế để có thể đưa ra khuyến cáo chế độ ăn ở trẻ bị bệnh động kinh nhằm hạn chế các cơn co giật.
ĐẶNG MINH TRÍ
Theo Cell, 6/2018/SK&ĐS
Tổn thương não vĩnh viễn vì ăn mật rắn
Chàng thanh niên 28 tuổi người Trung Quốc mắc động kinh từ 16 năm trước. Bác sĩ phát hiện một phần não bị mất do ký sinh trùng có nguồn gốc từ mật rắn.
Theo Sina, ngày 10/9, Tiểu Vĩ (28 tuổi) ngụ tại tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc, nhập viện vì bệnh động kinh phát tác. Theo chia sẻ của gia đình, Tiểu Vĩ bị động kinh từ 16 năm trước. Thường ngày, chàng trai phải dùng thuốc nhưng vẫn không hạn chế được những cơn động kinh với tần suất ngày càng nhiều kèm theo đau đầu chóng mặt.
Giáo sư Thịnh Cát Phương, Chủ nhiệm khoa Truyền nhiễm tại Bệnh viện Nhân Dân Số 1 Chiết Giang, cho biết các triệu chứng bệnh của Tiểu Vĩ không giống với bệnh nhân động kinh bình thường. Khi phát bệnh kèm theo động kinh, Tiểu Vĩ còn bị co giật theo cơn, nôn ói, đôi lúc tê bì một số bộ phận cơ thể, thị lực lúc rõ lúc mờ.
Sán làm tổ phá hoại tổ chức não. Ảnh: Sina.
Bác sĩ nghi ngờ các triệu chứng này do ký sinh trùng trong não gây nên. Kết quả xét nghiệm cho thấy bệnh nhân dương tính với kháng thể sán nhái đầu chẻ. Hình ảnh phim chụp MRI cũng nhiều lần chứng minh loài ký sinh trùng này dịch chuyển trong mô não.
Thông thường, phẫu thuật gắp sán là ưu tiên hàng đầu trong các phương pháp điều trị. Tiểu Vĩ bị sán nhái ký sinh trong khu chức năng thần kinh quan trọng của não như thị giác, xúc giác, khả năng vận động... Vì vậy, nếu có sai sót khi phẫu thuật, hậu quả rất khó lường. Bác sĩ Thịnh đã chỉ định cho dùng thuốc diệt sán và kết hợp theo dõi. Sau khi điều trị, bệnh nhân đã giảm co giật nhưng tổ chức mô não tại vị trí có sán đã bị tổn thương nên vẫn để lại di chứng.
Ăn mật rắn có nguy cơ nhiễm ký sinh trùng. Ảnh: Sina.
Theo cha của Tiểu Vĩ, trước kia gia đình ông làm nghề bắt rắn. Người ta thường nói ăn mật rắn sống giúp cơ thể khỏe mạnh, thải độc nên từ khi Tiểu Vĩ lên 7 tuổi, ông đã cho con ăn mật rắn sống. Những người bắt rắn như ông cũng có thói quen này hoặc uống cùng rượu.
Bác sĩ Thịnh cho biết thêm sán nhái đầu chẻ còn có tên khoa học là Spirometra Mansoni, có nguồn gốc từ ếch nhái, rắn, các loài thủy sinh, đôi khi ký sinh trên mắt các vật nuôi trong gia đình. Khi loại sán này ký sinh trong cơ thể người, chúng có thể di chuyển lên mắt gây viêm giác mạc, kết mạc, tuyến lệ... Nghiêm trọng nhất là chúng di chuyển lên não và làm tổ ở các tổ chức mô não, gây ra những tổn thương không phục hồi. Nếu không được chẩn đoán chính xác, bệnh dễ nhầm với động kinh và khiến người mắc phải chịu đựng trong thời gian dài.
Theo Zing
4 tiếng chữa hết bệnh động kinh đeo bám 16 năm 16 năm qua chị Y. không dám đi đâu xa vì sợ lên cơn co giật động kinh, có lúc chị lên cơn co giật cả tiếng đồng hồ. Chị TNY (31 tuổi, ngụ quận 7, TP.HCM) mắc bệnh động kinh từ năm 15 tuổi. Mỗi tháng chị phải trải qua 4-6 cơn động kinh, có ngày bị 1-2 cơn, mỗi cơn kéo...