Chế độ ăn cho bệnh nhân trĩ
Bệnh trĩ ngoài việc điều trị theo chỉ định của bác sĩ, bệnh nhân cũng nên lập ra cho mình một chế độ ăn tránh tình trạng trĩ nặng hơn. Chế độ ăn uống phù hợp cùng với tập luyện điều độ có thể giúp bệnh nhân trĩ nặng thuyên giảm 1 nửa.
Dưới đây là những tư vấn về những thực phẩm tốt cho bệnh nhận trĩ.
Trĩ là loại bệnh do sự phồng lên hoặc giãn ra của một hoặc nhiều tĩnh mạch ở mô xung quanh trực tràng, hậu môn tạo thành búi trĩ gây ra bệnh trĩ.
Trĩ có nhiều loại và nhiều cấp độ khác nhau. Ở mỗi một giai đoạn sẽ có một phương pháp điều trị bệnh trĩ khác nhau. Bên cạnh đó người bệnh cũng nên tạo cho mình thói quen ăn những thực phẩm có thể cải thiện được tình trạng bệnh.
1. Cung cấp đầy đủ nước cho cơ thể
- Theo như thống kê của các nhà khoa học thì 70% cơ thể bạn là nước. Uống nước không những có tác dụng làm giảm quá trình oxi hóa trong cơ thể mà còn giúp mà còn đem lại sự tươi tắn, khỏe khoắn cho con người mỗi ngày .
- Đối với những bệnh nhân trĩ uống nước còn giúp duy trì nhiệt độ cơ thể và giúp cơ thể bài tiết, thải trừ các chất trong quá trình chuyển hóa.
- Thời gian uống nước trong ngày tốt nhât là vào buổi sáng khi chúng ta còn chưa ăn gì Vì đây là thời điểm cơ thể bạn sẽ hấp thu nước một cách dễ dàng và sảng khoái sau giấc ngủ, góp phần thúc đẩy quá trình tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón.
- Lượng nước cần cung cấp cho cơ thể trung bình từ 1,5ml – 2,5ml .Uống nhiều nước sẽ giúp phân mềm hơn việc đi đại tiện cũng dễ dàng hơn, tránh gây thêm tổn thương cho trực tràng và hậu.
Video đang HOT
2. Cung cấp thực phẩm nhiều chất xơ.
- Hầu hết trong các loại rau củ quả đều có chất xơ. Trong bữa ăn chất xơ góp phần tham gia trữ nước đáng kể trong ruột. Điều này khiến bệnh nhân đi đại tiện được dễ dàng hơn
- Một số thực phẩm giàu chất xơ như: rau lang, rau dền, mùng tơi các loại củ như cà rốt, bí đao các loại hao quả như cam, bưởi, táo, bơ…
- Nên ăn những thức ăn có tác dụng nhuận tràng tránh táo bón.
3. Thực phẩm nhiều chất sắt.
- Khi mắc bệnh trĩ bệnh nhân thường bị mất máu. Nhiều trường hợp do mất máu nhiều quá có thể dẫn đến trường hợp tụt huyết áo, thiếu máu, choáng.
- Vì vậy chế độ ăn của bệnh nhân trĩ nên bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất sắt như:gan gà, cua hấp, cá ngừ, mận, mơ khô, nho khô, hạt hướng dương, hạt điều, hạnh nhân, mè, khoai tây luộc, rau bó xôi, bông cải xanh nấu chín, dưa đỏ, rau cần, mộc nhĩ đen (nấm mèo đen), vừng (mè đen)…
- Một số thực phẩm có tác dụng cầm máu , chống đau, tiêu hóa tốt như : Ruột già của lợn
- Nếu có điều kiện chúng ta cũng nên bổ sung quả óc chó trong chế độ ăn của mình : nó có tác dụng nhuận tràng, giảm búi trĩ thòi ra ngoài, và hiện tượng đại tiện ra máu.
Ngoài những thực phẩm nên ăn bệnh nhân trĩ cũng nên hạn chế những thực phẩm cay, nóng, các chất kích thích như rượu, bia nó sẽ làm tình trạng bệnh trĩ nặng hơn.
Theo Thanh Niên
Những thực phẩm giàu sắt cho bữa ăn bổ dưỡng
Những thực phẩm bổ sung sắt trong máu đặc biệt quan trọng với phụ nữ vì bạn luôn bị mất máu mỗi tháng trong kỳ "đèn đỏ".
Sắt là chất dinh dưỡng vận chuyển oxy trong máu tới các cơ quan khác trong cơ thể. Thiếu nó bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi và uể oải. Vì thế hãy bổ sung những thực phẩm giàu sắt vào bữa ăn sẽ giúp bạn cải thiện điều này. Hãy xem những thực phẩm dưới đây và bạn sẽ thấy việc này dễ dàng như thế nào:
1. Thịt bò
Thịt bò là một trong những loại thức ăn bổ sung sắt trong máu tốt nhất. Chỉ khoảng 85 gram thịt bò đã chứa gần lượng sắt cần thiết hàng ngày. Hãy chọn miếng thịt nhều nạc để kiểm soát sự hấp thụ chất béo bão hòa và calo. Sẽ chẳng có gì ngon hơn một miếng thịt bò bít tết thơm ngon, ăn kèm với bánh mì hoặc thêm thịt bò với sa-lát hay các món hầm.
2. Hàu
Hàu chứa hơn 30% nhu cầu sắt thiết yếu hàng ngày của bạn, khoảng 85 gram. Nếu bạn không thể mua những con hàu tươi thì hãy mua những loại đóng hộp có nước sốt. Bằng cách này, bạn có thể có lượng dinh dưỡng lớn mà không phải trả nhiều tiền.
3. Cá ngừ
Cá ngừ đóng hộp là một sự lựa chọn tuyệt vời cho bữa trưa nhanh gọn bởi nó không chỉ ngon miệng, dễ chế biến lại bổ sung sắt cho cơ thể. Bạn có thể ăn với bánh quy giòn ngũ cốc, vài lát hoa quả và rau. Món này cũng dùng với sa-lát và mì ống.
4. Gà
Gà có lượng sắt không cao bằng thịt đỏ, nhưng nó cũng cung cấp cho bạn một lượng sắt nhất định. Phần thịt đen như là phần đùi có lượng sắt nhiều hơn những phần thịt khác như phần lườn gà. Tuy nhiên, nếu bạn muốn cơ thể mình hấp thụ ít chất béo, hãy chọn phần thịt trắng. Sự khác nhau giữa hai loại thịt không quá lớn nên không ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Thịt gà có thể nướng và ăn với sa-lát, súp, bánh bột ngô, cũng như các loại bánh khác.
5. Cua
Càng cua chứa rất nhiều chất sắt. Dù thỉnh thoảng bạn mới ăn món này nhưng chúng cũng giúp cơ bạn hấp thụ một lượng sắt nhất định. Và chúng có vị vô cùng ngon!
6. Ngũ cốc
Nếu bạn muốn cơ thể bạn hấp thụ sắt mà không cần ăn thịt thì hãy nghĩ đến việc mua các loại ngũ cốc bổ dưỡng. Chúng có thể đáp ứng đủ nhu cầu về lượng sắt của bạn trong một khẩu phần ăn. Ngũ cốc là món cho bữa sáng tuyệt vời, nhưng cũng có thể dùng cho bữa tối hoặc xen kẽ các bữa ăn.
7. Rau bina
Rau bina là món rất ngon mà lại cung cấp chất sắt dồi dào. Hãy chế biến thành món sa-lát, cắt nhỏ trộn với súp hoặc bổ sung vào bánh sandwich. Rau bina áp chảo cũng rất ngon khi kết hợp với thịt gà hoặc cá. Loại rau này chứa hơn 10% lượng sắt cơ thể cần hàng ngày.
Theo TPO
Không dùng thuốc tây, chữa khỏi bệnh trĩ nhờ 5 loại lá dễ kiếm Bệnh trĩ là loại bệnh mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nó gây ra sự khó chịu cho người bệnh. Bênh tri ngoai la gi? Bệnh trĩ ngoại là chứng giãn tĩnh mạch thuộc đám rối tĩnh mạch trĩ dưới (ngoài) búi trĩ nổi lên ở ngoài hậu môn được da che phủ. Bui tri ngoai sa xuông gây...