Chế độ ăn cần kết hợp hài hòa đạm động vật và đạm thực vật
Sự phối hợp hài hòa giữa đạm động vật và đạm thực vật đóng một vai trò rất quan trọng cho một cơ thể phát triển khỏe mạnh.
Một chế độ ăn cân đối giữa đạm động vật và đạm thực vật nhằm hạn chế việc sinh ra các yếu tố bất lợi cho sức khỏe và nâng cao vai trò của chất đạm.
Vai trò của protid
Protid hay còn gọi là chất đạm là thành phần cơ bản của cơ thể sống. Nó tham gia vào thành phần mối tế bào và là yếu tố tạo hình chính của các cơ quan, bộ phận trong cơ thể. Một số protid đặc hiệu có vai trò đặc biệt quan trọng, chúng tham gia vào các thành phần các men, nội tiết tố, kháng thể và các hợp chất khác.
Các axit amin là thành phần chính của phân tử protid, chúng liên kết với nhau trong những liên kết khác nhau. Giá trị dinh dưỡng của protid được quyết định bởi mối liên quan về số lượng và chất lượng của các axit amin khác nhau trong cấu trúc protid đó. Nhờ quá trình tiêu hóa, protid thức ăn được phân giải thành các axit amin. Các axit amin được hấp thụ từ ruột vào máu rồi tới các tổ chức, tại đây nó được sử dụng để tổng hợp protid đặc hiệu cho cơ thể.
Một số axit amin được gọi là axit amin cần thiết vì khi thiếu nó sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của cơ thể và chúng không được tổng hợp bên trong cơ thể mà còn được cung cấp đầy đủ qua thức ăn.
Các axit amin cần thiết: gồm methionin, lysintrytophan, phenylalanine, loxin, isoloxin, treonin, valin. Đối với trẻ em, acginin và hitidin cũng là axit amin cần thiết. Các axit amin này rất quan trọng không chỉ giới hạn ở sự tham gia của chúng vào tổng hợp đạm trong cơ thể. Mỗi axit amin cần hoàn thành nhiều chức phận phức tạp và quan trọng khác, một số tham gia vào chức phận tuyến nội tiết như tuyến giáp trạng, tuyến thượng thận, tuyến sinh dục, một số axit amin có liên quan đến quá trình tạo máu.
Các axit amin không cần thiết: (hay còn gọi là axit amin có thể thay thế được) chiếm một tỷ lệ quan trọng trong thành phần thức ăn. Cơ thể có thể tổng hợp được các axit amin này nhưng quá trình tổng hợp bên trong chỉ đáp ứng được nhu cầu tối thiểu của cơ thể do đó cần đưa vào cơ thể hợp lý các axit amin trong thành phần đạm của chế độ ăn.
Video đang HOT
Bữa ăn cần có đa dạng các thức ăn giàu đạm có nguồn gốc từ động vật và thực vật ở tỷ lệ thích hợp để kiến tạo một cơ thể khỏe mạnh.
Sự cần thiết phải kết hợp giữa đạm động vật và đạm thực vật
Nhìn chung đạm thực vật (đạm trong đậu đỗ, ngũ cốc, khoai củ,…) có giá trị sinh học kém hơn đạm động vật do thiếu một hay nhiều axit amin cần thiết hoặc sự sắp xếp các axit amin không cân đối. Tuy nhiên đạm động vật (đạm trong thịt, cá, trứng, hải sản…) không ở dưới dạng đơn thuần mà ở dưới dạng liên hợp như nucleoprotid (là phức hợp của protein với chất béo như photolipid, cholesterol…). Do vậy quá trình chuyển hóa sẽ tạo ra các sản phẩm độc hại cho cơ thể như ure, axit uric, nitrat, cholesterol… Nếu nồng độ axit uric tăng cao trong máu là tăng nguy cơ mắc bệnh goute.
Nếu lượng nitrit, nitrat cao trong máu sẽ phối hợp với các gốc oxy tự do sẵn có trong cơ thể tạo thành nitrosamin là chất gây ung thư. Nếu cholesterol tăng cao trong máu là yếu tố nguy cơ gây xơ vữa động mạch dẫn đến các tai biến nghiêm trọng như tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, vỡ mạch máu não gây tử vong cao… Do đó cần thực hiện chế độ ăn cân đối giữa đạm động vật và đạm thực vật sẽ hạn chế việc sinh ra các yếu tố không có lợi cho sức khỏe và nâng cao vai trò của chất đạm. Trước hết cần có sự cân đối về thành phần các chất sinh năng lượng (protid, lipid, gluxid trong khẩu phần.
Đối với người trưởng thành tỷ lệ cung cấp năng lượng trong bữa ăn hàng ngày của các thành phần trên nên đạt như sau:
P : L: G = 14% : 20% : 66%
Đối với trẻ em tỷ lệ này nên là:
P : L : G = 18% : 25% : 57% .
Ngoài tương quan với các thành phần sinh năng lượng khác như đã nói ở trên cần có sự cân đối với protid nguồn gốc động vật và protid nguồn gốc thực vật. Trước đây nhiều tài liệu cho rằng lượng protid động vật nên đạt từ 50-60% tổng số protid trong khẩu phần. Quan điểm dinh dưỡng hiện nay cho rằng đối với người trưởng thành lượng protid động vật chỉ nên đạt khoảng 25-30% tổng số protid là thích hợp. Đối với trẻ em tỷ lệ này nên cao hơn (đạm động vật chiếm khoảng 50-70% tổng số). Thực ra nguồn protid thực vật rất phong phú, tỷ lệ đạm trong nhiều thức ăn thực vật rất cao.
Tỷ lệ đạm trong thịt bò là 18g/100g; thịt lợn nạc là 19g/100g, cá chép là 17g/100g; trứng gà là 16g/100g, nhưng trong các loại đậu đỗ tỉ lệ protein chiếm tới 21-25g/100g đặc biệt trong đỗ tương đạm cao tới 35-40g/100g (tuy nhiên giá trị sinh học của đạm trong đậu đỗ, vừng lạc, ngũ cốc… thấp hơn thịt, cá, trứng, tôm, cua,… do vậy sự hấp thụ kém hơn). Nếu chúng ta khéo phối hợp sẽ có một nguồn chất đạm hỗn hợp rất phong phú có giá trị sinh học cao. Để đảm bảo cân đối chất đạm, bữa ăn cần có đa dạng các thức ăn giàu đạm có nguồn gốc từ động vật và thực vật ở tỷ lệ thích hợp.
BS. Anh Đức
Theo SK&ĐS
Những tác nhân gây ung thư "giấu mặt" mà bạn khó có thể ngờ đến
Không chỉ có thuốc lá, rượu bia, không khí ô nhiễm, mà còn nhiều tác nhân gây ung thư khác đang "ẩn mình" trong cuộc sống hàng ngày, mà chúng ta rất khó nhận ra.
Stress không chỉ gây ảnh hưởng đến tinh thần, mà còn có những tác động tiêu cực đối với sức khỏe, đặc biệt là với tuyến thượng thận. Cụ thể, stress làm ảnh hưởng đến sự cân bằng giữa nước và muối khoáng trong cơ thể, từ đó tác động lên huyết áp. Bên cạnh độ, những tác động tiêu cực của stress lên tuyến thượng thận còn dẫn đến đến việc làm tăng lượng đường trong máu và gây phản ứng viêm. Đáng chú ý, sự rối loạn tuyến thượng thận gây tăng sinh cortisol có thể là nguyên nhân khởi phát ung thư.
Các sản phẩm thịt chế biến sẵn như xúc xích, thịt nguội, thịt muối thường được bảo quản bằng các loại muối gốc nitrate và Nitrites, vốn đã được chứng minh là có thể gây ung thư. Thậm chí, Nitrites còn được xếp vào tác nhân gây ung thư nhóm 1-A, tức là ngang hàng với thuốc lá. Được biết, Tổ chức y tế thế giới cũng đã xếp các loại thịt chế biến sẵn vào các nguyên nhân gây ung thư (ngang với amiăng, thuốc lá và khói xăng dầu). Theo Viện Nghiên cứu Ung thư Mỹ, chỉ cần ăn hai dải thịt xông khói mỗi ngày đã có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư đại tràng lên 2%.
Aspartame là một este methyl của acid aspartic / phenylalanine dipeptide. Aspartame có độ ngọt gấp 200 lần đường mía, trong khi lượng calo là không đáng kể nên nó được sử dụng làm chất tạo ngọt nhân tạo, thường được sử dụng như một sản phẩm thay thế đường trong các đồ ăn, thức uống dành cho bệnh nhân tiểu đường hoặc người ăn kiêng, được nhận diện với ký hiệu E951 trên nhãn mác sản phẩm. Điều đáng nói là chất tạo ngọt nhân tạo này không hề thân thiện với sức khỏe hơn các loại đường như nhiều người vẫn nghĩ. Thậm chí, nhiều chuyên gia gọi Aspartame là "Sự đau đớn ngọt ngào", bởi thứ chất làm ngọt này có thể gây tăng cân cùng nhiều tác hại tới sức khỏe, thậm chí là ung thư.
Để có được màu trắng "hoàn hảo", nhiều loại thực phẩm như đường, kem, bột, các loại kẹo... phải trải qua quá trình tẩy trắng hoặc bổ sung các loại màu thực phẩm làm trắng, điển hình như TiO2, thường xuất hiện trên bao bì sản phẩm với ký hiệu E171. Theo các chuyên gia, việc tẩy trắng thực phẩm có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư tuyến tụy và ung thư bàng quang. Trong khi đó, nhiều nơi trên thế giới đã xem E171 là một mối nguy hiểm cho sức khỏe con người. Thậm chí, nước Pháp còn ra lệnh cấm sử dụng E171 trong thực phẩm, kể từ 1/1/2020, sau khi một vài báo cáo chỉ ra rằng, E171 có thể gây những tổn thương tiền ung thư trên chuột, cũng như làm tăng tốc độ phát triển của những thương tổn này. Cơ quan Quốc tế về Nghiên cứu Ung thư cũng đã xếp TiO2 vào những chất có thể gây ung thư cho con người.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, tiểu đường có thể làm tăng nguy cơ mắc nhiều loại ung thư khác nhau. Được biết, chính hàm lượng cao insulin, loại hormone được cơ thể tiết ra để điều hòa đường huyết, luôn thường trực trong máu sẽ làm tăng khả năng khởi phát khối u ác tính. Với bệnh nhân mắc tiểu đường type 2 những loại ung thư có nguy cơ khởi phát cao nhất là: ung thư tuyến tụy, ung thư gan, ung thư vú, ung thư bàng quang, ung thư đại trực tràng.
Minh Nhật
Theo Natural News/Dân trí
Chuyên gia tiết lộ cách tăng kích thước "cậu nhỏ" tự nhiên, không cần dao kéo 45% nam giới có mong muốn tăng kích thước và sức mạnh "cậu nhỏ". Nếu bạn nằm trong số này, hãy áp dụng những mẹo sau đây. Nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, đa số phụ nữ không quá bận tâm về kích thước dương vật. Mặc dù vậy, hầu hết đàn ông lại cảm thấy tự ti về kích thước...