Chê cỗ cưới sơ sài, thông gia to tiếng, khách vội bỏ về
Cuộc sống không phải lúc nào cũng diễn ra như những gì chúng ta mong đợi. Và dù đám cưới là một trong những dịp đáng nhớ nhất nhưng cũng dễ xảy ra mâu thuẫn.
Người ta bảo cưới xin không chỉ là chuyện của đôi trẻ mà còn là sự hoà hợp của hai gia đình. Tôi đã nghiệm ra điều này khi đám cưới của mình được tổ chức.
Tôi và chồng yêu thương nhau nhưng chỉ vì bất đồng chuyện cỗ cưới mà hai nhà cãi nhau to, tình cảm rạn nứt. Sự khác biệt văn hóa, lối sống ở hai nơi trở thành nguồn cơn của xung đột.
Gia đình tôi ở quê, vốn quen với phong cách cỗ bàn giản dị. Dù là cỗ cưới hay cỗ đám hiếu, cũng chỉ có vài món đơn thuần như gà luộc, thịt trâu xào, bánh bao chấm nước xào, giò lụa và đĩa rau, bát canh là đầy đủ.
Bao năm nay ở quê tôi, nhà nào cũng chỉ như vậy. Nhà ai giàu hơn hoặc tổ chức ở khách sạn thì khác một chút.
Thái độ của nhà trai làm nhà gái xấu hổ. Ảnh minh họa: FP
Tuy nhiên, phía nhà trai lại có quan niệm hoàn toàn khác. Gia đình chồng là người ở phố, có tiền.
Hôm đó, trong ngày đón dâu, nhà trai đặt 10 mâm để họ hàng ăn cỗ ở nhà gái. Nhưng khi khách nhà trai đến, nhìn thấy các món ăn giản dị trên bàn, họ bàn tán xôn xao.
Video đang HOT
Nhiều người thẳng thắn chê bai, khiến bầu không khí trở nên nặng nề. Họ ngồi vào mâm, gọi hết thứ này đến thứ nọ. Nhà gái không đáp ứng được thì nhà trai cười khó hiểu.
Có người còn thắc mắc “ sao thịt trâu lại múc ra bát”, “sao tráng miệng lại có mấy miếng dưa hấu cắt mỏng tang thế này” khiến nhà gái ngượng ngùng.
Thấy thái độ của khách, mẹ chồng nhắc bố tôi và bảo nhà gái thiếu chu đáo, cỗ bàn sơ sài. Khi bố tôi giải thích rằng không phân biệt nhà trai, nhà gái, cỗ nhà ai cũng như nhau thì mẹ chồng khó chịu, bức bối ra mặt.
Bà phàn nàn trước mặt bố mẹ tôi, không nể nang: “Cỗ gì mà có 3-4 món chính, gọi rượu hết rượu, gọi bia hết bia, mỗi bàn được có mấy lon bia.
Mùa đông mà ngồi vào ăn, cỗ nguội ngơ nguội ngắt, gọi xào lại thì nửa tiếng không thấy ai ra. Cưới con mà sao bố mẹ qua loa thế”.
Bố tôi thấy thái độ của thông gia thì bực bội nhưng vì con gái, ông đành nhịn. Bố tôi cố gắng giải thích rằng phong tục ở đây là như vậy.
Mỗi mâm giới hạn số lượng bia, rượu chứ không có để uống thoải mái. Cỗ tự nấu nhưng khách đến một lúc dồn dập, toàn là bà con hàng xóm giúp nên không nhanh nhẹn được như ở nhà hàng chuyên nghiệp.
Dù bố có nói thế nào thì mẹ chồng tôi vẫn khó chịu, nói oang oang. Quan khách thấy hai bên lời qua tiếng lại thì ăn vội, rồi ra về. Mẹ tôi bực quá cũng ra nói vài câu rồi bảo con rể đưa mẹ mình vào chỗ ngồi. Tự nhiên đám cưới mất vui vì thông gia mâu thuẫn.
Sau đám cưới, cả làng bàn tán chuyện nhà tôi. Họ nói tôi làm dâu nhà chồng giàu có cũng chẳng sung sướng gì, rồi bảo tôi ham giàu mà cố vào nhà ấy.
Có người còn bảo: “Tôi mà là nhà gái thì hủy hôn ngay tức khắc, chứ cưới hỏi gì nữa. Thông gia mà không nể nang mặt mũi của nhau, quát người khác như quát trẻ con”.
Nghe những lời đó, bố mẹ tôi đau lòng lắm. Nhưng tôi động viên bố mẹ bỏ ngoài tai. Ai cũng có lỗi lầm và cần thời gian để nhìn nhận lại. Thật may, vợ chồng tôi vẫn giữ vững niềm tin, quan tâm và yêu thương nhau.
Những viên thuốc trắng đựng trong túi zip trên bàn của con gái vô tình khiến cho gia đình tôi tan đàn xẻ nghé
Chồng tôi thương con lắm nhưng sự khắc nghiệt ngấm vào máu khiến cho tình yêu thương ấy bị chôn vùi.
Tôi vẫn luôn hiểu rằng, ở độ tuổi nào của con cái thì bố mẹ cũng luôn cần đồng hành cùng chúng, kể cả khi đã trưởng thành. Thế nhưng chồng tôi thì không, ông ấy nghiêm khắc đến mức khắc nghiệt. Đó cũng chính là lý do mà 2 cậu con trai lớn không thể tìm được cách nào hòa hợp với bố mình, đến mức phải tìm đến những phương trời khác để sinh sống.
Trong 3 đứa con, tôi vẫn nghĩ chồng mình hợp với con bé út nhất nhưng con bé càng lớn càng không thể ngồi nói chuyện được với bố quá 10 phút. Chồng tôi thích áp đặt suy nghĩ của mình lên người khác. Lúc chưa nghỉ hưu vì cũng có chút chức sắc, nói nhân sự cấp dưới sợ không ai dám phản kháng gì nó quen rồi, ông ấy mang nguyên xi cái thói đó về nhà rồi ứng xử với con cái. Con bé út nhà tôi ngoan, hiền nhưng khá là cá tính và nó thường hay chống đối ngầm. Vả lại cái thế hệ bây giờ nó giỏi và có chính kiến riêng, làm sao mang cái suy nghĩ của ông già nghỉ hưu rồi ra bắt chúng nó phải theo được.
Thế là từ rất lâu rồi, trừ những lúc ăn cơm ra thì gần như bố con nó không bao giờ ngồi chung 1 phòng với nhau. Con bé vẫn ngoan ngoãn nhưng cái gì cũng chỉ chia sẻ với mẹ và 2 anh thôi chứ nhất quyết không giao tiếp nhiều với bố dù nó rất quan tâm đến bố.
Thế nhưng, vừa rồi có một chuyện xảy ra khiến con bé cũng dọn ra ở riêng rồi, giờ cả nhà trống trải có 2 thân già với nhau, tôi không biết phải làm sao nữa...
Như mọi khi, ngôi nhà chúng tôi lại đón một vị khách quen thuộc là con trai của anh chồng tôi, thằng bé đang làm công chức, ngoan ngoãn, nhiệt huyết với nghề nghiệp và luôn mang trong mình tinh thần trách nhiệm cao. Tôi khá là quý thằng bé mặc dù mối quan hệ giữa tôi và anh chồng không vui vẻ gì cho cam. Nhưng lần này, tôi chưa kịp nở nụ cười mừng rỡ thì bi kịch đã ập đến.
Thằng bé chạy lên phòng để gọi em xuống ăn cơm, hôm ấy con gái tôi lại đi làm từ sáng sớm mà vợ chồng tôi cũng không biết. Mở cửa vào phòng đáng lẽ không thấy ai thì thằng bé sẽ đi xuống luôn nhưng với bản tính cẩn thận, thằng bé lại nhìn thấy trên bàn làm việc vẫn còn bật đèn vàng có nhiều túi zip nhỏ, bên trong đựng những viên thuốc màu trắng tròn nhỏ.
Sự tinh ý khiến thằng bé ngay lập tức nghĩ đến việc em họ mình có thể đang tiếp xúc với chất cấm. Không chút do dự, thằng bé đã thông báo với chồng tôi. Vốn là một ông bố cứng nhắc, áp đặt và không bao giờ chịu lắng nghe con cái, chồng tôi lập tức nổi cơn thịnh nộ.
Ảnh minh họa
Ông ấy bắt con bé phải về nhà ngay lập tức dù con đã bảo đang trong cuộc họp quan trọng. Thế nhưng thấy thái độ của bố có vẻ bất thường nên con bé vẫn xin sếp cho về sớm. Vừa về đến nhà, con bé lĩnh trọn cái gạt tàn bằng thủy tinh của bố vào đầu, chảy máu ướt cả 1 bên tóc. Chồng tôi chửi bới, xỉ vả và không cho con bé cơ hội giải thích rồi ngay lập tức đuổi đứa con gái bé bỏng còn chưa kịp hiểu chuyện gì ra khỏi nhà.
Tôi không thể tin nổi vào tai mình, nước mắt tôi chảy dài trên má khi chứng kiến cảnh tượng con mình bị đối xử phũ phàng đến như vậy. Nỗi đau của một người mẹ như tôi không gì sánh bằng.
Con gái tôi chắc đã quá mệt mỏi khi sống với ông bố luôn luôn hà khắc như vậy nên khi ông ấy đuổi con đi, nó cũng không cãi nửa lời, chẳng buồn giải thích mà chỉ lặng lẽ lên phòng thu xếp quần áo qua loa rồi kéo vali rời đi.
Sau đó, tôi gặng hỏi thì phát hiện ra sự thật xót xa mà con gái mình đã cố giấu giếm - nó mắc bệnh tiểu đường. Con bé luôn là một đứa trẻ biết quan tâm, không muốn làm chúng tôi lo lắng, nên đã âm thầm chịu đựng và cố gắng giả vờ mọi thứ đều ổn. Những viên "thuốc" mà anh họ nó nghi ngờ thực chất là những viên đường dành cho người bị bệnh tiểu đường - một cách mà con bé đã tìm để thỏa mãn cơn thèm ngọt mà không làm tăng mức đường huyết.
Trái tim tôi như vỡ vụn khi nhận ra sự thật và cảm thấy ân hận vô cùng. Bao nhiêu ngày tháng qua, con gái tôi đã phải một mình đối mặt với bệnh tật, giấu kín nỗi đau khổ không dám bày tỏ vì sợ rằng chúng tôi sẽ lo sợ.
Thế nhưng ngay cả khi đã biết sự thật về những viên thuốc kia thì chồng tôi vẫn bảo thủ không chịu xuống nước để nói chuyện với con gái mình. Lòng tự trọng cao ngất ngưởng và suy nghĩ ai cũng phải "dưới cơ" mình khiến cho chồng tôi dù biết là mình sai cũng không chịu nhận lỗi.
Tôi biết không phải chồng không quan tâm con gái, ông ấy thương con lắm nhưng sự khắc nghiệt ngấm vào máu khiến cho tình yêu thương ấy bị chôn vùi. Giờ tôi thương con, giận chồng mà không biết phải làm gì. Nói sao để chồng tôi thay đổi đây? Con cái thì đau ốm bệnh tật thế, làm sao tôi yên tâm để nó sống một mình bên ngoài được...
Mẹ tôi đòi hủy hôn với thông gia vì phát hiện con dâu trắc nết, to gan gây chuyện ngay trước đám hỏi Tôi chẳng hiểu anh trai cố chấp bênh chị Yến như thế để làm gì rồi lãng phí cả mớ tiền rước về một cô vợ hư hỏng? Hôm nay đáng lẽ là ngày vui của anh trai tôi, ngày mà bố mẹ tôi có thêm một nàng dâu mới. Thế nhưng viễn cảnh gia đình đề huề con cháu có nguy cơ...