[Chế biến] – Xôi mít lá cẩm
Những múi mít vàng ươm, ngọt dịu, quyện lẫn với xôi dẻo thơm, có màu tím đẹp mắt sẽ lôi cuốn bạn khi lần đầu thưởng thức.
Nguyên liệu:
- 8-10 múi mít to
- 1 bát con gạo nếp
- Muối, đường
- 200ml nước cốt dừa, 1 thìa nhỏ muối, 1 thìa nhỏ đường cát trắng, 1 thìa nhỏ bột ngô
- 1 mớ lá cẩm để tạo màu tím
- Dừa bào sợi, vừng rang chín
Video đang HOT
- Nếu không dùng lá cẩm, bạn có thể xay nhuyễn lá nếp để tạo màu xanh.
Cách làm:
Bước 1: – Lá cẩm rửa sạch, để ráo. Cho lá cẩm vào nồi, thêm nước lạnh, đun sôi để lá cẩm ra màu, đun khoảng từ 7-10 phút thì vớt ra bỏ lá, giữ lại phần nước màu lá cẩm, để nguội.
Bước 2: – Gạo nếp đãi sạch, ngâm gạo nếp vào âu nước lá cẩm, khi ngâm gạo hòa lẫn nửa thìa nhỏ muối, ngâm gạo nếp qua đêm.
Bước 3: – Gạo nếp sau khi ngâm qua đêm, cho vào chõ hấp xôi, nấu chín, thỉnh thoảng dùng đũa xới đều, thêm muối, đường cho vừa ăn. Không nêm quá ngọt vì bạn sẽ dùng kèm với mít đã ngọt sẵn.
Bước 4: – Mít ăn kèm với xôi thì bạn nên lựa mít chín, múi to, đầy đặn, dùng dao xẻ một đường ở thân múi mít, lấy bỏ hạt mít.
Bước 5: – Vừng rang chín, giã vừng, thêm muối, đường cho vừa ăn.
- Dừa bào sợi đổ ra bát để riêng.
Bước 6: – Cho nước cốt dừa, muối, đường, bột ngô, bắc lên bếp, vừa đun vừa khuấy đến khi phần nước cốt dừa đặc lại thì tắt bếp, để nguội.
Bước 7: – Múi mít sau khi xẻ thì dùng thìa múc một ít xôi cho vào giữa, tiếp theo bên trên rắc một ít dừa bào sợi, thêm muối vừng và rưới một ít nước cốt dừa.
Theo Tapchiamthuc
Khó quên xôi cẩm xứ Lạng
Đến với xứ Lạng (Lạng Sơn) bạn sẽ được thưởng thức món xôi cẩm đậm đà màu tím thủy chung, chứa đựng lòng mến khách.
Xôi cẩm xứ Lạng có màu tím nhờ nước luộc thứ lá gọi là lá cẩm, rộ nhất vào tháng tư tháng năm. Lá cẩm sau khi luộc sẽ được lấy nước đem ngâm với nếp qua một đêm.
Lá cẩm, thứ nguyên liệu chính để tạo màu tím thủy chung cho xôi
Hạt nếp trắng tinh sau khi ngâm sẽ chuyển sang màu tím mà nhiều người thường đùa nhau đó là vì đã bị "thuốc tím" bám vào. Màu của xôi cẩm cũng chính là màu của hạt nếp sau khi được ngâm.
Đồ xôi xẩm cũng đơn giản như đồ xôi gấc, xôi đỗ. Khi đồ, để có thêm vị đậm đà bạn có thể cho vào một chút muối trắng, trộn đều, hoặc nạo thêm một ít cùi dừa trộn vào nếp để có vị béo. Nếu muốn, bạn cũng có thể dùng đỗ xanh bỏ vỏ đồ cùng xôi cẩm để tạo nên màu xanh và màu tím trên đĩa xôi.
Mùi hương bốc lên khi đồ xôi cẩm cũng rất đặc biệt so với mùi thơm của những loại xôi khác, có lẽ là vì hương lá cẩm thấm vào xôi.
Xôi cẩm có màu tím rất bắt mắt và rất dễ ăn. Một chút muối lạc ăn cùng xôi cẩm cũng rất tuyệt!
Xôi cẩm rất dễ ăn. Chỉ cần một ít muối vừng hoặc muối lạc giã to là có thể có bữa ăn rất ngon miệng. Đặc biệt, xôi cẩm càng nhai kỹ thì vị ngọt càng đậm đà.
Nếu như xôi gấc thường được dùng trong các đám cưới thì xôi cẩm được người xứ Lạng dùng trong các bữa đón khách từ xa đến. Người xứ Lạng nói rằng xôi cẩm có màu tím, không chỉ là màu của thủy chung mà còn là màu thể hiện lòng mến khách.
Với những khách du lịch đi về trong ngày, xôi cẩm lại là món quà quê cho người ở nhà hoặc có thể mua một bó lá cẩm về nhà tự chế biến món xôi cho gia đình. Nếu có dịp lên tỉnh biên giới vùng đông bắc, bạn nhớ thưởng thức món xôi cẩm này nhé!
Theo Ihay
Xôi chim cút Đây là món ăn dễ làm, bổ dưỡng, có thể chiều lòng được nhiều thành viên trong gia đình, đặc biệt là trẻ em và người già, bởi chim cút được băm nhỏ nên mềm, ngọt, hòa quyện trong xôi dẻo, rất dễ ăn. Muốn món xôi chim được ngon thì người chế biến cần phải chú ý mỗi công đoạn đều đạt...