[Chế biến]-Vịt cuốn lá lốt
Vịt nấu chao, vịt bóp chua hay gỏi vịt đã trở thành những món ăn quen thuộc của mọi người. Hôm nay hãy thử thay đổi khẩu vị với món vịt cuốn lá lốt nhé!
Nguyên liệu:
Thịt ức vịt Lá lốt Dứa Nấm mèo Hành, tỏi, ớt Gia vị: Muối, đường, hạt nêm, nước mắm
Cách làm:
Thịt vịt chà muối, rữa sạch, để ráo, bỏ xương và da, băm nhuyễn. Luộc chín mỡ heo thái nhỏ hạt lựu. Rửa sạch lá lốt, để ráo, băm nhuyễn dứa. Nấm mèo ngâm nỡ mềm, thái sợi nhuyễn. Tỏi, hành tím và ớt băm nhuyễn. Trộn đều thịt vịt với nấm mèo, nước mắm, hành tỏi băm, bột nêm, tiêu, sả băm. Cho hỗn hợp thịt vịt vào lá lốt cuốn lại. Đặt lên bếp than nướng chín thơm. Pha mắm nêm: Hòa súp mắm nêm với đường, dứa băm, ớt băm và tỏi băm. Dùng với bún, rau sống, chuối xanh và khế chua. Chấm mắm nêm
Theo PNO
Gỏi mãng cầu xiêm
Mãng cầu xiêm - thứ cây trái có quanh năm ở các tỉnh miền Tây Nam bộ, Tây Nguyên... và còn gọi là mãng cầu gai, na xiêm, na gai; tên khoa học: Annona muricata. Gỏi mãng cầu xiêm là món ăn lạ miệng, ngon bất ngờ, cho thấy sự phong phú của ẩm thực đất phương Nam với nhiều điều mới lạ mà chúng ta chưa khám phá hết.
Món gỏi mãng cầu xiêm cần phi tôm khô với tỏi cho thơm để trộn vào. Ảnh: Q.T
Mãng cầu xiêm có màu xanh lục, khi chín rục sẽ chuyển sang màu vàng. Vỏ trái rất mỏng, phần thịt màu trắng chứa nhiều hạt màu đen. Trái mãng cầu xiêm nặng trung bình từ 1 - 2kg có khi đến 2,5kg. Trái thường được hái lúc còn xanh cứng, để bốn, năm ngày sau mới ăn, lúc này mãng cầu xiêm ngon nhất vì trái đã chín mềm. Mãng cầu xiêm thường được làm nước giải khát như sinh tố, kem, mứt, kẹo... Không dừng đó, với sự sáng tạo trong chế biến thức ăn của người dân miệt đồng bằng thì trái mãng cầu đã được làm thành món gỏi. Nhất là mùa giáp tết mãng cầu xiêm rộ trái, chắc thịt làm gỏi thì khỏi chê.
Dùng làm gỏi phải chọn trái chín già nhưng còn cứng, gọt vỏ, cắt miếng vừa ăn dày chừng 3 li đem ngâm nước đá cho giòn. Tôm thịt luộc chín, hành tây cắt mỏng, rau thơm trộn chung với mãng cầu. Tuy đã có tôm tươi nhưng món gỏi mãng cầu không thể thiếu tôm khô phi với tỏi cho vàng rồi trộn vào. Để gỏi mãng cầu thêm đậm đà, người ta còn ép lấy nước mãng cầu pha thành nước trộn gỏi. Từ đó sẽ có một sự tổng hoà các vị và hương thơm của mặn, ngọt, chua, cay có trong cả nước mắm, tỏi, ớt, đường,... làm cho món gỏi mãng cầu càng dậy mùi đặc trưng. Thêm dĩa bánh phồng tôm ăn kèm gỏi thì đến những món gỏi trong nhà hàng cũng phải... ghen tương.
Theo SGTT
[Chế biến]-Bắp cải xào hải sản Với những thực phẩm quen thuộc như bắp cải, tôm khô, cua... nếu khéo tẩm ướp, điều phối gia vị và làm đúng cách sẽ cho các món ngon. Bắp cải xào tôm khô Nguyên liệu: Tôm khô ngon 50g Bắp cải trắng 150g Bắp cải tím 30g Gia vị: dầu, hành tím bào, tỏi bào, hạt nêm, tiêu, dầu mè. Cách làm:...