[Chế biến] – Nước chanh dâu
Ngày hè đang đến rất gần, bạn hãy làm nước chanh dâu vừa mát lạnh vừa bổ sung thật nhiều vi chất cho cả nhà giải khát nhé!
Bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau để pha nước chanh dâu:
500g dâu tây
Đường
Nước
Chanh
Rửa sạch dâu tây và vỉ làm đá. Ngắt bỏ phần đầu rồi cắt dâu ra thành nhiều miếng nhỏ, cho vào bát lớn cùng với đường.
Video đang HOT
Để nghỉ khoảng 1-2 tiếng, cho đường tan và thấm đều vào dâu.
Cho dâu vào vỉ làm đá, thêm ít nước vào.
Để vỉ đá vào ngăn đá tủ lạnh qua đêm cho đông rồi lấy ra.
Cho đá dâu tây vào ly.
Cuối cùng, bạn lấy đá ra cho vào ly nước chanh giữ lạnh, thêm ít đường tùy theo khẩu vị là ly nước chanh dâu đã sẵn sàng để bạn thưởng thức rồi!
Từng ly nước chanh chua chua ngọt ngọt, đôi lúc vô tình nhâm nhi từng lát dâu tan ra từ đá, không những tốt mà còn rất thú vị nữa. Ngày hè đang tiến đến rất gần, trời Sài Gòn đang bước vào những ngày trời nóng đến đổ lửa. Chế biến một ly nước chanh dâu vừa mát vừa bổ sung vi chất không chỉ thỏa mãn nhu cầu giải khát mà còn rất thiết yếu cho cuộc sống hàng ngày.
Chúc bạn ngon miệng với món nước chanh dâu này nhé!
Theo MNMN
[Chế biến] - Matcha mật ong
Một tách trà thơm không chỉ giúp tinh thần thư thái mà còn góp phần bảo vệ sức khỏe con người.
"Nơi nào con người trồng cây trà, nơi đó con người sẽ sống lâu". Được viết bởi thiền sư Eisei (Nhật Bản) từ năm 1191, trải qua gần 1000 năm, những lời trong cuốn sách "Kissa yojoki" đến ngày nay vẫn vẹn nguyên giá trị.
Những tài liệu để lại cho thấy, 5000 năm trước, người Trung Quốc đã bắt đầu uống trà, và theo chân các tu sĩ Phật giáo, trà đã có cuộc hành trình đi khắp thế giới. Chỉ khi dừng lại Nhật Bản, trà mới được các nhà sư tại đây nâng lên thành một loại hình văn hóa - ẩm thực độc đáo. Người ta phát hiện ra rằng trà không chỉ là thức uống thanh tao mà còn là một vị thuốc quý, có khả năng chữa bệnh. Để có thể phát huy được hết công dụng của trà, các nhà sư đã nghĩ ra cách nghiền trà thành bôt như họ thường nghiền các loại cây cỏ khác để làm thuốc. Và ý tưởng này đã mở ra một trang mới cho nghệ thuật thưởng trà, với sự ra đời của bột trà xanh Matcha. Nói về sư kỳ diệu của loại trà tinh tế này, thiền sư Eisei, trong cuốn sách Kissa Yojoki, đã viết "Trà là phương thuốc tuyệt vời của tinh thần, có khả năng làm cho cuộc sống con người đầy đủ và vẹn toàn hơn. Trà có một sức mạnh phi thường trong việc kéo dài tuổi thọ của một ai đó". Chính những điều này đã làm cho Matcha trở thành vị thuốc "bí mật" của giới quý tộc, chỉ những tu sĩ Phật giáo và triều đình mới được dùng đến.
Vào thế kỷ thứ 6, trà đã thực sự trở thành một phần tinh tế của ẩm thực Nhật, khi được thiền sư Sen-no-Rikyu phát minh ra nghi lễ trà đạo. Loại trà duy nhất được sử dụng trong nghi lễ nổi tiếng này là Matcha. Bắt đầu từ đây, văn hóa Nhật gắn liền với nghệ thuật thưởng trà, không chỉ phổ biến trong tầng lớp uy quyền Samurai mà còn ảnh hưởng sâu sắc đến giới quý tộc phương Tây. Thế giới nghiêng mình trước nghi lễ trà đạo của Nhật, xem đó là một chuẩn mực văn hóa thưởng trà mà không một nước nào có thể sánh bằng.
Lan tỏa đến nhiều nước, sang nhiều thế hệ, trà xanh Matcha từ một bí mật của giới tinh hoa Nhật Bản đã trở thành một phần không thể thiếu của nghệ thuật ẩm thực thời nay.
Matcha mật ong
Nguyên liệu:
2gr bột trà xanh Matcha
1 thìa súp mật ong
20ml nước sôi
1 thìa cà phê đường, 100g đá viên
Thực hiện:
Cho bột trà Matcha vào nước sôi còn 80 độ C, dùng chổi pha trà khuấy đều. Lần lượt cho đường và mật ong vào khuấy tan.
Cho hỗn hợp Matcha vào bình lắc cùng với 100ml nước nguội, đá, lắc đều.
Rót Matcha mật ong vào ly, dùng lạnh.
Mách nhỏ: Để bột trà xanh không bị mất màu cũng như vị tươi, sau khi lấy một phần sử dụng, nên bảo quản trong ngăn mát của tủ lạnh.
Theo Tapchiamthuc
[Chế biến] - Hạt é mủ trôm Trôm là cây được trồng nhiều ở vùng Ninh Thuận, Bình Thuận, mủ trôm có tác dụng giải khát, mát gan, trị táo bón. Nguyên liệu: - 1 thìa canh hạt é - 1 hộp thốt nốt 700g - 1 thìa canh mủ trôm khô - Ít quả quất (quả tắc) - Si rô dâu, đá bào, trái cây trang trí - Bạn...