[Chế biến] – Mỳ tôm
Trong khi một bát phở có thể khiến bạn no đến “tức bụng” thì món mỳ tôm với rau cải ngồng lại nhẹ nhàng mà vẫn đảm bảo đủ chất.
Bạn cần những nguyên liệu như sau cho món mỳ tôm:
- 1 vắt mỳ trứng
- 3 cây cải ngồng
- 3 con tôm sú
- 2 quả ớt đỏ
- Gia vị: 1 muỗng canh dầu hào cay (nếu không thể mua dầu hào cay, bạn có thể dùng dầu hào bình thường), ít bột tôm
Cải ngồng tước bỏ xơ già ở gốc, giữ nguyên cây, rửa nhẹ nhàng các nách lá dưới vòi nước chảy cho sạch cát bẩn đọng lại. Ớt đỏ cắt khoanh nhỏ.
Tôm rửa sạch, cho vào nồi nhỏ luộc chín rồi mới bóc vỏ, bỏ đầu cho khỏi bị hao thịt. Giữ phần đuôi tôm để trang trí món ăn được đẹp mắt. Sau đó cho cải ngồng vào luộc chín. Loại cải này lâu chín hơn các loại cải khác nên sau khi nước sôi, bạn vẫn luộc thêm một lúc nữa nhé. Khi thấy cải mềm thì vớt ra, nhúng vào bát nước mát vừa để cải giữ được màu xanh bắt mắt, lại vừa giòn ngon hơn.
Video đang HOT
Đun sôi nồi nước khác, nhúng mỳ trứng vào luộc sơ rồi vớt ra, xối qua một lần nước đun sôi để nguội để sợi mỳ được dai.
Mỳ ráo nước cho ra bát, thêm ít bột tôm vào bát mỳ trộn đều, rưới dầu hào, xếp cải ngồng, tôm và ớt đỏ phía trên (lượng ớt tùy khẩu vị)..
Trước khi ăn bạn mới trộn đều tất cả các nguyên liệu. Giờ thì bạn có thể thưởng thức món mỳ tôm quen mà lạ và rất bắt mắt này rồi đấy!
Trong khi một bát phở có thể khiến bạn no đến “tức bụng” thì một bát mỳ trứng trộn với tôm và cải ngồng lại nhẹ nhàng mà vẫn đảm bảo đủ chất. Có rau, có thịt, có đạm lại có đủ cả chất xơ mà hương vị thì tự nhiên và chẳng hề ngán ngấy.
Với một chút chanh tươi vắt thêm thì bát mỳ mang đến cho bạn đủ cả vị cay của ớt, vị đậm đà của dầu hào, vị ngọt tươi của tôm thịt, vị chua của nước cốt chanh và cả vị giòn sần sần của cải ngồng vừa chín tới. Chẳng tốn thời gian để cả nhà thưởng thức bữa sáng đủ chất đúng không bạn? Mùa này phong phú rất nhiều loại cải, bạn có thể thay đổi loại rau để dinh dưỡng phong phú và ngon miệng hơn nhé!
Chúc các bạn thành công và ngon miệng với món mỳ tôm này nhé
Theo MNMN
9 lưu ý khi ăn mỳ tôm
Mỳ tôm bây giờ hình như không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta bởi sự tiện lợi, mùi vị hấp dẫn. Tuy nhiên nếu ăn nhiều mỳ tôm sẽ đem lại nhiều ngụy hại cho sức khỏe.
Thiếu dinh dưỡng cho não
Nghiên cứu khoa học chứng minh, muốn duy trì và nâng cao chức năng sinh lý bình thường của não, nhất định phải có 8 chất dinh dưỡng gồm: lecithin, protein, đường, canxi, vitamin A, vitamin C, vitamin E và vitamin nhóm B. Trong khi ở mỳ tôm, hàm lượng các chất dinh dưỡng của lecithin, vitamin rất thấp, thường xuyên ăn sẽ không có lợi cho hoạt động tư duy và phát triển não.
Dễ gây ra nóng trong người
Độ giòn thơm của mỳ tôm đều nhờ vào dầu mỡ, người thích ăn mỳ tôm thường cảm thấy miệng khô, nóng, kỳ thực lúc này khí hỏa đã bắt đầu tích tụ, chèn ép trong cơ thể rồi. Chỉ cần ăn mỳ tôm vượt quá lượng nhất định cũng sẽ gây nóng trong người.
Dễ bị ung thư trực tràng
Nghiên cứu chứng minh, dung nạp lượng chất xơ và canxi phù hợp, giúp phòng chống ung thư trực tràng. Mỳ tôm được tạo ra từ bột mỳ tinh, bản thân mỳ tôm ít chất xơ, trong quá trình chế biến còn mất đi chất xơ và khoáng chất.
Nếu ăn mỳ tôm trong thời gian dài, cơ thể do thiếu vitamin và canxi nên dễ bị ung thư trực tràng. Ăn nhiều mỳ tôm cũng làm cho bệnh táo bón thêm trầm trọng, phân lưu lại thời gian dài trong đại tràng, cũng là một yếu tố dẫn đến ung thư trực tràng.
Làm cho chức năng dạ dày, ruột mất cân bằng
Trẻ em ăn nhiều mỳ tôm sẽ làm cho dạ dày, ruột mất cân bằng, xuất hiện đầy hơi, đau dạ dày vv.
Do mỳ tôm thuộc thực phẩm giòn, khô giống kiểu gà rán, khoai tây rán, cho nên chúng đều chứa nhiều chất phụ gia và chất điều vị ở trong, thường xuyên ăn sẽ làm vị giác kém phản ứng, gây chán ăn.
Những trẻ em ăn quá nhiều mỳ tôm rất dễ hình thành bệnh chỉ thích chọn ăn một, hai loại thức ăn.
Dinh dưỡng không toàn diện
Thành phần chủ yếu của mỳ tôm là bột mỳ và dầu mỡ, chất điều vị chứ không có 7 loại chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Nếu ăn trong thời gian dài sẽ thiếu hụt các chất dinh dưỡng khác, làm cho cơ thể không đủ dinh dưỡng, từ đó gây ra hàng loạt bệnh như hoa mắt, chóng mặt, mất sức, tim đập nhanh, tinh thần bất an....
Gây béo phì và các bệnh liên quan
Quá trình chế biến mỳ tôm làm cho vitamin B nguyên chất bị phá vỡ hoàn toàn, về cơ bản, mỳ tôm chỉ cung cấp đủ nhiệt lượng cần thiết cho cơ thể hoạt động. Do mỳ tôm không có chất nên phải ăn kèm với các thức ăn khác, kết quả là carbonhydrate và chất béo vào cơ thể quá nhiều
Vì vậy, thường xuyên ăn mỳ tôm sẽ gây ra béo phì và nâng cao nguy cơ phát sinh các bệnh liên quan đến béo phì như cao huyết áp, cao mỡ máu, tiểu đường, bệnh tim vv.
Gia tăng quá trình lão hóa
Chất mỡ trong mỳ tôm thông thường đều thêm chất chống ô xy hóa, nhưng nó chỉ làm chậm tốc độ ô xy hóa, kéo dài thời gian biến mùi của mỳ tôm. Thời gian dài dung nạp quá nhiều chất chống ô xy hóa sẽ ảnh hưởng xấu tới hệ nội tiết và thúc đẩy lão hóa.
Chất phụ gia
Để tạo mùi vị của mỳ tôm, kéo dài thời hạn sử dụng, thông thường đều thêm một số chất phụ gia như chất bảo quản, chất chống ô xy hóa, chất phosphate vv, những chất này do tích trữ trong thời gian dài, ảnh hưởng của môi trường...cũng sẽ dần dần biến chất, sau khi ăn sẽ có hại cho cơ thể. Nếu tích tụ trong cơ thể lâu sẽ gây hậu quả nghiêm trọng.
Quá trình sản xuất sản sinh ra chất có hại
Do mỳ tôm được chế biến qua dầu mỡ, trong quá trình chế biến có thể sinh ra phản ứng hóa học liên quan, tạo ra một số chất có hại, giống như các thực phẩm tinh bột khi nấu ở trong nhiệt độ cao (vượt quá 120 độ C) đều sinh ra chất acrylamide gây ung thư.
Theo VNE
[Chế biến] - Mỳ tôm xào bò Bạn có thể chuẩn bị trước các nguyên liệu vào tối hôm trước, sáng hôm sau chỉ cần vài bước đơn giản là đã có đĩa mỳ nóng hổi, đủ chất. Nguyên liệu: - 2 gói mỳ tôm - 200g thịt bò thăn - 150g tôm - Giá, nấm, ớt chuông xanh (bạn có thể thêm cải ngọt hay rau củ tùy theo...