[Chế biến] – Muối dưa hành
Hãy chuẩn bị những bát dưa hành chua chua, thơm phức để làm món ăn kèm trong mâm cơm ngày Tết nhé!
Dưa hành là món ăn không thể thiếu trong những ngày Tết cổ truyền của dân tộc. Tuy đơn giản, dân dã nhưng nó lại là món ăn có thể đem lại cảm cân bằng, bớt ngán cho những món ăn khác như bánh chưng, thịt đông, thịt gà… Cách muối dưa hành không khó nhưng để có được bát dưa hành thơm, giòn, không hăng cũng cần có bí quyết. Chị em cùng tham khảo nhé!
Nguyên liệu:
- 1kg hành củ
- Đường
- Muối
- 1/2 củ gừng
- Ớt: 3-4 quả
Cách làm:
Video đang HOT
Bước 1: Hành chọn loại hành tía là ngon nhất còn không chọn hành trắng cũng được, và chọn đều củ thì sau khi muối hành sẽ ngọt, giòn. Sau khi mua về ngâm hành vào nước gạo trong khoảng vài tiếng cho bụi ra bớt và để lớp vỏ bên ngoài tự bong, khi rửa sẽ sạch đất bám ở gốc hành.
Bóc bỏ lớp vỏ hành bên ngoài, cắt bớt rễ, để lại gốc hành. Không nên cắt gốc thì sẽ tránh được việc hành bị nhũn, ủng. Để hành ra rổ cho róc nước.
Bước 2: Gừng rửa sạch, cạo vỏ, đập dập.
Bước 3: Cho hành vào lọ hoặc bình cùng khoảng 200g muối tinh, xóc đều, để trong khoảng 2 – 3 ngày; thỉnh thoảng xóc đều để hành ra hết nước đen.
Bước 4: Pha đường với nước ấm khoảng 3 thìa đường cùng chút muối. Đổ nước vừa pha vào lọ, đổ hành và gừng vào khuấy đều, nước phải ngập hành; khuấy đều rồi nếm cho vừa đủ độ mặn ngọt và có mùi thơm của gừng.
Nếu thấy nhạt bạn thêm chút muối. Đậy nắp kĩ để khoảng 1 tuần – 10 ngày là ăn được.
Dưa hành ăn cùng thịt đông hay bánh chưng đều rất ngon, khiến những món ăn nhiều đạm của ngày Tết trở nên bớt ngán hơn, hấp dẫn hơn.
Chúc các bạn thành công và ngon miệng với món dưa hành!
Theo Eva
Những điều lưu ý với món dưa muối
Dưa muối là món phụ rất ngon nhưng bạn đã ăn và chế biến đúng cách chưa? Hãy tham khảo bài viết của chúng tôi nhé!
Trong bữa cơm của người Việt, dưa muối là món ăn kèm, giải ngán cho những món quá nhiều dầu mỡ. Tuy nhiên, có những điều cần lưu ý khi ăn dưa muối tưởng chừng vô hại này.
Rửa, vắt sạch trước khi ăn
Nhiều người thường vớt dưa trong hũ ra và ăn ngay, không sơ chế thêm vì nghĩ trong môi trường muối mặn thì khó có vi khuẩn gây hại. Thật ra, việc rửa và vắt dưa kỹ trước khi ăn không chỉ nhằm mục đích loại bỏ vi khuẩn mà còn giúp xả bớt vị mặn và vị chua gay gắt trong dưa.
Không ăn quá nhiều
Không nên ăn quá nhiều dưa muối
Dù có thèm đến đâu thì lượng dưa muối bạn ăn vào mỗi lần chỉ nên khoảng 50g và không nên ăn thường xuyên. Trong dưa chua có chứa rất nhiều axit oxalic và canxi. Khi vào cơ thể, hai chất này không được thải ra ngoài nhiều mà phần lớn được hấp thu, lâu ngày sẽ gây sỏi thận. Hơn nữa, dưa muối chua tuy có vị chua nhưng cơ bản không chứa vitamin C, lại rất mặn nên ăn nhiều không tốt cho sức khỏe, dễ dẫn đến cao huyết áp.
Không ăn dưa muối chưa chín
Dưa muối còn xanh hay dân gian thường gọi là chưa chín thường chứa nhiều muối nitograt, dễ gây ngộ độc, làm tim mệt, thở dốc, tức ngực. Ngoài ra, hợp chất này khi tích tụ lâu trong cơ thể cũng dễ gây ung thư.
Không nêm bột ngọt
Thông thường, các loại vị món thực phẩm có tính chua hay kiềm thì không nên nêm bột ngọt khi nấu. Bởi trong môi trường kiềm, bột ngọt sẽ làm cho mùi món ăn giảm đi, còn trong môi trường axit hay nhiệt độ cao, bột ngọt dễ biến thành chất gây hại cho sức khỏe.
Theo VNE
[Chế biến] - Muối cải thảo kiểu người Hoa Thử học cách muối cải thảo của người Hoa xem hương vị có khác gì so với Việt Nam mình nhé! Nguyên liệu:1 cây cải thảo cỡ vừa, 6 lát gừng lớn 65g đường, 15g muối, 240ml giấm 480ml nước đun sôi để nguội, 1 củ cà rốt, 1 quả ớt chuông đỏ, 10 hạt tiêu đỏ Thực hiện: Bước 1: Rửa sạch...