[Chế biến] – Luộc bánh chưng bằng nồi áp suất bạn thử chưa?
Chỉ cần vài tiếng đồng hồ và chiếc nồi áp suất gia đình, bạn sẽ có ngay thành phẩm bánh chưng dẻo thơm, đón Tết thêm ý nghĩa cùng người thân rồi.
Trong xã hội hiện đại, khi mà phụ nữ cũng ra ngoài hoạt động sôi nổi như nam giới, họ càng nâng niu cuộc sống gia đình và chú trọng công việc nội trợ hơn. Những món ăn “trước giờ chỉ biết đi mua” cũng lần lượt xuất hiện ở bếp nhà. Thế bánh chưng thì sao nhỉ? Bếp củi, nửa ngày làm bánh và 8 tiếng nấu bánh thật quá xa xỉ. Vì thế chị em có thể tham khảo cách làm bánh chưng dưới đây để vừa có được những chiếc bánh ngon lại tiết kiệm được gian nhé!
Chuẩn bị:
- 600gr gạo nếp
- 50gr đỗ xanh cà vỏ
- 50gr thịt ba chỉ
- Gia vị, hành
- Lá chuối (bạn có thể thay thế bằng lá dong)
Cách làm:
I. CHUẨN BỊ NGUYÊN LIỆU
Bước 1: Gạo nếp, đỗ xanh vo sạch đem ngâm nước sôi 2 tiếng.
Video đang HOT
Bước 2: Trong thời gian chờ đợi ta chuẩn bị nhân, lá chuối, dây buộc và làm khuôn. Thịt ba chỉ rửa sạch, thái khúc to khoảng 2×7cm, ướp thịt với hạt nêm, nước mắm, mì chính và hành giã dập.
Bước 3: Lá chuối hơ qua trên lửa cho chuyển màu xanh tươi, lá sẽ có độ dai, khi gói không bị rách. Cắt dán bìa carton thành khuôn hình vuông 10×10cm. Dùng băng dính quấn vài vòng bên ngoài để tạo sự chắc chắn và không thấm nước.
Bước 4: Đổ gạo nếp, đỗ xanh ra rổ, cho ít hạt nêm và mì chính vào gạo nếp rồi cầm rổ xóc đều. Chia gạo nếp thành 4 phần bằng nhau (để gói 2 chiếc bánh chưng).
II. GÓI BÁNH
- Đặt 2 sợi dây bắt chéo nhau rồi đặt khuôn bên trên. Lót lá chuối vào đáy khuôn.
- Đổ 1 phần gạo nếp trắng vào khuôn, cho 1/2 đỗ xanh vào giữa, xếp thịt ba chỉ phủ kín đỗ xanh, cuối cùng cho 1 phần gạo nếp nữa vào, dùng tay nén chặt, gấp lá lại cho bánh vuông vắn rồi lấy khuôn ra và buộc dây.
- Hoàn thành khâu gói bánh chưng mini.
III. NẤU BÁNH
- Cho bánh vào nồi áp suất, dùng đũa chèn bên trên cho bánh không nổi trên mặt nước.
- Đun 1 tiếng rồi mở nồi, trở cho bánh nằm trên xuống dưới rồi đun thêm 1 tiếng là bánh chín.
- Lấy bánh ra, ép nhẹ cho nước chảy khỏi bánh chưng. Khi bánh nguội mới cắt thì lát bánh sẽ mịn đẹp. Với cách làm bánh chưng này, bánh vẫn ngon như kiểu luộc truyền thống.
Bánh chưng thơm ngon với nhân đỗ xanh, thịt mỡ…
Bánh chưng ăn kèm với dưa hành, dưa món hoặc một loại dưa góp nào đó đều ngon!
Chúc các bạn thành công với cách làm bánh chưng mini mềm, thơm đón Tết thêm sum vầy!
Theo Bếp Nàng Thơ
Khám phá
Cơm nắm - cơm niêu
Vốn chuộng sự tinh tế và đơn giản trong ẩm thực, từ xa xưa, người Việt đã cho ra đời món cơm nắm, cơm niêu bình dị nhưng ngon miệng.
Cơm nắm còn được gọi là cơm vắt hay cơm bới, là món ăn thường đồng hành với những người đi rừng hay đi làm đồng xa, những người lính trên đường hành quân... bởi sự giản tiện khi ăn, đặc biệt có thể để thời gian dài mà vẫn dẻo và không bị thiu. Bất cứ nơi nào, bất cứ lúc nào, hễ bụng đói là có ngay những nắm cơm thơm dẻo. Giản tiện là thế, nhưng để làm ra vắt cơm nắm rất cần sự khéo léo. Lam cơm nắm thường lấy gạo mới thu hoạch đê nấu mới thơm ngon và dẻo ngọt. Người ta phải canh nước, canh lửa sao cho cơm chín chỉ hơi nhão mà hạt gạo không nát. Nắm cơm cũng không dễ, phải nắm lúc cơm còn nóng, phải nhồi thật khéo, thật nhanh và thật mạnh để hạt cơm dính quyện với nhau thành một khối thật mịn. Người ta thường nắm cơm đơn giản bằng vải mỏng, nhưng để tạo hương vị tinh tế cho cơm nắm, có người thích nắm bằng mo cau.
Tùy theo từng vùng mà khi nắm cơm xong người ta thường gói cơm vào mo cau, lá sen, lá cọ, lá dong, lá chuối... để hương lá tự nhiên thấm vào trong cơm và để nắm cơm mềm dẻo. Thức ăn với cơm nắm thường là những loại thức ăn khô mặn, để tôn thêm vị ngọt ngào của cơm. Miền Bắc có món muối vừng, miền Nam có món kho quẹt chấm với cơm nắm. Cao cấp hơn, có thể ăn cơm nắm với giò chả, thịt ruốc (chà bông), cá kho khô, cá khô chiên, nhưng với nhiều người, ăn cơm nắm muối vừng hay cơm nắm kho quẹt tuy bình dị nhưng khó có món nào so sánh được.
CƠM NIÊU
Khác với cơm nắm, cơm niêu tuy cũng thuộc hàng dân dã nhưng "khó chịu" hơn. Gọi là cơm niêu do cơm được nấu trong cái niêu nhỏ bằng đất nung. Thật lạ kỳ, cơm nấu trong các loại nồi khác lại không thơm ngon như nồi đất. Để nấu được niêu cơm ngon, đầu tiên phải tìm cho được cái niêu vừa ý, nắp niêu phải kín, không vênh hay lệch. Gạo để nấu là loại gạo dẻo thơm như gạo Tám, gạo Nàng Hương, hạt gạo dẻo mà vẫn ráo va xốp. Như vậy vẫn chưa đủ, người nấu còn phải biết canh để hạt gạo nở vừa đủ nồi cho một người ăn, gạo nhiều quá cơm bị sống, canh nước để hạt cơm nở dẻo đều mà tơi xốp, canh lửa để cơm đủ chín mà không bị khét, đặc biệt cơm niêu phải nấu bằng than mới đúng điệu.
Nấu được niêu cơm ngon là cả một ky công, thưởng thức cơm niêu cũng cần có nghệ thuật. Cơm đã ngon, ăn với thức nào cũng ngon, nhưng cái tinh tế chính là thức ăn đi cùng với cơm phải bình dị, giản đơn, phù hợp với cơm niêu dân dã, khi ăn mới cảm nhận hết vị thơm mềm, ngon ngọt trong từng hạt cơm. Đó là một tô canh cua rau đay hay tô canh riêu, một nồi cá kho tộ và rau luộc hay một đĩa thịt luộc cắt mỏng kèm với cà pháo mắm tôm. Không phải sơn hào hải vị, chỉ chừng ấy thôi cũng đủ để bữa cơm niêu đem lại cảm giác ngon lành, tươi mới.
Ngày nay cơm nắm, cơm niêu được đưa vào danh sách các món ăn đặc sản trong nhà hàng, tuy được chăm chút nâng niu, nhưng với người khó tính hình như vẫn còn thiếu, có lẽ hương vị xưa đã dần mai một vì thiếu vắng hồn quê mộc mạc.
Theo PNO
Bò nướng củ nén Củ nén là thứ gia vị thân quen gần gũi ở các vùng cát trắng như Hội An, Điện Bàn, Thăng Bình (Quảng Nam)... Ở đây, hầu như nhà nào cũng trồng một vạt nén nơi góc vườn. Chuẩn bị làm món bò nướng thơm ngon - Ảnh: Thanh Ly Ngày còn ở quê, tôi lớn lên bên nội với nhiều món ăn...