[Chế biến] – Gỏi bò bóp thấu
Nguyên liệu:
500g thịt bò phi lê loại một, ba trái chuối chát, 200g khế xanh, một củ hành tây, một trái ớt sừng, 50g đậu phộng rang, ba trái chanh tươi, một muỗng xúp tỏi phi húng lủi, cần tây, ngò gai mỗi thứ một ít.Gia vị: muối, đường, nước mắm, bột ngọt.
Ảnh nhà hàng cung cấp
Video đang HOT
Thực hiện
Thịt bò làm sạch, xắt thật mỏng theo chiều ngang thớ thịt, ướp muối, đường, để thấm 10 phút. Sau đó, trụng bò nhanh trong nước sôi cho bò chín tái, vớt ra.
Chuối chát gọt vỏ, xắt lát xéo mỏng, ngâm trong nước có vắt chanh cho trắng. Khế gọt rìa, bỏ hạt, xắt lát mỏng. Hành tây bóc vỏ, xắt mỏng, ngâm giấm.
Húng lủi, cần tây, ngò gai rửa sạch, cắt nhỏ. Ớt sừng bỏ hạt, xắt sợi
Làm nước trộn: cho ba muỗng xúp đường, hai muỗng xúp nước mắm, ba muỗng xúp nước cốt chanh, một muỗng cà phê bột ngọt vào chảo, bắc lên bếp, nấu đến khi kẹo, sánh.
Vắt chuối, khế cho ráo nước, cho thịt bò vào trộn cùng hành tây, cho nước trộn vào, trộn thật đều và mạnh tay rồi cho húng lủi, cần tây, ngò gai vào. Cho gỏi ra đĩa, rắc đậu phộng rang, hành phi lên. Món này có thể ăn kèm bánh phồng tôm hoặc bánh đa, chấm nước mắm chua ngọt.
Lưu ý: Nếu muốn thịt thơm hơn, có thể xào thịt thay vì trụng. Còn nếu muốn ăn tái thì vắt chanh vào thịt và ủ kín khoảng 30 phút để chờ thịt “chín”.
Theo PNO
Thịt luộc cuộn rau "hò hẹn" mắm còng
Mắm còng là một trong những món ăn đặc sản của vùng Cần Giuộc, tỉnh Long An. Nghe tên đã lâu nhưng mãi đến lần về thăm một người bạn hồi tháng trước, tôi mới được thưởng thức. Đúng như mọi người nhận xét là ngon hết sẩy!
Mắm còng Cần Giuộc màu đen, sền sệt nên lúc mới nhìn vào nhiều người không dám ăn. Nhưng khi đã được nêm nếm thêm tí gia vị như đường, bột ngọt, một ít ớt xắt và nặn vài giọt chanh, khoáy lên cho đều thì mắm dậy mùi rất thu hút.
Người ăn dùng bánh tráng cuốn một ít rau sống như cải bèo, quế, dấp cá, khế chua, chuối chát... cùng những lát thịt heo luộc còn nóng rồi chấm với mắm còng thì khỏi chê vào đâu được.
Ngon không thể tả thịt luộc cuộn rau quệt mắm còng
Theo lời giới thiệu của người địa phương, mắm còng làm cũng rất công phu. Sau khi còng được bắt về phải mang rửa cho thật sạch. Sau đó, từng cái yếm, miệng còng đều được nặn hết đất rồi để cho thật ráo.
Tiếp theo, người ta mang đi giã nhuyễn, bỏ thêm chút muối và cơm nguội vào thì mắm mới ngon. Khi còng đã được giã nhuyễn sẽ được vắt cho nước cốt và thịt còng chảy ra.
Nước còng có màu đen đen, sền sệt với mùi hăng hăng được mang ra nắng phơi. Phơi khoảng 3 ngày nắng tốt là mắm đã chín. Trong lúc phơi, mắm cần được khuấy thường để chín đều. Còn vỏ còng sau khi vắt xong, nhiều người mang phơi khô rồi giã nhuyễn trộn lại vô mắm còng để giúp mắm đặc sánh hơn.
Có rất nhiều loại còng dùng làm mắm. Nhưng người ta hay chọn bắt còng Ta, còng Lửa và còng Quều vì còng Ta và còng Lửa cho hương thơm, còn còng Quều lại cho thịt nhiều nên sẽ giúp mắm sánh đặc.
Được bạn cho hũ mắm còng mang về, lâu lâu mẹ tôi lại mang ra làm món bánh tráng cuốn thịt luộc, ăn cùng canh chua bông so đũa, hoặc chỉ đơn thuần làm nước chấm với rau lang luộc nhưng cũng ngon không thể tả...
Theo VNE
[Chế biến] - Lẩu khế cá lóc Món ăn quen thuộc của người miền Bắc với vị chua chua của khế tươi trong nước lẩu ngọt và vị thơm thơm, ngọt tươi của cá lóc, ngon tuyệt! Nguyên liệu Cá lóc: 800gr Cà chua bi: 100gr Hành lá: 200gr Khế xanh: 200gr ½ củ cà rốt, bún tươi, ớt, tỏi, 1,5 lít nước dùng heo, nước mắm, hạt nêm Cách...