[Chế biến]-Gà nướng
Một mùa Noel mới lại tới, bạn đã nghĩ ra món gì để chiêu đãi cả nhà vào đêm Noel này chưa? Hãy thử tài với món Gà Nướng này nhé. Với món ăn sẽ làm không khí đêm Noel thêm ấm nồng đấy.
Nguyên liệu gồm có:
Gà công nghiệp
Nước tương: 4 muỗng canh
Mật ong: 4 muỗng canh
Bột quế: 1 muỗng cà phê
Nước cốt chanh: 1 muỗng cà phê
Muối: muỗng cà phê.
Video đang HOT
Hạt tiêu xay: muỗng cà phê
Bơ: 1 muỗng canh
Khoai tây: bạn nên chọn loại khoai tây bi để khi nướng khoai sẽ chín đều.
Hành củ
Vài lá hương thảo hoặc nguyệt quế tùy theo khẩu vị của gia đình bạn nhé.
Thực hiện:
Cho tất cả các nguyên liệu nước tương, mật ong, bột quế, nước cốt chanh, muối, tiêu xay, bơ vào khuấy tan đều. Nêm sao cho vừa ăn.
Gà làm sạch bỏ hết nội tạng, rửa lại với vỏ chanh và dội qua nước sôi cho da săn lại.
Nhét vài lá hương thảo, mấy củ hành vào bụng gà
Sau đó cho gà vào khay nướng, bạn nhớ lót giấy bạc ở bên dưới nhé. Dưới đều nước ướp lên mình gà ( bớt lại 1 ít). Cho khoai tây, củ hành xếp xung quanh gà. Bọc kín giấy bạc lại cho vào tủ lạnh để qua đêm cho thấm đều.
Cho gà vào lò nướng bật lò ở nhiệt độ 200 độ C nướng trong khoảng 1h30 phút.
Thỉnh thoảng mở ra thoa nước xốt còn lại lên mình gà.
Để thử xem gà đã chín chưa bạn dùng tăm tre chích nhẹ vào phần ức gà nếu thấy nước tiết ra màu trong suốt thì gà đã chín, còn nếu nước tiếc ra màu hồng thì gà chưa chín.
Bầy gà vào đĩa lớn, xung quanh là khoai tây, củ hành. Dưới nước xốt tiết ra lên trên mình gà và ăn nóng.
Chúc các bạn có một mùa giáng sinh an lành và ấm áp !
Theo PNO
Đôi đũa trong văn hóa ẩm thực Việt
Có những điều đơn giản nhưng hàm chứa thật nhiều ý nghĩa, có những thứ nhỏ nhoi lại ẩn trong mình giá trị văn hóa lớn, đôi đũa mộc mạc đã xuất hiện trên mâm cơm người Việt không biết từ bao giờ và trở thành nét đẹp truyền thống trong ẩm thực Việt.
Dân tộc ta ba miền đều mang trong mình những phong tục tập quán riêng, nét văn hoá mang bản sắc vùng miền. Âm sắc cũng còn chưa chuẩn cách nói, với cách phát âm nặng nhẹ, thế nhưng trên khắp đất nước người dân đều sử dụng đũa trên mâm cơm để gắp thức ăn, đây quả thực là sợi dây liên kết kỳ lạ. Lâu dần đôi đũa không còn chỉ là thói quen hàng ngày, mà nó đã trở thành vật dụng không thể thay thế được trong mâm cơm người Việt. Bởi no không chi đơn thuân la vât dung dung đê găp thưc ăn trong bưa cơm hang ngay ma con thê hiên net đep văn hoa va bản sắc tốt đẹp của người Việt ta.
Có ai thắc mắc rằng nếu như người Việt không sử dụng đôi đũa trên bàn ăn, thì chúng ta sẽ dùng cái gì? Cung se co ngươi vôi vang ma tra lơi răng, không dung đua thi dung thia, nhưng đê hiêu đươc thâu đao cũng cần nhìn lại và tìm hiểu về đăc trưng ẩm thực của người Việt. Rau, thịt, cá, cơm là món ăn chủ đạo trong bữa ăn của người Việt, ta không thể dùng dao hay dĩa hay thia lấy rau, thịt, cá để ăn.
Chất liệu làm nên đôi đũa cũng rất phong phú và đa dạng, từ chất liệu kim loại (vàng, bạc, nhôm....) thường được vua chúa, quan lại thời xưa sử dụng để phân biệt giai cấp, hay đến các loại chất liệu là nhựa, thiên nhiên (tre, trúc....). Những chiếc đũa bằng tre, trúc gắn liền với văn hóa ẩm thực của Việt Nam, với đời sống thường nhật của người Việt, cũng bởi một phần lý do biểu tượng của làng quê Việt chính là hình ảnh của cây tre, cây trúc.
Theo nhiều nhà văn hóa giải thích thì cách người châu Âu sử dụng dao, dĩa, là cách ăn bắt chước lại những loài vật ăn thịt sống dưới đất. Còn cách sử dụng đũa trên bàn ăn của người châu Á, trong đó có người Việt là học cách ăn của những loài chim. Việt Nam là đất nước nhiệt đới, là nơi thích hợp cho các loài chim sinh sống như sếu, vạc, cò.... Những loài chim này gắn bó với cuộc sống của người nông và đi vào trong những bài hát, những câu ca dao, đồng dao, trở thành hình tượng khắc trên trống đồng, biểu tượng của nền văn hóa cổ đại. Chính nhờ những mối liên hệ như thế, đôi đũa đã xuất hiện trên mầm cơm của người Việt và trở thành nét đẹp văn hóa mà người Việt vô cùng tự hào.
Đôi đũa nhỏ xinh, mộc mạc và giản dị đã đi vào văn hóa của người Việt từ thời xa xưa. Và nó cũng mang trong mình ý nghĩa khác nhau, những triết lý về đời sống con người từ lúc sinh ra cho đến khi trở về với đất mẹ, về mối quan hệ vợ chồng. Dù cho đời sống văn hóa ẩm thực ngày càng trở nên đa dạng với sự du nhập của các loại đồ ăn đến từ khắp nơi trên thế giới, nhưng người Việt chúng ta vẫn giữ gìn và tô đẹp hơn cho hình tượng đôi đũa trong mâm cơm gia đình, trong văn hóa ẩm thực của dân tộc.
Theo PNO
[Chế biến]-Làm mới món nộm rau muống Trước đây bạn chỉ nghe nói đến nộm rau muống, hôm nay bạn hãy cùng chúng tôi "làm mới" món ăn này với thịt bò nhé! Nguyên liệu Rau muống chẻ 150gr thịt bò Nước mắm, dầu ăn Tỏi, hành tây Đường, dấm, hạt tiêu. Ảnh:Vzone Cách làm Hành tây bóc vỏ, thái nhỏ. Tỏi băm nhuyễn Đun sôi nước, cho thêm ít...