[Chế biến] – Gà nấu đậu ngự
Gà nấu đậu ngự là món ăn ngon mang đậm hương vị miền Trung, đặc biệt là hương vị cung đình Huế. Hãy cùng bắt tay làm món ngon này để chiêu đãi gia đình nhé!
Nguyên liệu:
6 cái đùi gà; 300g đậu ngự tươi100g hành tây bi; 100g xốt cà chua hộp100g đậu bi Hà Lan; 50g hành tím1 trái dừa xiêm, ngò rí, muối, tiêu, đườngDầu ăn, bột năng, hạt nêm
Cách làm:
- Đậu ngự bóc vỏ, chần sơ với ít nước, giữ lại nước này để nấu.
- Đậu bi luộc chín, vớt ra ngâm vào nước lạnh. Hành tím băm nhỏ, vắt lấy nước.
- Đùi gà rửa sạch, ướp với 1M nước hành tím, 1m muối, 1m hạt nêm , 1/2m tiêu. Dùng tăm xăm cho thịt gà dễ thấm gia vị.
- Cà rốt gọt vỏ, tỉa hoa, cắt lát dày 3mm. Hành tây bi bóc vỏ, để nguyên củ.
Video đang HOT
- Đun nóng dầu, cho gà vào chiên sơ rồi cho xốt cà chua vào, để lửa nhỏ cho thấm gia vị. Thêm nước dừa, nước luộc đậu ngự và cà rốt vào nấu chín. Cho đậu bi, đậu ngự và hành tây vào, nêm 1/2m muối, 1m hạt nêm , 1m đường và 4M nước bột năng nấu cho nước sánh lại rồi tắt bếp.
- Múc gà ra tô, rắc tiêu và ngò rí lên trên, ăn kèm bánh mì và chấm muối tiêu chanh.
Mách nhỏ: Đậu ngự có mùi rất thơm nhưng khi chín dễ bị nát, nên chần qua trước khi nấu và sử dụng nước luộc để nấu sẽ ngon hơn. Nếu dùng đậu ngự khô phải ngâm nở trước khi nấu
Chúc các bạn ngon miệng!
Theo Lamsao
Rồng trên bàn tiệc
Nghệ nhân Tôn Nữ Hà, chủ nhân của nhà hàng Tịnh Gia Viên ở Huế nhiều năm qua đã bỏ công chế tác những món ăn cung đình thành hình rồng độc đáo.
Là con gái của một gia đình hoàng tộc, từ năm 10 tuổi bà Tôn Nữ Hà đã từng được theo hầu phu nhân các thượng thư Bộ Lễ, Bộ Lại học tập nấu ăn. Người thầy dạy cho bà nhiều nhất chính là phu nhân đốc phủ Tôn Nữ Hương An. Lớn lên bà theo học cán sự y tế chuyên ngành dinh dưỡng. Tay nghề truyền thống gia đình kết hợp với những kiến thức y khoa được học, bà trở thành một nghệ nhân ẩm thực nổi tiếng với những món ăn cung đình Huế. Ngoài giới thiệu những thực đơn Huế tại nhà hàng Tịnh Gia Viên, bà Hà còn thường xuyên được mời đi giảng dạy về kỹ thuật chế biến món ăn, giới thiệu văn hóa ẩm thực cung đình Huế tại nhiều nước trên thế giới như Iraq, Nga, Pháp, Ý, Bỉ...
Rồng củ cải trong món nem lụi Huế
Năm 2000 bà được một tập đoàn du lịch Tây Ban Nha mời làm giám khảo và trực tiếp chế biến món ăn truyền thống Huế tại Cuộc thi văn hóa ẩm thực lần thứ 21 của Tây Ban Nha. Với tài nghệ xuất sắc, bà được Trường ĐH Du lịch và nấu ăn châu Âu (tại Tây Ban Nha) và Viện Hàn lâm ẩm thực Tây Ban Nha tặng thưởng danh hiệu "Bậc thầy đầu bếp nghệ thuật". Cùng với việc giảng dạy, giới thiệu thực đơn truyền thống cho nhiều thế hệ học trò, các đầu bếp trong và ngoài nước, cũng như sự thành công trong kinh doanh ẩm thực, bà đã được tặng giải thưởng "Bàn tay vàng" (năm 2003) - một giải thưởng cao quý tặng cho nghệ nhân. Đặc biệt, bà rất thành công trong việc sáng tạo những món ăn cung đình trên chất liệu củ quả được cắt tỉa tạo hình kỳ công khéo léo, tinh tế và những món ăn chay rất Huế. Những món ăn được làm theo hình bình hoa tỉa để vua ngự thiện, trong đó món củ cải cắt tỉa hình cây mía đã đem lại 2 huy chương vàng tại Hội chợ ẩm thực quốc tế mùa thu Hà Nội năm 2003. Năm 2009 bà cũng vinh dự nhận được danh hiệu Bảng vàng doanh nghiệp văn hóa của UNESCO.
Đối với tôi, món ăn ngoài đáp ứng nhu cầu ngon miệng của thực khách, còn là tấm lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc.
Nghệ nhân Tôn Nữ Hà
Bà Hà cho biết, những món ăn được trình bày thành rồng, phụng, rùa, kỳ lân (tứ linh) không phải là sản phẩm do các đầu bếp thời nay bày đặt ra. Trong Khâm Định Đại Nam Hội Điển Sự Lệ (tập 14) của Quốc sử quán triều Nguyễn cũng đã từng chép rằng vào năm Minh Mạng thứ 9, trong mục lễ vật cúng Phật của triều đình đã có nói đến các loại bánh in (bột nếp) hình rồng, bánh hình rùa... Sau đó, đến thời Tự Đức nhà vua cũng đã yêu cầu các đầu bếp làm các món ăn hình rồng để dâng cúng tổ tiên.
Từ niềm đam mê chế tác các món ăn thành hình rồng, bà Hà đã sưu tập nhiều mẫu rồng từ rồng thời Lý đến thời Nguyễn với nhiều mẫu, sắc thái khác nhau. Các món tạo hình rồng được cắt tỉa từ cà rốt, bánh bột gạo, tôm, thịt gà... Các món ăn được chế tác thành hình rồng cũng đã theo bà đi trình diễn tại nhiều lễ hội ẩm thực ở nhiều nước trên thế giới.
Năm 2010, một đoàn làm phim Nhật Bản đã mời bà chế tác các món ăn từ bánh gạo, nếp thành hình rồng để quay phim quảng bá lúa gạo VN. Các món trình bày theo hình rồng của bà cũng đã từng được in sách ở Mỹ và ra DVD về món ăn Huế do Phương Nam Film sản xuất.
Bà Hà tâm sự: "Trong nghề nấu nướng, tôi đặc biệt tâm đắc với các món trình bày thành hình rồng. Đối với tôi, món ăn ngoài đáp ứng nhu cầu ngon miệng của thực khách, còn là tấm lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc. Rất nhiều vị khách nước ngoài khi thấy các món ăn được chế biến theo hình rồng của tôi đã bày tỏ lòng khâm phục đối với văn hóa VN".
Bà Hà trình bày tiệc các món rồng bên sông Hương
Gỏi ngó sen hình rồng lưng là chả chay, triều Nguyễn
Sen hóa rồng, gỏi thanh trà, ảnh ở dinh Bảo Đại- Đà Lạt. Rồng năm móng đạp mây
Rồng bằng chất liệu gạo nếp cung đình xưa
Rồng đuôi xoắn 5 móng, triều Nguyễn, vảy bằng tôm - Ảnh: Nhân vật cung cấp
Theo TNO