[Chế biến] – Cuốn gỏi cá Thăng Long
Nguyên liệu:
Một con cá lóc (800g), 200g bánh ướt (bánh phở cuốn), một ít đậu phộng rang, rau thì là, hành lá, rau thơm, ớt sừng đỏ. Nước mắm tỏi ớt dùng kèm.
Gia vị ướp cá: riềng, mẻ, mắm tôm, bột nghệ, bột gà, hạt nêm, bột ngọt, nước mắm.
Thực hiện:
Cá lóc làm sạch. Các loại gia vị ướp đem trộn đều, xát lên mình cá, để thấm nửa giờ.
Cho cá lên lò than hoặc lò nướng điện, nướng cho đến khi cá chín vàng hai mặt.
Thì là, hành lá, rau thơm nhặt, rửa sạch. Ớt sừng cắt sợi.
Trải bánh ướt ra đĩa, cho hành lá, rau thơm, một cọng ớt thái sợi vào, gỡ lấy thịt cá cho vào giữa cuộn lại.
Món này chấm kèm với nước mắm tỏi ớt, thêm đậu phộng rang giã nhỏ.
Video đang HOT
Theo PNO
Những hàng bánh cuốn, bánh ướt ngon ở Sài Gòn
Bánh cuốn xuất phát từ miền Bắc, bánh ướt là của người miền Trung nhưng cả hai loại bánh đó điều được người Sài Gòn ưa thích.
Có cùng nguyên liệu và cách chế biến, tuy nhiên, khi thưởng thức, bánh cuốn và bánh ướt lại mang đến cho người ăn những trải nghiệm khác nhau rất ngon miệng và thú vị.
Bánh cuốn
Đây là món ăn đơn giản nhưng rất tinh tế của người Bắc. Nguyên liệu cơ bản để làm bánh cuốn gồm bột gạo, thịt nạc, nấm hương, một nhĩ và một ít hành phi. Sau khi được làm chín trên nồi hấp, bánh được cuốn lại với nhân thịt, nấm hương, mộc nhĩ đã được xào chín. Người thợ làm bánh dùng thanh tre chia đều bánh thành từng phần vừa ăn.
Bên cạnh đó, nước chấm được pha chua cay đậm đà, vừa ăn và có màu vàng óng đẹp mắt. Ăn kèm với bánh cuốn không thể thiếu chả quế. Những lát chả quế được thái từng lát và cho lên trên, ngoài ra một số hàng bánh cuốn còn có thêm bánh tôm nóng giòn ăn kèm rất ngon miệng.
Những chiếc bánh cuốn nóng hổi được sắp lên đĩa, thêm một ít rau, hành phi, lát chả quế, miếng bánh tôm cùng một chén nước chấm là đã có một món ăn hấp dẫn cho bạn bữa sáng ngon miệng.
Địa chỉ những hàng bánh cuốn ngon ở Sài Gòn:
- Bánh cuốn Thiên Hương - 179A, đường 3/2, phường 11, quận 10.
- Bánh cuốn nóng 268 Bà Hạt, phường 4, quận 10.
- Bánh cuốn Hải Nam - 11A Cao Thắng, phường 2, quận 3.
- Bánh cuốn Hồng Hạnh - 17A Nguyễn Thị Minh Khai, phường Bến Nghé, quận 1.
- Bánh cuốn Tây Hồ - 127 Đinh Tiên Hoàng, phường Đa Kao, quận 1.
Bánh ướt
Bánh ướt là món ăn bình dị của người dân miền Trung, có thành phần tương tự như bánh cuốn miền Bắc, chỉ khác là không nhân được ăn kèm với chả, nem chua...
Nguyên liệu chính làm bánh ướt là bột gạo pha chung với một ít bột lọc theo tỷ lệ nhất định để khi tráng bánh mỏng nhưng không bị rách, bánh vừa mềm và hơi dai. Quá trình hấp bột sẽ tạo thành một màng mỏng gọi là bánh, thời gian hấp từ 1 đến 2 phút tùy độ dày của bánh.
Nguyên liệu ăn kèm bánh ướt rất phong phú và đa dạng, như: thịt nướng, thịt heo quay, lòng heo, tôm, nem... nhưng phổ biến và đơn giản hơn cả là ăn với chả lụa cùng một ít rau thơm, húng quế và giá và hành phi.
Ngoài ra, nước chấm cũng là một thành phần rất quan trọng quyết định đến hương vị của bánh ướt. Nước chấm thường được làm hơi ngọt và có vị chua, tùy theo từng vùng mà nước chấm được pha theo nhiều cách khác nhau. Nước chấm của người miền Trung thường ít chua và đậm hơn, trong khi miền Nam nước chấm được pha rất loãng nhưng vị chua ngọt thì rất hài hòa.
Địa chỉ những hàng bánh ướt ngon ở Sài Gòn:
- Bánh ướt 93 Nguyễn Cư Trình, phường Nguyễn Cư Trinh, quận 1.
- Bánh ướt Phú Kiệt - 513 Lạc Long Quân, phường 5, quận 11.
- Bánh ướt 7 Hiền - 12 Lý Thường Kiệt, phường 11, quận Tân Bình.
- Bánh ướt 21 Nguyễn Công Trứ, phường 1, quận 1.
- Bánh ướt Út Phương - 277C Phan Đình Phùng, phường 15, quận Phú Nhuận.
Huấn Phan
Theo ngôi sao
Nhậu côn trùng ở thủ đô Món sâu đã qua chế biến được nhiều thực khách sành ăn gọi. Có người còn thích ăn sâu "sống" to bằng ngón chân cái, đang bò. Họ chấm sâu vào bát nước mắm tỏi, ớt nguyên chất và khen "Ngon tuyệt cú mèo...". Nộm da trâu, thịt đà điểu nướng, cá sấu chiên xù... dường như không còn là "sơn hào hải...