[Chế biến] – Cuốn diếp Cố Đô
Chấm cuốn diếp quen thuộc vào chén nước sền sệt rực cam trước mặt, bỗng nghe vỡ òa một hương vị lạ lùng thật quyến rũ. Cái hương vị mê hoặc đó chỉ có thể là con tôm chua tinh tế của đất Huế đằm thắm dịu êm.
Nguyên liệu:
- Cải bẹ xanh lá to: 300 gr
- Bún tươi: 50 gr
- Tôm sú tươi: 300 gr
- Thịt ba chỉ: 100 gr
- Hành lá hoặc hẹ: một ít
- Rau thơm các loại: húng cây, húng quế, tía tô, húng lủi… (tùy sở thích): một ít
Video đang HOT
Nước chấm:
- Tôm chua Huế: 100 gr
- Rượu trắng: 2 muỗng cà phê
- Riềng: 30 gr
- Đường: 3 muỗng cà phê
- Nước ấm: 1 muỗng canh
Cách làm:
- Luộc chín thịt ba chỉ.
- Luộc chín tôm, bỏ đầu, lột vỏ, chừa lại phần đuôi.
- Rọc bỏ phần cọng ở giữa cải bẹ xanh. Trải phần lá xanh ra mâm, cho lên trên mỗi loại rau thơm 1 lá, vài cọng bún, một lát thịt luộc và một con tôm. Nhớ để lòi phần đuôi tôm ra ngoài cho đẹp.
- Cuốn lá cải lại. Dùng hẹ hoặc hành lá cột lại cho chắc.
Nước chấm:
Cho tôm chua và tất cả các loại gia vị vào máy xay sinh tố xay nhuyễn. Thêm vào một muỗng nước ấm (không dùng nước lạnh vì sẽ gây mùi tanh). Cho thêm ớt nếu thích vị cay.
Theo ihay
Cá linh tẩm bột chiên giòn đầu mùa nước nổi
Cá linh tươi cho vào bột trộn với lòng đỏ trứng chiên giòn rồi cuộn với rau sống chấm nước mắm chua ngọt, là món ăn đầu mùa nước nổi của người miền Tây Nam bộ.
Đây là loại cá nước ngọt, có nhiều ở miền Tây Nam bộ. Cá sinh sản vào mùa thu, bơi từng đàn lớn. Cá trưởng thành cũng chỉ to bằng ngón tay. Theo các lão nông vùng Đồng Tháp Mười, đầu mùa nước nổi là thời điểm cá cơm ngon nhất của năm, bởi cá chưa quá lớn nên xương chưa cứng, bụng cá lại có mỡ nên ăn rất béo.
Cách chế biến món ăn khá đơn giản, không mất nhiều thời gian. Khách đến ngồi uống xong ấm trà là chủ nhà đã có thể làm xong món cá linh để đãi.
Cá linh tẩm bột chiên giòn. Ảnh: Thiên Chương
Để làm món này phải chọn loại cá còn tươi. Cho tay vào rổ thấy cá còn cứng mình hoặc cá sống càng tốt. Cá đầu mùa nước còn non, mỗi con chỉ bằng nửa ngón tay út. Người kỹ tính có thể mổ bụng móc bỏ ruột cá, hoặc bình thường thì chỉ rửa thật sạch cá là được.
Bột tẩm là bột mì hoặc loại bột tẩm chiên có bán ở chợ. Món cá linh chế biến theo cách của người người miền Tây thường không tẩm bột khô. Để tăng vị béo của bột, các bà nội trợ thường cho thêm vào bột lòng đỏ trứng rồi tán đều. Cũng có thể xắt sợi củ khoai môn trộn cùng vào để có vị bùi bùi sau khi chiên. Sau khi pha trộn bột, cho cá linh đã rửa sạch vào trộn đều.
Cách chiên khá đơn giản: Bắc chảo lên bếp, vặn lửa vừa phải, cho dầu vào khi chảo nóng. Để bột nổi phồng nên cho dầu ăn nhiều. Khi dầu đã nóng, đặt cá linh tẩm bột vào cháo, sau đó ép dẹp cá ra thành mảnh to cỡ bàn tay. Cá đủ độ giòn (màu vàng thẫm) thì vớt ra đĩa có lót sẵn giấy hút thấm.
Món ăn này không thể thiếu rau và nước mắm. Người miền Tây Nam bộ thường cuốn cá với cải bẹ xanh, cải xà lách, rau tía tô, dấp cá, rau quế, húng cây. Nước mắm đâm cùng tỏi, ớt, chanh, đường và pha chua chua ngọt ngọt. Cá linh tẩm bột chiên giòn chỉ ăn với rau cho đến khi no bụng. Món ăn rất phù hợp cho những ngày mưa và cũng là một món mồi nhậu được đấng mày râu ưa thích.
Cá linh trước khi chế biến. Ảnh: Thiên Chương
Ngoài tẩm bột chiên giòn, trong mùa nước nổi, cá linh còn được nấu canh chua điên điển hoặc kho tiêu. Cá linh cuối mùa nước đã trưởng thành còn được làm mắm. Mắm cá linh vùng Đồng Tháp, Long An, An Giang vốn nổi tiếng. Tại Sài Gòn, vào khoảng tháng 8 âm lịch, thi thoảng cá linh sống vẫn được đưa từ miền Tây lên bán tại chợ với giá vài chục nghìn đồng một kg.
Tương truyền khi xưa vua Gia Long bôn tẩu vùng đầu nguồn sông Hậu, đàn cá bay trên mặt nước phóng vào thuyền, vua cho là điềm gở nên không đi theo hướng ấy và đã thoát nạn. Từ đó ông đặt tên cho loài cá này là "cá linh".
Thiên Chương
Theo VNE
Rau nêm trong ẩm thực Việt Nam Trong chế biến mon ăn, nhằm tăng thêm phân hâp dân, thơm ngon va tao mui vi đăc trưng, bên cạnh gia vị, người ta còn thường dùng các loại rau gia vị, từ dân gian gọi là rau nêm. Cây co Viêt Nam la nguôn tai nguyên vô gia. Ngoài lua, ngô, khoai, săn la nguôn lương thưc còn có hang ngan...