[Chế biến]- Cơm sum vầy
Nguyên liệu: 200g gạo tấm ngon, một miếng đậu hủ, 100g củ sắn, một cây hành boa rô. Hai muỗng xúp thính gạo, hai muỗng cà phê hạt nêm từ nấm, hai muỗng xúp dầu ăn, một chén nước mắm chua ngọt. Một ít dưa chua ăn kèm.
Ảnh: Hoàng Thụy
Thực hiện:
- Gạo tấm vo sạch, trộn chút muối trước khi nấu. Đậu hu chiên vàng, cắt sợi. Củ sắn gọt vỏ, rửa sạch, thái sợi. Hành boa rô cắt gốc, rửa sạch, băm riêng phần đầu hành và lá hành.
- Đun sôi một muỗng xúp dầu ăn, cho đầu hành boa rô vào phi thơm, cho củ sắn, đậu hủ vào xào, nêm hạt nêm cho vừa ăn, cho thính gạo vào đảo đều. Tắt bếp. Đun nóng một muỗng xúp dầu ăn, rưới vào chén đựng lá boa rô để làm mỡ hành.
- Múc cơm ra đĩa, cho củ sắn và đậu hủ lên trên, rưới mỡ hành sau cùng. Ăn kèm với nước mắm chua ngọt và dưa chua.
Video đang HOT
Hướng dẫn: Quý Danh, nhà hàng chay Sân Mây (252/43 Cao Thắng, Q.3, TP.HCM)
Theo PNO
Gánh bún riêu ốc nổi tiếng ở quận 1
Chỉ là quán lề đường nhưng tất cả các nguyên liệu từ ốc, tiết canh, đậu hũ, chả lụa đều thuộc dạng "hàng khủng", mang lại cho bạn một bữa no nê.
Tuy chỉ là một gánh hàng nhỏ bày bán từ khoảng 15h chiều hàng ngày trên vỉa hè Lê Thánh Tôn, góc gần ngã tư Lê Thánh Tôn và Nguyễn Trung Trực (Q.1) nhưng gánh bún riêu ốc này từ lâu được người sành ăn Sài Thành biết đến. Quán có thâm niên đến mức thỉnh thoảng đến ăn, bạn có thể bắt gặp các cô chú Việt kiều tìm đến vừa thưởng thức vừa ôn lại kỷ niệm của những ngày xa xưa. Và tuy nhỏ nhưng nơi này đông khách đến nỗi vào giờ cao điểm, mọi người phải xếp hàng chờ đến lượt, hay nếu đến trễ một chút (thường là sau 19h), khách sẽ phải ngậm ngùi quay về quán đã dọn.
"Gia tài" của quán cực đơn giản với một chiếc nồi nước dùng to đùng, vài bộ bàn ghế nhỏ đặt sát bức tường của ngôi nhà bên trong, nhưng hương thơm của món ăn, nhất là mùi riêu thì từ xa đã có thể nhận biết.
Thực đơn của quán chỉ đơn giản hai món là bún ốc và bún riêu ốc thập cẩm với mức giá tầm trung (28.000 - 32.000 đồng/tô). Nếu may mắn "săn" được chỗ ngồi, bạn cứ yên tâm sau khi gọi món sẽ có hai tô được bưng lên, một tô bún, một tô rau. Rau của quán không trụng vào nước nóng để "tái" như các quán khác mà sau khi cho rau vào tô, người bán chan hẳn nước dùng rồi dọn lên cho khách, nhờ thế cả tô rau cũng ngọt thơm mùi riêu cua.
Ấn tượng tiếp theo là phần bún ốc của quán. Chủ đạo là ốc nên trong tô đầy những con ốc bươu to tròn, được xào vàng ươm, béo ngậy, cho cảm giác giòn sừn sựt khi nhai. Đi kèm lượng ốc "khủng" là miếng tiết to gần bằng nắm tay người lớn và miếng đậu hũ to không kém. Điều đó mang đến cảm giác như người bán lười xắt nhỏ nên cứ thế "tương" nguyên miếng. Có điều, tuy to song tiết và đậu hũ đều có cảm giác đậm đà, béo ngọt vì được hầm với thời gian vừa phải. Nước dùng của món ốc tuy không hẳn là quá đặc sắc song đến lúc dừng đũa, bạn sẽ phát hiện tô của mình đã cạn sạch lúc nào không hay.
Ngoài những con ốc bươu vàng ươm...
Là miếng tiết luộc...
Đậu hũ chiên...
Và chả lụa "khủng".
Tô rau thơm nức, đậm đà.
Nếu đã no bụng với món bún, một món giải khát gần đó bạn không nên bỏ qua là ly sữa đậu nành được cô bán hang giới thiệu do nhà nấu. Vị thơm, béo của món sữa vừa giúp bạn giải khát vừa "thanh lọc" mùi đặc trưng của món ăn vốn không ít mùi này.
Địa chỉ: Hàng bún riêu ốc nằm trên lề đường Lê Thánh Tôn, khúc gần ngã tư Lê Thánh Tôn - Nguyễn Trung Trực, Q.1, TP. HCM.
Huỳnh Hằng
Theo Bưu Điện Việt Nam
Đậu hũ xốt kiểu mới ăn không bị ngán Món đậu hũ ăn không bao giờ sợ ngán nên bạn cứ "thả phanh" nhé. 1. Thành phần (2 người ăn) - Miếng đậu hũ - 30g bí ngô chưa chín - 3 lát bánh cá Kamaboko - 1 lượng tôm, bỏ vỏ Nước xốt: - 3 muỗng canh nước - muỗng cà phê đường nâu - muỗng cà phê dầu mè -...