[Chế biến] – Chè khoai môn mát ngọt bùi ngon miệng
Chè khoai môn dẻo, bùi thơm ngon là món ăn vặt hấp dẫn trong mùa hè.
Nguyên liệu gồm có:
500gr khoai môn.
50gr bột báng.
150gr nước cốt dừa.
2 thìa canh bột sắn dây.
Đường nêm theo khẩu vị.
Cách làm:
Bột báng rửa qua dưới vòi nước. Ngâm trong nước lạnh khoảng 30 phút đến 1 tiếng.
Khoai môn rửa sạch, cắt miếng vuông tầm 1,5 cm x 1,5cm.
Cho khoai môn vào nồi nấu. Bạn lưu ý, nên cho từ khi nước còn lạnh
Video đang HOT
Trong quá trình nấu, có bọt, bạn nhớ vớt bỏ nhé! Khi nước sôi bạn giảm lửa, đậy vung cho khoai mau mềm.
Cho bột báng vào luộc với nước lạnh. Khi nước sôi, bạn thêm nước lạnh 1 lần để bột báng được chín đều mà không bị nát.
Khi bột báng chín bạn vớt ra thả vào âu nước lạnh cho khỏi dính.
Khi khoai đã chín mềm, bạn tránh đảo để miếng khoai khỏi nát. Nêm đường theo khẩu vị (bạn có thể nêm ngọt hơn thông thường để khi cho nước cốt dừa và bột báng vào thì chè nhạt là vừa).
Bột sắn dây hòa với nước cho tan hoàn toàn rồi rót từ từ vào nồi, khuấy đều để chè có độ sánh .
Cuối cùng thêm nước cốt dừa và bột báng vào khuấy đều.
Lấy chè ra bát, ăn nóng hay lạnh tùy ý.
Chè khoai môn dẻo, bùi thơm ngon là món ăn vặt hấp dẫn trong mùa hè. Chè nhà mình thường được nấu theo vị ngọt mát rồi để nguội và thưởng thức. Với nguyên liệu dễ kiếm và cách làm khá đơn giản, bạn hãy thử làm món này cho cả nhà thưởng thức nhé!
Theo VNE
Những món chè Huế ngon tuyệt vời
Ở Huế có tới mấy chục loại chè sang trọng, đài các có, bình dân có. Mỗi loại chè có một hương vị đặc biệt riêng. Người Huế khéo tay, ăn uống cầu kỳ, tinh tế nên chế biến được nhiều thứ chè lạ, ngon và bổ.
Có những loại chè thanh cao mà cầu kỳ như chè hạt sen, chè nhãn bọc hạt sen, chè hạt lựu, chè thịt quay, chè môn sáp vàng, chè bông cau... Một số chè bình dân như: chè bắp, chè trôi nước, chè kê, chè khoai sọ, chè đậu ván, chè bột lọc, chè đậu xanh, chè đậu đỏ, chè thập cẩm, chè khoai môn, chè khoai mài, chè hột é....
Chè ngô Cồn Hến: Nói đến chè Huế không thể không nói đến chè bắp bởi đây là món chè đặc trưng của người Huế. Người Huế nấu chè bắp thì phải lấy bắp non hay còn gọi là bắp sữa ở Cồn Hến mới ngon, khi nấu đem nạo bắp cho tơi nhỏ kết hợp với bột lọc và đường trắng cho đến khi đặc lại, chè sẽ thơm lừng mùi bắp rất dân dã.
Chè bột lọc thịt quay: Chè bột lọc có hình thức viên tròn nhỏ, làm bằng bột năng, khi luộc chín, viên bột từ màu trắng đục thành màu trắng trong, ăn với nước đường và đây là món chè luôn được ăn nguội hay nóng ấm chứ không bao giờ ăn lạnh.
Chè bột lọc thịt quay được chế biến từ những miếng thịt heo quay, cắt vuông bằng quân súc sắc nhỏ (có cả bì lợn, cả thịt) bọc ngoài là màng bột nếp, rồi cho vào nước đường đun thành chè. Chè này có lẫn cả vị ngọt và mặn nên ăn không ngấy.
Chè hạt sen và chè nhãn bọc hột sen: là loại chè thanh cao, được chế biến từ hột sen hồ Tịnh Tâm.
Chè sen nấu theo kiểu Huế được đem hấp chín, sau đó nấu chung với nước đường cát trắng hay đường phèn trong vắt cho đến khi sôi nhẹ. Vị ngọt của đường đủ thấm vào hột sen là bắc ra ngoài bếp. Để được nồi chè ngon, người nấu phải túc trực canh chừng để lửa cháy vừa phải, tay khuấy, trộn thật nhẹ nhàng, thời gian cũng chỉ vừa đủ để hạt sen "không già, không non". Nấu già, hột sen sẽ mất hương thơm tự nhiên. Nấu non, hương sen sẽ không tỏa ngát.
Chè khoai tía: món này rất nhiều vị khách ưa thích vì màu sắc và hương vị đăng trược. Chè được nấu từ khoai môn tím, rồi nấu chung với nước dừa và để nhỏ lửa đến khi vừa sánh là được. Thêm đường sao cho vừa nhưng không để mất đi mùi thơm của nước dừa. Chè có vị thơm và ngọt thanh.
Chè đậu ngự, đậu ván, đậu quyên: cũng là những loại có xuất xứ lâu đời ở Huế. Chè được nấu mềm nhưng vẫn giữ được nguyên hạt đậu. Chè dẻo thêm đậu phụng rang giã nhỏ và nước dừa. Nước cốt dừa cho vào sau làm tăng vị béo cho ly chè, đậu phụng rang phảng phất hương vị thơm.
Chè thập cẩm: tổng hợp của nhiều loại chè như chè đậu xanh dừa, chè đậu đỏ, chè bột lọc... Mỗi thứ múc một tý cho vào ly, thêm nước đá, thêm tý cốt dừa.
Theo vietbao
[Chế biến] - Sò huyết nướng hành mỡ thơm nức mũi Sò huyết nướng thơm nức với hành lá, thêm chút đậu phộng ăn bùi bùi, xen lẫn với thịt sò huyết rất ngọt! Nguyên liệu: 400gr sò huyết Hành lá, muối, nước mắm Dầu ăn hoặc mỡ nước Đậu phộng (lạc) Tương ớt. Cách làm: Sò huyết rửa sạch, ngâm vào thố nước lạnh có pha chút muối để sò ra hết cát...