[Chế biến] – Charlotte dâu tây sữa chua
Món bánh này là một biến thể, thay vì dùng bánh sampa chúng ta sẽ dùng cốt bánh sponge đê làm cho bánh mềm hơn.
Thành phần nguyên liêu gôm có:
Vỏ bánh:
250gr bột mì
7gr bột nở baking powder
125gr đường
125gr bơ
2 trứng
1 vỏ quả chanh bào
4-5 muỗng canh sữa
Nhân:
250gr ricotta
250gr sữa chua không đường
50gr đường bột
250gr dâu tây
Lá bạc hà, quả dâu tây thái lát để trang trí
Bước 1:
Bật lò nướng ở nhiêt đô 1800°C. Rây bột mì và bột nở vào một tô.
Bước 2:
Trộn đường với bơ vào tô khác, dùng máy đánh trứng đánh cho hỗn hợp mịn. Tiếp tục cho từng quả trứng vào đánh đều. Sau đó cho bột mì, vỏ chanh vàng vào dùng phới trộn đều.
Video đang HOT
Cuối cùng cho sữa tươi vào trộn nhẹ nhàng đê hỗn hợp trở nên đồng nhất.
Bước 3:
Đổ bột vào khuôn plumcake (25cmx11cm) đã lót sẵn giấy nến. Nướng bánh trong vòng 40 phút, dùng tăm châm vào bánh rút ra nếu tăm khô tức là bánh đã chín. Tắt lò, đợi chừng 15 phút thì mang bánh ra khỏi lò, đặt lên rãnh cho nguội.
Bước 4:
Đợi bánh nguội hoàn toàn, cắt thành từng lát dày chừng 1,5cm. Trộn đều sữa chua, ricotta và đường bột. Dâu tây rửa sạch, thái miếng mỏng, nhẹ nhàng trộn với kem.
Bước 5:
Xếp phần cốt bánh xuống đáy và xung quanh khuôn, múc phần kem vào nửa khuôn, tiếp tục xếp một lớp bánh lên trên kem. Sau đó múc nốt phần kem dâu còn lại vào. Cuối cùng là một lớp bánh. Bạn không cần phải quá lo lắng nếu phần vỏ bánh bị vỡ, bởi vì phần kem ở trong khuôn đã làm cho bánh đứng và không bị nát.
Đặt bánh vào tủ lạnh, đậy một chiếc đĩa hoặc đáy bánh vừa với mặt khuôn lên trên. Ấn chặt. Thời gian đê bánh trong tủ lạnh ít nhất là 8 giờ hoặc qua 1 đêm. Sau thời gian để lạnh, nhẹ úp khuôn bánh xuống một đĩa phẳng. Trang trí bằng dâu tây thái lát và lá bạc hà. Bánh có thể dùng trong vòng 3 ngày.
Bạn có thể dùng cách trang trí của bánh kem sinh nhật:
Hay dùng các hình dạng cốt bánh khác và nhiều loại hoa quả khác nhau để trang trí bánh:
Món bánh truyền thống được bao bọc bên ngoài một lớp bánh sampa đã nhúng qua siro hoa quả và chứa đầy kem bên trong kèm theo các loại quả tươi. Nó được đặt trong một chiếc khuôn tròn và hơi xòe ra phần miệng khuôn. Món bánh này là một biến thể, thay vì dùng bánh sampa chúng ta sẽ dùng cốt bánh sponge đê làm cho bánh mềm hơn. Bánh có khuôn riêng biệt nhưng bạn có thể dùng khuôn tròn, vuông hoặc đơn giản là một chiếc bát ô tô. Khi làm, bạn lót một lớp màng bọc thực phẩm để dễ dàng lấy bánh ra.
Chúc bạn thành công và hài lòng với món bánh này!
Theo PNO
Phân biệt và sử dụng bột nở, muối nở, men nở
Nhiều người mới học làm bánh thường gặp khó khăn khi cần phân biệt 3 loại nguyên liệu này. Nếu bạn cũng gặp khó khăn tương tự, hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé!
1. Bột nở - Baking Powder
Bột nở là một hỗn hợp khô gồm có Bicarbonate Soda, một lượng nhỏ tinh bột để giữ cho các thành phần khác khô ráo và một hoặc vài chất axit để tạo ra lượng khí Carbon Dioxide cho các sản phẩm men khi nướng. Hầu như các loại bột nở được sử dụng ngày nay là bột nở tác động kép, nghĩa là 1 loại axit phản ứng ở nhiệt độ phòng khi chất lỏng được thêm vào và 1 loại axit khác phản ứng khi được làm nóng.
Bột nở sẽ giảm chất lượng theo thời gian chính vì thế nó cần được giữ trong túi hoặc hộp kín ở nơi khô ráo, thoáng mát. Để kiểm tra xem bột nở còn tốt hay không, bạn khuấy ½ muông cà phê bột nở với khoảng 50ml nước nóng, nếu thấy sủi bọt và có tiếng xèo xèo là bột vẫn còn tốt.
Khi làm bánh, nhiều người cho rằng tăng lượng bột nở sẽ làm tăng độ nở của bánh. Điều này là hoàn toàn sai lầm. Việc sử dụng quá nhiều bột nở sẽ cho ra bánh thành phẩm bở và không mịn, cộng thêm mùi rất khó chịu. Ngược lại nếu sử dụng không đủ lượng bột nở, món bánh sẽ không nở hết và kém xốp.
Nếu bạn tăng trứng trong một công thức nên giảm ½ muỗng cà phê bột nở cho mỗi quả trứng thêm vào và ngược lại.
2. Muối nở - Baking Soda
Còn được gọi là Bicarbonat of Soda, muối nở được dùng trong các công thức làm bánh để giúp bánh xốp hơn và khi nấu ăn người ta dùng muối nở với một lượng rất thấp để các món hầm nhanh nhừ hơn. Baking soda còn là một chất khử mùi rất hiệu quả. Để mở nắp một lọ muối nở trong tủ lạnh, nó sẽ hấp thụ hết các mùi trong tủ lạnh. Hòa tan muối nở với nước ấm, bạn có dung dịch làm sạch bên trong tủ lạnh vô cùng hiệu quả. Nó cũng có thể được sử dụng như một loại kem đánh răng khẩn cấp.
Trong một số cuốn sách nấu ăn cũ, bạn có thể thấy hướng dẫn thêm muối nở vào nước dùng hay nước luộc rau để giữ màu sắc đẹp mắt cho các loại rau củ. Tuy nhiên điều này là hoàn toàn không nên bởi muối nở sẽ phá hủy vitamin và gây vị đắng. Muốn giữ màu và vitamin trong rau củ, tốt nhất bạn nên thêm một chút muối thường vào nước luộc và luộc/nấu với lửa to.
3. Men nở - Yeast
Được dùng chủ yếu khi làm bánh mỳ men nở cho tác dụng nở qua quá trình ủ và tùy từng loại bánh mà thời gian ủ sẽ khác nhau. Khi dùng men nở, bạn lưu ý không để men tiếp xúc trực tiếp với muối. Bạn nên trộn muối với bột mì và pha men nở với nước ấm để men sống, sau đó mới trộn nước men vào bột.
Giữ men nở ở nơi khô ráo, thoáng mát như trong tủ bếp hoặc tủ lạnh. Tiếp xúc với không khí, hơi nóng hoặc độ ẩm sẽ làm giảm hoạt động của men. Sau khi mở hộp, bạn cất men trong túi kín, sử dụng trong vòng 3 - 4 tháng.
Theo PNO
[Chế biến]- Bánh tiêu Món bánh này rất dễ làm nhưng vô cùng hấp dẫn đối với cả trẻ nhỏ và người lớn. Nguyên liệu (làm cho 8 bánh) 390g bột mỳ 210ml nước ấm 5g men 50-70g đường 15ml dầu ăn 5g muối 5g bột nở 1 chút vani Vừng rang Dầu ăn Cách làm: Bước 1: Cho nước ấm, men, đường vào khay làm bánh....