[Chế biến] – Cháo yến mạch lạnh với hoa quả khô (Bircher muesli)
Đây là món ăn sáng truyền thống của các nước Tây Âu: yến mạch ngâm với nước hoa quả cùng các loại quả khô. Món này hợp với những ngày hè oi bức. Bạn nên bắt đầu thực hiện món này một ngày trước khi ăn.
Nguyên liệu (cho 4 phần ăn):
250g yến mạch (loại rolled oats)
50g nho khô
6 quả mơ hay chà là khô
400ml nước cam
200ml nước lạnh để nguội
1 quả táo Tây, để cả vỏ, rửa sạch hạnh nhân khô, rang chín, thái lát
100ml sữa tươi hoặc sữa chua có đường
4 thìa súp mật ong
Video đang HOT
Cách làm:
Trộn lẫn yến mạch với các loại quả khô, nước cam và nước lọc để nguội. Bọc kín, cho vào tủ lạnh để qua đêm để yến mạch mềm ra.
Sáng hôm sau, lấy yến mạch ra, chia vào bốn bát nhỏ. (Hỗn hợp sẽ đặc lại, do yến mạch nở sau khi ngâm).
Táo rửa sạch, cắt chỉ nhỏ. Cho táo, sữa tươi, hạnh nhân rang và mật ong vào tô yến mạch. Trộn đều và ăn ngay.
&bull Bạn có thể thay nước cam bằng nước táo hay nước mơ ép. Các loại quả khô cũng có thể được thay đổi theo ý thích.
Theo vietbao
Hạt dổi - Gia vị của núi rừng người dân tộc Mường
Hạt dổi - loại gia vị không thể thiếu trong các món ăn của người dân tộc Mường
Bất cứ ai có dịp lên Tây Bắc và thưởng thức những món ăn của người Thái chắc hẳn sẽ không bao giờ quên loại gia vị lạ, thơm thơm, ngai ngái mùi núi rừng của hạt dổi.
Người dân tộc vùng cao Tây Bắc ai cũng có những cảm nhận gần gũi về cây dổi. Cây dổi trồng 7 năm mới bắt đầu được thu hoạch quả. Loại cây rất hợp với đất Mường nên cứ trồng là sống tốt, đơm hoa kết trái.
Mùi hạt dổi rất thơm, hăng nhẹ, rất đặc trưng, không giống với bất cứ thứ gia vị nào. Hạt dổi được người dân tộc Mường - Hòa Bình dùng để ngâm ớt, ngâm măng, ngâm các loại củ quả muối. Ngày xưa món ớt giấm măng chua với hạt dổi là món ngon được đem tiến vua.
Cây lặng lẽ chắn gió bão, mưa dông cho từng ngôi nhà, làng bản: loại cây vừa cho bóng mát, cho hạt thơm để làm gia vị chế biến các món ăn, lại còn vị thuốc quý và là cây có hiệu quả kinh tế, là mặt hàng làm giàu cho rất nhiều hộ nông dân nơi đây.
Có hai loại hạt dổi: một loại cho vị hắc không thơm và loại không hắc, dậy mùi thơm. Hạt dổi tươi có màu đỏ, đem phơi thì săn lại đổi thành màu đen sậm. Cứ 3kg hạt dổi tươi phơi được 1kg hạt dổi khô. Những quả của cây ít tuổi thường hắc và thiếu vị thơm.
Những cây dổi trên hàng chục năm mới thật sự quý hiếm. Hạt của nó quý đến nỗi người dân phải căng bạt dưới gốc cây để thu hoạch, không bỏ sót quả nào. Khi trồng, người Mường thường ví cây dổi như của gia bảo để đời con, đời cháu được hưởng. Và những người dân vùng cao cũng coi nó là loại cây lành, cây quý của đất Mường.
Hạt dổi - loại gia vị không thể thiếu trong các món ăn của người dân tộc Mường
Người dân tộc Mường (Hòa Bình) thường lấy hạt dổi làm gia vị để chấm ăn cùng thịt lợn nướng, thịt luộc hoặc làm gia vị tẩm ướp. Khi chế biến, hạt dổi sẽ được nướng trên than lửa cho thơm, sau đó đem giã nhỏ như hạt tiêu vì thế hạt dổi cũng được coi như hạt tiêu rừng Tây Bắc.
Hạt dổi có đặc điểm là khi đã rang hoặc nướng chín không để được lâu như hạt tiêu nên khi dùng mới đem nướng để giữ được mùi thơm. Hạt dổi cho mùi thơm ngậy đặc trưng nên nhiều người vẫn nói "khéo bị nghiện hạt dổi", không thể thiếu nó trong mỗi bữa cơm. Nhiều món ăn Tây Bắc như thịt gác bếp, thịt lợn rừng, thịt nướng, tiết canh... nhờ có hương vị hạt dổi mà thêm phần hấp dẫn.
Hạt dổi cũng là gia vị không thể thiếu để tẩm ướp thịt lợn rừng và các món nướng như gà nướng, thịt ba chỉ nướng, sườn nướng. Thông thường hạt dổi được giã nhỏ trộn với muối chanh, ớt thành một thứ nước chấm cay cay, chua chua, thơm ngậy, dùng để chấm thịt gà, thịt luộc thì không một thứ nước chấm nào có thể sánh được hay đơn giản nhất, chấm xôi trắng với muối rang hạt dổi thôi cũng đã đủ thơm ngon.
Hạt dổi cũng rất thích hợp với các món ăn được chế biến từ măng chua, nổi tiếng như thịt gà nấu măng chua với hạt dổi. Nếu bát tiết canh được rắc thêm một ít hạt dổi thì hương vị càng thêm đậm đà, tiết sẽ đông giòn hơn.
Vừa gần gũi và mang lại hiệu quả kinh tế cao, có thể nói hạt dổi là loại gia vị độc đáo mà núi rừng Tây Bắc đã ban tặng cho người dân nơi đây.
Trên thị trường hạt dổi được bán với mức giá khá cao, từ 50.000-100.000 đồng/gam. Hạt dổi không chỉ dùng làm gia vị mà còn là vị thuốc quý chữa đau bụng. Người miền xuôi thường ngâm hạt dổi với rượu làm thuốc xoa bóp trị các chứng bong gân, sai khớp. Để bảo quản hạt dổi được lâu có thể đem rang, giã dập rồi đem ngâm ngập trong nước mắm.
Theo vietbao
[Chế biến] - Bánh tôm khoai lang chấm nước mắm chua ngọt. Nguyên liệu: 200g bột mì, 400g bột gạo, năm quả trứng gà, nửa lít nước lọc, 200g tôm nhỏ, một củ khoai lang, dầu ăn, cà rốt, đu đủ kim chi, rau sống các loại dùng kèm. Gia vị: tiêu, hạt nêm, muối. Cách làm: Trộn đều bột mì, bột gạo, trứng gà và gia vị với nước, để bột ủ trong một...