[Chế biến] – Cháo sò điệp thịt băm
Chỉ cần vài phút và chút nguyên liệu dễ tìm là bạn có thể tự chế cho mình bát cháo ngon vào sáng sớm rồi. Cùng thử làm nhé!
1. Nguyên liệu
- 250g thịt heo băm
- 1,5 tách gạo
- 12 chén nước
- 2 muỗng canh tôm khô
- 10 con sò điệp khô
- 2 muỗng canh cá cơm khô
- 1-2 muỗng cà phê nước tương
Video đang HOT
- Hành tây xắt nhỏ
- Hẹ tây chiên khô
Gia vị:
- 1,5 muỗng cà phê nước xốt đậu nành
- 1 muỗng cà phê tinh bột ngô
- 1 muỗng cà phê dầu mè
- Hạt tiêu
2. Cách làm
Cho gạo, sò điệp khô, nước vào nồi sâu, đun sôi.
Không đậy nắp và giảm nhiệt xuống thấp. Khuấy đều tận đáy nồi để tránh bị cháy.
Đun nhỏ lửa khoảng 20 phút cho gạo nhừ thành cháo, có thể bổ sung thêm nước nóng nếu cần thiết.
Hỗn hợp nhân băm nhỏ, cho thêm gia vị để ướp khoảng 10 phút, sau đó, viên thịt băm thành hình quả bóng nhỏ.
Khi cháo chín, cho thịt viên vào cháo, tăng nhiệt và nấu trong vòng 3-6 phút. Cho nước tương vào cháo, đảo nhanh tay và múc ra bát, trang trí bằng hành khô và hẹ tây.
Chúc các bạn thành công và ngon miệng!
Theo PNO
Cháo chạch râu - kẻ hừng hực, người tặc lưỡi!
Giao mùa, oi bức đến khờ người. Thế mà, không ít quý ông vẫn hăng hái sưu tầm món bổ dương đích thực. Thưởng cháo chạch bùn, là gợi ý không tệ.
Giao mùa, húp cháo chạch thật đã!
Ăn cháo lâu "mòn răng", một đàn anh sành ẩm thực đưa ra lý do mê súp Việt của mình. Đồng thời, nguồn dinh dưỡng từ cháo giúp cơ thể nhanh hấp thu hơn xôi, cơm... Nói cháo dễ nấu cũng được hay khó ngon đều có lý. Bởi phụ thuộc vào "gu" riêng từng người: đặc hoặc lỏng, nóng hay nguội...
Thế nên, thử đưa ra ý tưởng mới: "tác hợp" chạch sụn với khoai môn cau trong nồi cháo gạo thơm nóng, dạng lỏng. Loại khoai này này rất dẻo và không thiếu dư vị béo bùi. Xay nhuyễn một nửa lượng khoai định nấu hòa cùng cháo, nhằm tạo làn hương đặc biệt cùng vị béo thanh tổng hợp từ nước hầm xương với ít mỡ cá thoát ra... Tất nhiên, không thể thiếu hành, tiêu và dĩa rau đắng non mượt.
Vừa thổi vừa húp, không bổ bề ngang cũng bổ chiều dọc. Dù là hàng nuôi, nhưng thịt cá vẫn chắc dẻo, ngọt ngào quên thôi. Khoái nhất là nhai cọng xương sụn giòn sần sật. Riêng túi mật, thon gọn gấp đôi que tăm - đắng mạnh hơn mật cá bống kèo, và chất chứa hậu ngọt thanh thanh. Nhờ vậy, càng kích thích khẩu vị - thêm chén nữa.
Nhúm rau đắng biển giòn mát, lát khoai môn bùi bùi lại bổ trợ cho nhau. Lỡ trớn, có người hít hà vì cắn ngay xác tiêu bé tí, mà cay hỗn tổ cha.
Khoai môn tôn duyên chạch râu
Trở lại chuyện cháo chạch sung cỡ nào? - Rất khó nói! Đành rằng nhiều tài liệu đông y cho rằng, giống "nhân sâm nước" này giúp tráng dương, đẹp da... Song lương y Đinh Công Bảy phân tích rằng, chính yếu là do tâm lý và niềm tin của người dùng. Ví dụ, trong tuần trăng mật, mới nghe tên cháo chạch thôi, đôi uyên ương đã đắm đuối - gầy thêm hiệp phụ. Cũng tô "cháo tình" nóng bỏng ấy, trong dạ tiệc hấp hôn lần thứ 30, nhân vật chính lại tặc lưỡi thở dài. Thật tệ!
Càng hữu lý. Song lúc này, giá chạch sung đang rớt giá thảm hại: 150.000kg giá sỉ, 168.000 đồng/kg, bán lẻ. Người nuôi còn rối hơn canh hẹ: 70.000 - 80.000 đồng/kg, tại ao, phía Nam, vẫn thiếu người mua. Ngặt nỗi cá quá lứa, xương sẽ cứng ngắt, lại đội thêm chi phí - lỗ "thấu xương". Một số người còn mong chờ, mức giá này sớm ngang tiền cá bống kèo, để dễ ăn hơn.
Do vậy, nếu được, hãy tranh thủ húp cháo chạch quên... cạo râu, trước khi định làm từ thiện!
Theo TNO
Hai món cháo ngon ấm lòng ngày đông Cháo sườn mềm ngọt hay cháo gà hạt sen thơm béo là hai món ăn ấm lòng trong ngày đông mà bạn có thể chuẩn bị cho các thành viên trong gia đình. 1. Cháo sườn non rau củ Nguyên liệu: - 300 g sườn non, 1/2 kg xương ống. - 1 chén rau củ thập cẩm (có bán tại các siêu thị),...